- Tham gia
- 16/3/2012
- Bài viết
- 836
Những cuốn truyện tranh với nội dung ý nghĩa là nơi hình thành và bồi dưỡng nhân cách cho teen.Bên cạnh những cuốn truyện Việt Nam thú vị như “ Thần đồng Đất Việt”, có những cuốn truyện Nhật Bản rất hấp dẫn bạn đọc. Thế nhưng, một thực trạng hiện nay là truyện tranh đang bị đọc ngược. Vậy đọc ngược truyện tranh nên hay không nên?Hôm bữa đến nhà thằng bạn chơi vô tình nhìn thấy cuốn truyện tranh Đôremon và mình cầm lên đọc..Đọc mãi mà mình chả hiểu gì hết. Té ra cuốn truyện tranh in ngược mình muốn hiểu thì phải đọc ngược, đằng này mình đọc theo cách đọc hồi giờ. Cứ tưởng người ta in nhầm. Nào ngờ không phải…?
Đó là lời tâm sự của bạn tôi - sinh viên trường ĐH Văn Lang về vấn đề truyện tranh đọc ngược. Thật ra đây là một vấn đề đã từng “làm mưa làm gió”, tốn không biết bao giấy mực của báo chí nhưng vẫn chưa có một cái kết thỏa đáng.
Sau khi nghe lời tâm sự của anh bạn tôi mới về hỏi mượn cuốn truyện tranh của thằng em và thật sự ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng với cách đọc ngược. Cầm cuốn truyện Do-re-mon một thời tôi say mê mà đọc theo “phong cách” đọc ngược.
Thật sự tôi cảm thấy khó chịu, cách đọc ngược đó không gây sự hứng thú ngược lại, còn gây sự nhàm chán. Không chỉ tôi mà đa phần, những ai như tôi, ai đã từng có một thời ấu thơ say mê truyện tranh đến độ đọc quên ăn quên ngủ, thậm chí quên học bài để rồi khi lớn lên từ giã cuốn truyện tranh mà cầm trên tay cuốn tiểu thuyết tình yêu đều cùng có một suy nghĩ.: “Không nên đọc ngược truyện tranh như thế”.
Tôi không biết những fan truyện tranh hiện nay nghĩ gì với lối đọc ngược đó nhưng với tôi, việc đọc ngược như vậy là không thể chấp nhận được. Lối đọc ngược “góp phần” đánh mất đi nét đẹp văn hóa dân tộc. Vì đa phần những “fan” của truyện tranh là những bạn trẻ, là học sinh đang độ tuổi đang dần hình thành thói quen đọc. Chúng ta dạy ở trường là đọc con chữ, văn bản từ trái sang phải trong khi đọc truyện tranh lại đọc từ phải sang trái. Thử hỏi nếu đọc truyện tranh trái chiều như thế có ảnh hưởng đến cách đọc của học sinh hay không? Điều đó gây ra sự mâu thuẫn giữa cách dạy của giáo viên với học sinh.
Có ý kiến cho rằng đọc ngược cũng có cái hay của nó đó là tạo nên một “phong cách”. Truyện tranh yêu thích như Conan, Đô- rê-môn đều được sinh ra từ xứ sở hoa anh đào với lối viết từ phải qua trái. Cho nên in truyện từ phải qua trái sẽ đúng với phong cách người Nhật. Điều đó nghe có vẻ có lí. Nhưng tại sao bạn không nhìn nhận vấn đề đó ở một bình diện rộng hơn.Chúng ta bỏ tiền ra mua bản quyền để làm gì? Chúng ta dịch và in tại Việt Nam. Chúng ta hãy tạo “ phong cách” đọc truyện tranh theo kiểu Việt Nam chứ có nhất thiết phải theo như phong cách người Nhật?
