- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Một số điểm mới trong Quy định về xét tuyển kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 thí sinh cần đặc biệt lưu ý.
Thí sinh cần lưu ý
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, bắt đầu từ ngày 20/8, các trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30/10/2013.
Các thí sinh có thể cập nhật các thông tin về xét tuyển trên website của trường vì theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, trường phải công bố công khai các thông tin liên quan đến điều kiện xét tuyển; thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố kết quả xét tuyển trên trang thông tin điện tử cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chuyển thông tin này về Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) để đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ.
Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKDT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKDT. Lệ phí ĐKDT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.
Một điểm mới khác, năm nay, thí sinh được nhận 3 giấy chứng nhận kết quả thi nếu không trúng tuyển vào trường dự thi nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm không). Thí sinh sử dụng giấy này để ĐKXT vào các trường ĐH, CĐ hoặc TCCN.
Ngoài phiếu báo điểm các trường đã cung cấp cho thí sinh, thí sinh có thể dùng bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi (nếu chưa trúng tuyển vào ĐH hoặc CĐ) để đăng ký xét tuyển vào các trường TCCN.
Trong thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường. Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường nào trên đây trong thời hạn quy định của trường đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Hồ sơ ĐKXT gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi) và 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Điểm trúng tuyển đợt sau không được thấp hơn
Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước, đó là quy định mới so với kỳ tuyển sinh năm 2012.
Ngoài nguyên tắc này, các trường dùng chung đề thi ĐH, CĐ và sử dụng chung kết quả thi chủ động trong việc xét tuyển, có thể xác định điểm trúng tuyển theo khối thi, theo ngành học hoặc điểm trúng tuyển chung; xét tuyển thí sinh có kết quả thi từ điểm cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu.
Chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1 điểm, giữa các khu vực là 0,5 điểm.
Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0).
Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung, chỉ được tham gia ĐKXT vào trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0).
Thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.
Các trường có ngành năng khiếu, nhưng không tổ chức thi vào các ngành này theo đề thi riêng, thì được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi ngành đó tại các trường khác, có các môn văn hóa thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT.
Các trường ĐH có đào tạo hệ CĐ, các trường CĐ thuộc các ĐH, nếu không tổ chức thi tuyển sinh riêng cho hệ này, được xét tuyển thí sinh đã dự thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường.
Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển
Theo GDTD
Thí sinh xem sơ đồ phòng thi tuyển sinh ĐH 2013. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh cần lưu ý
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, bắt đầu từ ngày 20/8, các trường bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT). Các trường có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, thời gian xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30/10/2013.
Các thí sinh có thể cập nhật các thông tin về xét tuyển trên website của trường vì theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, trường phải công bố công khai các thông tin liên quan đến điều kiện xét tuyển; thông tin về hồ sơ ĐKXT của thí sinh và công bố kết quả xét tuyển trên trang thông tin điện tử cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời chuyển thông tin này về Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) để đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ.
Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKDT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKDT. Lệ phí ĐKDT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.
Một điểm mới khác, năm nay, thí sinh được nhận 3 giấy chứng nhận kết quả thi nếu không trúng tuyển vào trường dự thi nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm không). Thí sinh sử dụng giấy này để ĐKXT vào các trường ĐH, CĐ hoặc TCCN.
Ngoài phiếu báo điểm các trường đã cung cấp cho thí sinh, thí sinh có thể dùng bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi (nếu chưa trúng tuyển vào ĐH hoặc CĐ) để đăng ký xét tuyển vào các trường TCCN.
Trong thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường. Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường nào trên đây trong thời hạn quy định của trường đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Hồ sơ ĐKXT gồm: Giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc có chữ ký và đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi) và 1 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Điểm trúng tuyển đợt sau không được thấp hơn
Điểm trúng tuyển đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước, đó là quy định mới so với kỳ tuyển sinh năm 2012.
Ngoài nguyên tắc này, các trường dùng chung đề thi ĐH, CĐ và sử dụng chung kết quả thi chủ động trong việc xét tuyển, có thể xác định điểm trúng tuyển theo khối thi, theo ngành học hoặc điểm trúng tuyển chung; xét tuyển thí sinh có kết quả thi từ điểm cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu.
Chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1 điểm, giữa các khu vực là 0,5 điểm.
Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường CĐ thuộc các ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0).
Thí sinh dự thi CĐ theo đề thi chung, chỉ được tham gia ĐKXT vào trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0).
Thí sinh đã trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng học tại trường CĐ địa phương cùng khối thi và trong vùng tuyển, phải làm đơn kèm giấy báo trúng tuyển gửi trường CĐ có nguyện vọng học để trường xét tuyển.
Các trường có ngành năng khiếu, nhưng không tổ chức thi vào các ngành này theo đề thi riêng, thì được xét tuyển thí sinh trong vùng tuyển, đã dự thi ngành đó tại các trường khác, có các môn văn hóa thi theo đề chung của Bộ GD&ĐT.
Các trường ĐH có đào tạo hệ CĐ, các trường CĐ thuộc các ĐH, nếu không tổ chức thi tuyển sinh riêng cho hệ này, được xét tuyển thí sinh đã dự thi theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT có cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường.
Đối với thí sinh dự thi liên thông theo đề thi chung của Bộ GD&ĐT, kết quả thi được sử dụng để xét tuyển theo chỉ tiêu đào tạo liên thông của trường. Nếu không trúng tuyển được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển
Theo GDTD