- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Có thể nói rằng, giáo dục lý tưởng và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên là một nội dung cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nói về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc. Người căn dặn chúng ta "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"".
Ðiểm nổi bật trong quan điểm giáo dục lý tưởng cho thanh niên của Bác Hồ là đưa thanh niên vào các tổ chức chính trị, xã hội do Ðảng lãnh đạo để vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng cho họ, vừa đưa họ hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Ðể chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng, năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Ðảng ta sau này. Người trực tiếp lựa chọn và bồi dưỡng, đào tạo những thanh niên yêu nước, có chí khí đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Cuốn sách Ðường kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1925 đến 1927 cho các lớp thanh niên ưu tú về lý tưởng, đạo đức cách mạng. Những thanh niên yêu nước qua huấn luyện, giáo dục, đào tạo được Bác Hồ đưa về nước hoạt động để thâm nhập vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân trở thành những cán bộ cách mạng tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó có nhiều người cộng sản trẻ tuổi xuất sắc như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Ðồng, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu,...
Với quan điểm "đạo đức là gốc của người cách mạng", Bác Hồ quan tâm giáo dục thanh niên không chỉ có tinh thần làm chủ nước nhà mà phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư. Bác khuyên thanh niên "hăng hái, xung phong", có chí tiến thủ, không ngại khó khăn, không nề nguy hiểm trong công tác, học tập, chiến đấu. Song, trong cuộc sống, Bác căn dặn thanh niên biết yêu thương gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi, nâng đỡ, dìu dắt thiếu nhi, quý trọng và hiếu thảo với nhân dân. Trung với nước, hiếu với dân là nội dung đạo đức mới Bác khuyên nhủ thanh niên cần thực hiện. Người cho rằng, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Do đó, thanh niên phải ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi vì "cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".
Trong công cuộc kiến thiết đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên. Nhớ lại năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, khó khăn lớn nhất là lực lượng sản xuất lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn. Bác Hồ cho rằng, nghèo nàn, lạc hậu là một kẻ địch to, chiến đấu và chiến thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó khăn, gian khổ hơn chiến thắng giặc ngoại xâm. Nhất là chúng ta phải xây dựng lại đất nước sau hai cuộc kháng chiến lâu dài, chống chiến tranh xâm lược ác liệt, với sự tàn phá dã man do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Ðây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Trong lực lượng vĩ đại của toàn dân, Bác Hồ dành vị trí hết sức quan trọng cho thanh niên. Tháng 5 năm 1968, Người viết trong bản Di chúc lịch sử: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Ðó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999, tr.32). Người còn căn dặn Ðảng ta phải thường xuyên chăm lo giáo dục thanh niên, bởi vì "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Nói tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên nổi bật các quan điểm lớn:
- Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ tương lai của nước nhà.
- Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp. Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên.
- Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội quân chủ lực của cách mạng.
TS Phạm Văn Khánh
Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nói về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc. Người căn dặn chúng ta "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên"".
Ðiểm nổi bật trong quan điểm giáo dục lý tưởng cho thanh niên của Bác Hồ là đưa thanh niên vào các tổ chức chính trị, xã hội do Ðảng lãnh đạo để vừa giác ngộ lý tưởng cách mạng cho họ, vừa đưa họ hoạt động thực tiễn đấu tranh cách mạng của toàn dân tộc. Ðể chuẩn bị cho việc thành lập Ðảng, năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tiền thân của Ðảng ta sau này. Người trực tiếp lựa chọn và bồi dưỡng, đào tạo những thanh niên yêu nước, có chí khí đấu tranh chống thực dân, phong kiến. Cuốn sách Ðường kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1925 đến 1927 cho các lớp thanh niên ưu tú về lý tưởng, đạo đức cách mạng. Những thanh niên yêu nước qua huấn luyện, giáo dục, đào tạo được Bác Hồ đưa về nước hoạt động để thâm nhập vào phong trào yêu nước, phong trào công nhân trở thành những cán bộ cách mạng tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó có nhiều người cộng sản trẻ tuổi xuất sắc như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Phạm Văn Ðồng, Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu,...
Với quan điểm "đạo đức là gốc của người cách mạng", Bác Hồ quan tâm giáo dục thanh niên không chỉ có tinh thần làm chủ nước nhà mà phải thường xuyên rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính; chí công, vô tư. Bác khuyên thanh niên "hăng hái, xung phong", có chí tiến thủ, không ngại khó khăn, không nề nguy hiểm trong công tác, học tập, chiến đấu. Song, trong cuộc sống, Bác căn dặn thanh niên biết yêu thương gia đình, kính trọng ông bà, cha mẹ, người cao tuổi, nâng đỡ, dìu dắt thiếu nhi, quý trọng và hiếu thảo với nhân dân. Trung với nước, hiếu với dân là nội dung đạo đức mới Bác khuyên nhủ thanh niên cần thực hiện. Người cho rằng, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Do đó, thanh niên phải ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng, bởi vì "cũng như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân".
Trong công cuộc kiến thiết đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt kỳ vọng vào thanh niên. Nhớ lại năm 1945, khi nước nhà vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu.
Từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, khó khăn lớn nhất là lực lượng sản xuất lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn. Bác Hồ cho rằng, nghèo nàn, lạc hậu là một kẻ địch to, chiến đấu và chiến thắng nghèo nàn lạc hậu còn khó khăn, gian khổ hơn chiến thắng giặc ngoại xâm. Nhất là chúng ta phải xây dựng lại đất nước sau hai cuộc kháng chiến lâu dài, chống chiến tranh xâm lược ác liệt, với sự tàn phá dã man do thực dân Pháp và đế quốc Mỹ gây ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: "Ðây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Trong lực lượng vĩ đại của toàn dân, Bác Hồ dành vị trí hết sức quan trọng cho thanh niên. Tháng 5 năm 1968, Người viết trong bản Di chúc lịch sử: "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Ðó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999, tr.32). Người còn căn dặn Ðảng ta phải thường xuyên chăm lo giáo dục thanh niên, bởi vì "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết".
Nói tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên nổi bật các quan điểm lớn:
- Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ tương lai của nước nhà.
- Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp. Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên.
- Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thật sự là đội quân chủ lực của cách mạng.
TS Phạm Văn Khánh