Đây là suy nghĩ chân thành của tôi - một người ở đầu thế hệ 9X, đã có một thời từng là “fan” của truyện tranh xứ sở Phù Tang. Hi vọng, thông qua bài viết này tôi muốn góp lên một tiếng nói của giới trẻ về vấn đề đọc truyện tranh ngược hiện nay. Thiết nghĩ, nếu nhà xuất bản không in ngược thì sẽ không có tình trạng đọc ngược. Có những nét văn hóa chúng ta tiếp thu - điều đó là tốt nhưng chúng ta cũng cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa của chính mình.
Hãy để những chú mèo máy, chàng thám tử dũng cảm của Nhật Bản hóa thân vào từng trang truyện tranh như những chàng ếch, chàng Thạch Sanh của Việt Nam. Đọc ngược chưa hẳn đã hay!
Cách đây chưa lâu, tình cờ, trong một lần ngồi uống nước với mấy người bạn, thấy con gái bạn tôi đem ra mấy quyển truyện để đọc, nói là mới mua. Tiện tay cầm lên một cuốn, thấy đó là cuốn Đô rê mon, tập truyện tranh khá nổi tiếng của Nhật Bản. Tưởng đã lâu bộ sách này không xuất bản mới nữa, nhưng người bạn cho biết đây là mấy tập Đô rê mon mới tái bản. Điều làm tôi ngạc nhiên là cuốn truyện Đô rê môn mới tái bản này, do NXB Kim Đồng, một NXB có tiếng về sách thiếu nhi của nước ta xuất bản đều được in ngược, tức là khi đọc, người đọc phải mở sách từ phía sau ra phía trước, bìa sách cũng in ngược ở mặt sau!?
Việc xuất bản các sách đọc ngược đang là xu hướng học đòi nhằm câu khách. Ảnh minh họa: Thanh TùngLúc đầu tưởng là NXB in nhầm nhưng xem mấy quyển còn lại cũng đều có tình trạng in ngược y như vậy. Chẳng hiểu cách thiết kế đó có “dụng ý” gì, phải chăng do đây là truyện của Nhật nên ta cũng phải đọc theo “phong cách” của người Nhật? Chỉ biết rằng, cách dàn trang như thế khiến người đọc có cảm giác rất khó chịu, thậm chí đọc xong một tập là nhức cả đầu, hoa cả mắt, người lớn đã vậy huống gì là trẻ con.
Quả là truyện tranh của Trung Quốc hay Nhật Bản xuất bản ở nước họ có cách đọc ngược như vậy nhưng nay đã được dịch, in ra và phát hành cho trẻ em Việt Nam, cho người Việt Nam đọc. Chẳng lẽ vì tôn trọng bản gốc mà khi dịch và xuất bản chúng ta phải in ngược như họ hay sao?
Được biết, ngoài Đô rê mon, bộ truyện truyện Conan, rồi là tập truyện Dragon Ball của Akira Toriy Ama - Những bộ truyện tranh được trẻ em và cả người lớn rất thích - cũng được NXB Kim Đồng in theo lối đọc ngược như thế đã lâu chứ không phải mới đây.
Thiết nghĩ, dù đây là những truyện của nước ngoài nhưng chúng ta đã dịch sang tiếng Việt và hơn hết, nó đang được phát hành ở Việt Nam, chúng ta cần phải theo đúng cách của người Việt là đọc xuôi, chứ không phải đọc ngược. Mong NXB đừng “học tập” một cách máy móc như vậy.
Trích từ internet
Hôm nay tôi đọc báo Tuổi trẻ thì mới đc biết. Có nhiều người lại ko đồng tình, có người lại đồng tình và chỉ nói hơi khó chịu chút, nhưng sau này sẽ quen....KSV của chúng ta cũng theo lối truyền thống của Nhật và ko ai kêu cả....Cnateam theo truyền thống Việt Nam nghĩa là từ trái sang phải của ko ai phàn nàn cả...
Theo tôi, truyện tranh ngược gì là ko sao cả...Nên theo truyền thống của họ...Nếu lấy nguyên tác của họ mà còn phàn nàn thế này thì tôi nghĩ mấy ông kia nên "im lại" và đừng nói gì nữa!!!!!!