- Tham gia
- 22/4/2011
- Bài viết
- 4.049
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng. Thuốc tiêm gồm: gây mê, làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim.
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy định cụ thể về thuốc tiêm và trang bị, phương tiện sử dụng cũng như các điều kiện đảm bảo thi hành án... Thuốc tiêm được sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng và hưởng tiêu chuẩn ăn uống bằng 5 lần của ngày Lễ, Tết với người tạm giam. Sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo Chủ tịch hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện lần 2, lần 3.
UBND cấp xã nơi thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp được phép nhận tử thi hoặc đưa hài cốt của người bị thi hành án tử hình về an táng. Trong trường hợp không có ai đến nhận, người chết được cơ quan thi hành án cấp tỉnh tổ chức an táng, vẽ sơ đồ đặt bia mộ...
Nghị định nêu rõ người tham gia Đội tham gia thi hành án tử hình và bác sĩ xác định tĩnh mạch được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 2 lần mức lương tối thiểu chung cho mỗi lần thi hành án và được nghỉ dưỡng 10 ngày. Các trường hợp đánh tráo, thay đổi trái phép chủng loại, liều lượng và chất lượng thuốc sử dụng để tiêm với tử tù đều bị nghiêm cấm...
Trung tướng Cao Ngọc Oánh (Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an) cho biết, hiện mỗi năm số người bị thi hành án tử hình tăng 80-100 người, nên trước mắt Bộ Công an sẽ xây dựng phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực. Các tử tù chủ yếu phạm tội giết người, cướp tài sản và buôn bán ma túy.
Theo thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an), đề án tiêm thuốc độc với tử tù đã được nghiên cứu kỹ, có tiếp thu có chọn lọc pháp luật, kinh nghiệm của nước ngoài, phù hợp với xu thế chung về thi hành án hình sự của các nước trên thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Người bị thi hành án tử hình sẽ ít bị đau đớn, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn.
Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ ngày 1/11.
Thủ tướng vừa ban hành Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy định cụ thể về thuốc tiêm và trang bị, phương tiện sử dụng cũng như các điều kiện đảm bảo thi hành án... Thuốc tiêm được sử dụng cho thi hành án tử hình gồm: gây mê; làm tê liệt hệ thần kinh, cơ bắp và ngừng hoạt động tim. 3 loại tân dược này do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Trước khi bị tiêm thuốc độc bằng máy tự động, tử tù được viết thư, ghi âm lời nói cuối cùng và hưởng tiêu chuẩn ăn uống bằng 5 lần của ngày Lễ, Tết với người tạm giam. Sau 10 phút mà người bị thi hành án chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo Chủ tịch hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện lần 2, lần 3.
UBND cấp xã nơi thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp được phép nhận tử thi hoặc đưa hài cốt của người bị thi hành án tử hình về an táng. Trong trường hợp không có ai đến nhận, người chết được cơ quan thi hành án cấp tỉnh tổ chức an táng, vẽ sơ đồ đặt bia mộ...
Nghị định nêu rõ người tham gia Đội tham gia thi hành án tử hình và bác sĩ xác định tĩnh mạch được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 2 lần mức lương tối thiểu chung cho mỗi lần thi hành án và được nghỉ dưỡng 10 ngày. Các trường hợp đánh tráo, thay đổi trái phép chủng loại, liều lượng và chất lượng thuốc sử dụng để tiêm với tử tù đều bị nghiêm cấm...
Trung tướng Cao Ngọc Oánh (Tổng Cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an) cho biết, hiện mỗi năm số người bị thi hành án tử hình tăng 80-100 người, nên trước mắt Bộ Công an sẽ xây dựng phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc theo cụm khu vực. Các tử tù chủ yếu phạm tội giết người, cướp tài sản và buôn bán ma túy.
Theo thiếu tướng Nguyễn Ngọc Anh (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công an), đề án tiêm thuốc độc với tử tù đã được nghiên cứu kỹ, có tiếp thu có chọn lọc pháp luật, kinh nghiệm của nước ngoài, phù hợp với xu thế chung về thi hành án hình sự của các nước trên thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Người bị thi hành án tử hình sẽ ít bị đau đớn, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn.
Nghị định về thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc có hiệu lực từ ngày 1/11.