- Tham gia
- 15/12/2011
- Bài viết
- 1.979
Xây dựng đội ngũ cán bộ là một nội dung lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời, Người không ngừng chăm lo bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ cán bộ cho Đảng đủ Đức và Tài để phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.
Theo Người, ''cán bộ là gốc của công việc'', do đó Người yêu cầu ''phải biết rõ cán bộ” và ''hiểu biết cán bộ'' để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng phù hợp. Đánh giá đúng cán bộ tức là xác định chính xác ai tốt ai xấu, ai mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao để từ đó ''tìm thấy những nhân tài mới... những người hủ hoá cũng lòi ra''.
Cán bộ là con người, vì vậy người cán bộ luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội nên khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến ''một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải sẽ sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau... lúc cách mạng lên cao thì hăng hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang'' hoặc ''nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ''. Theo Người, phải lấy tiêu chuẩn để đánh giá ''cán bộ nào, phong trào ấy''. Một người cán bộ tốt phải là người có đủ đức và tài, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đức là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tài là người có khả năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với nhau trong đó ''Đức là gốc''.
Một điều quan trọng nữa là người đánh giá cán bộ. Để đánh giá đúng, đòi hỏi người đánh giá phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân người đánh giá cũng phải ''tự sửa mình'' để "nếu không biết sự phải trái của mình thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu''. Đặc biệt đánh giá cán bộ phải dựa vào dân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất.
Đánh giá đúng cán bộ để Đảng có kế hoạch huấn luyện cán bộ vì ''cán bộ là tiền vốn của Đảng'', ''công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'', “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc, càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Sử dụng cán bộ thế nào? Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Người chỉ ra những khuyết điểm khi sử dụng cán bộ, người quản lý hay mắc phải đó là ''ba ham''. ''Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình''.
Người căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khi dùng người:
''Mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công -vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi''; ''Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”; ''Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ''; ''Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt''; ''Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình''.
Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ và thường xuyên luân chuyển cán bộ, chống bệnh ích kỷ, địa phương, kéo bè, chia rẽ phái này phái kia ''phải kết thành một khối không phân biệt, không kèn cựa và giúp đỡ nhau thì công việc mới chạy”. Trong quá trình sử dụng cán bộ phải thường xuyên đánh giá để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm cho cán bộ và bố trí lại cán bộ khi cần thiết.
Thực tế, trong cuộc đời làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta di sản quý báu đó là khoa học và nghệ thuật về đánh giá và sử dụng cán bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ có nội hàm hết sức phong phú nên cần được nghiên cứu ở nhiều phương diện. Song, cần khẳng định: Đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ là cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật, và phải luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Công việc thành hay bại đều từ cán bộ mà ra''.
Theo Người, ''cán bộ là gốc của công việc'', do đó Người yêu cầu ''phải biết rõ cán bộ” và ''hiểu biết cán bộ'' để có kế hoạch bồi dưỡng, huấn luyện, sử dụng phù hợp. Đánh giá đúng cán bộ tức là xác định chính xác ai tốt ai xấu, ai mạnh chỗ nào, yếu chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao để từ đó ''tìm thấy những nhân tài mới... những người hủ hoá cũng lòi ra''.
Cán bộ là con người, vì vậy người cán bộ luôn chịu sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, xã hội nên khi đánh giá cán bộ, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong mối quan hệ toàn diện, nhiều chiều, phát triển và không định kiến ''một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải sẽ sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm nhưng chắc gì sau này không bị sai lầm? Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn luôn giống nhau... lúc cách mạng lên cao thì hăng hái, lúc cách mạng gặp khó khăn thì đâm ra hoang mang'' hoặc ''nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ''. Theo Người, phải lấy tiêu chuẩn để đánh giá ''cán bộ nào, phong trào ấy''. Một người cán bộ tốt phải là người có đủ đức và tài, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đức là đạo đức cách mạng, là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tài là người có khả năng hành động, làm việc mang lại hiệu quả cao. Đức và tài phải thống nhất với nhau trong đó ''Đức là gốc''.
Một điều quan trọng nữa là người đánh giá cán bộ. Để đánh giá đúng, đòi hỏi người đánh giá phải công tâm, vô tư, khách quan. Do đó, bản thân người đánh giá cũng phải ''tự sửa mình'' để "nếu không biết sự phải trái của mình thì không thể nhận rõ cán bộ tốt hay xấu''. Đặc biệt đánh giá cán bộ phải dựa vào dân, lấy ý kiến của dân, đem ra tập thể bàn bạc và đi đến thống nhất.
Đánh giá đúng cán bộ để Đảng có kế hoạch huấn luyện cán bộ vì ''cán bộ là tiền vốn của Đảng'', ''công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém'', “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc, càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Sử dụng cán bộ thế nào? Theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xác định đúng yêu cầu của công việc, ''công việc yêu cầu cán bộ'' và khi bố trí, sử dụng phải tránh sự thiên vị cá nhân. Dùng người là cả một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và còn hạn chế được mặt yếu, mặt dở của họ. Người chỉ ra những khuyết điểm khi sử dụng cán bộ, người quản lý hay mắc phải đó là ''ba ham''. ''Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ nịnh hót mình mà chán ghét những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình''.
Người căn dặn 5 vấn đề mà người cán bộ lãnh đạo phải thực hiện khi dùng người:
''Mình phải độ lượng, vị tha thì mới có thể đối với cán bộ một cách chí công -vô tư, không có thành kiến, khiến cán bộ không bị bỏ rơi''; ''Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể gần gũi những người mình không ưa”; ''Phải có tính chịu khó dạy bảo mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp cho họ tiến bộ''; ''Phải sáng suốt mới khỏi bị bọn vu vơ bao vây, mà cách xa cán bộ tốt''; ''Phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình''.
Đồng thời, Hồ Chí Minh nhắc nhở phải mạnh dạn cất nhắc cán bộ và thường xuyên luân chuyển cán bộ, chống bệnh ích kỷ, địa phương, kéo bè, chia rẽ phái này phái kia ''phải kết thành một khối không phân biệt, không kèn cựa và giúp đỡ nhau thì công việc mới chạy”. Trong quá trình sử dụng cán bộ phải thường xuyên đánh giá để kịp thời uốn nắn, sửa chữa khuyết điểm cho cán bộ và bố trí lại cán bộ khi cần thiết.
Thực tế, trong cuộc đời làm cách mạng, Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng ta di sản quý báu đó là khoa học và nghệ thuật về đánh giá và sử dụng cán bộ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ có nội hàm hết sức phong phú nên cần được nghiên cứu ở nhiều phương diện. Song, cần khẳng định: Đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ là cả một vấn đề khoa học và nghệ thuật, và phải luôn ghi nhớ lời Bác dạy: “Công việc thành hay bại đều từ cán bộ mà ra''.