- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Các nghệ sĩ Việt Nam đang đổ xô tham gia các chương trình truyền hình thực tế. Nhưng tại Hàn Quốc, cơn sốt này bắt đầu lắng dịu.
Nổi thì rất nổi
Một diễn viên muốn nổi tiếng phải đóng phim giỏi, một ca sĩ muốn thành công phải hát hay nhảy đẹp. Nhưng họ vẫn còn một con đường khác nữa để tỏa sáng: Tham gia các show truyền hình thực tế. Hàn Quốc không chỉ mua bản quyền các show ăn khách từ nước ngoài, mà những chương trình "cây nhà lá vườn" của họ còn thu hút khán giả mạnh hơn hẳn.
We got married, Family outing, 2 days 1 night, Running man, Hello baby... đều là những show hút khách, không chỉ ở Hàn Quốc mà khán giả khắp châu Á cũng yêu thích. Chúng có một điểm chung là người chơi toàn các ngôi sao đang ăn khách, với công thức hai bên đều có lợi.
Khi có ngôi sao, đương nhiên chương trình được chú ý nhanh hơn. Chẳng hạn như We got married, mỗi lần chọn người chơi mới là khán giả đều xôn xao bàn tán xem ai sẽ trở thành vợ chồng ảo của nhau. Nếu lôi kéo được thành viên của nhóm nhạc đình đám xuất hiện thì yên tâm rating sẽ tăng rần rần nhờ fan theo dõi.
Bản thân nghệ sĩ cũng muốn được có mặt liên tục trên truyền hình để khán giả nhớ mặt đặt tên. Rất nhiều người hoạt động nhiều năm trong nghề mà tên tuổi vẫn làng nhàng, sau khi tham gia showgame bỗng dưng tỏa sáng. Nói đâu xa, Lee Seung Gi từ vị trí người chơi thường xuyên và được yêu mến trong chương trình 2 days 1 night mà sau đó con đường làm ca sĩ, diễn viên cũng rộng mở hơn.
Hay cô út Seo Hyun của SNSD lâu nay không nổi bật lắm trong nhóm, sau We got married với hình ảnh cô vợ điềm đạm, chín chắn của Jung Yong Hwa thì bỗng dưng lượng fan tăng lên đáng kể, hợp đồng quảng cáo riêng cũng tăng vọt. Jo Kwon nhóm 2AM không có lợi thế ngoại hình nên trước đây ít được chú ý, sau một loạt showgame bỗng dưng tạo dựng được hình ảnh chàng trai hài hước, vui tính, thành "vua của các show".
Vì thế, các nghệ sĩ cũng như công ty quản lý rất nhiệt tình tham gia show truyền hình thực tế. Nếu có bận bịu lịch làm việc khác, họ sẵn sàng gác lại để toàn tâm toàn ý cho chương trình.
Showgame không ngon ăn như thiên hạ nghĩ
Suzy, nhóm Miss A không tự tin vào tài ăn nói của mình để tham gia các showgame
Show truyền hình thực tế là bệ phóng cực tốt cho tên tuổi nghệ sĩ. Đúng, nhưng chỉ dành cho những người có khiếu ăn nói, tính cách hài hước, thú vị, biết bày chiêu trò gây ấn tượng cho khán giả mà thôi. Đặc biệt là những người có tài lẻ đặc biệt nào đó như Victoria nhóm f(x) uốn dẻo cực siêu, Onew SHINee có bàn tay cực khỏe, bóp vỡ được vỏ hạt óc chó... thì càng dễ được nhớ tới.
Ngược lại, showgame được coi là nơi phơi bày con người thật của nghệ sĩ rõ ràng nhất. Người ta có thể đóng kịch trong một hai số đầu, nhưng một chương trình kéo dài hàng tháng trời thì rất khó để đeo mặt nạ suốt. Có những người nói chuyện rất dí dỏm, cởi mở và có nhiều tài lẻ nên xuất hiện lúc nào là tỏa lực hút đến đấy. Ngược lại, không ít nghệ sĩ sáng bừng trên sân khấu, nhưng trước máy quay showgame lại nhút nhát, rụt rè, ít nói, khiến khán giả xem xong bỗng thấy thất vọng về họ.
Nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc đã thú nhận rằng họ sợ showgame, rất ngại tham gia các chương trình, vì không tự tin vào chính khả năng của mình. Suzy nhóm Miss A đang được coi là diễn viên triển vọng, nhưng cô thừa nhận rằng xuất hiện trên các showgame là công việc khó khăn hơn nhiều so với ca hát hay đóng phim. Bởi theo Suzy, nghệ sĩ cần cực nhiều kỹ năng mới tạo được hình ảnh hấp dẫn trên các show truyền hình thực tế. Suzy không phải mẫu người hướng ngoại, sôi nổi, dễ kết thân nên cô rất khó gây ấn tượng trên các showgame.
Thậm chí, showgame còn là nơi nghệ sĩ dễ bị ném đá nhất. Tham gia chương trình thực tế, nghĩa là bạn phải phô bày ít nhiều con người thực của mình. Đôi khi chỉ một phút sơ sẩy mà hình ảnh bạn xây dựng bao lâu nay sẽ tan tành. Go Hara nhóm Kara có lần nói chuyện với người lớn tuổi mà không dùng kính ngữ trong show Running Man, đã bị khép vào tội vô lễ. Thê thảm hơn là nhóm T-ara, họ đã tham gia nhiều showgame và được yêu mến. Nhưng khi có chuyện xảy ra, chính các show ấy lại thành bằng chứng tố cáo họ. Khi thành viên Hwayoung bị buộc rời khỏi nhóm, nhiều khán giả đã xem đi xem lại các show mà T-ara có mặt, để tìm các chi tiết cho thấy Hwayoung bị các thành viên còn lại cô lập từ lâu rồi. Hàng loạt hành động nhạy cảm được liệt kê:
Có lần, Hwayoung phải ngồi lẻ loi một góc khi cả nhóm trò chuyện, rồi Eunjung đã đút bánh gạo cho Hwayoung rất thô bạo trong một trò chơi. Khi yên ả, những chi tiết này chẳng ai chú ý, hoặc xem như điểm nhấn hài hước cho show. Nhưng khi sóng gió nổi lên, nó đã bị gán ghép cho rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đều bất lợi cho T-ara.
Vì thế, các show truyền hình thực tế đúng là con dao hai lưỡi. Ai khéo ăn khéo nói và có nhiều tài lẻ thì dễ tỏa sáng. Ai e dè, hướng nội, thâm trầm lại có thể bị trừ điểm. Các nghệ sĩ rất cần suy xét cho kỹ trước khi quyết định gật hay lắc trước những lời mời tham gia showgame.
Nổi thì rất nổi
Một diễn viên muốn nổi tiếng phải đóng phim giỏi, một ca sĩ muốn thành công phải hát hay nhảy đẹp. Nhưng họ vẫn còn một con đường khác nữa để tỏa sáng: Tham gia các show truyền hình thực tế. Hàn Quốc không chỉ mua bản quyền các show ăn khách từ nước ngoài, mà những chương trình "cây nhà lá vườn" của họ còn thu hút khán giả mạnh hơn hẳn.
We got married, Family outing, 2 days 1 night, Running man, Hello baby... đều là những show hút khách, không chỉ ở Hàn Quốc mà khán giả khắp châu Á cũng yêu thích. Chúng có một điểm chung là người chơi toàn các ngôi sao đang ăn khách, với công thức hai bên đều có lợi.
Bản thân nghệ sĩ cũng muốn được có mặt liên tục trên truyền hình để khán giả nhớ mặt đặt tên. Rất nhiều người hoạt động nhiều năm trong nghề mà tên tuổi vẫn làng nhàng, sau khi tham gia showgame bỗng dưng tỏa sáng. Nói đâu xa, Lee Seung Gi từ vị trí người chơi thường xuyên và được yêu mến trong chương trình 2 days 1 night mà sau đó con đường làm ca sĩ, diễn viên cũng rộng mở hơn.
Hay cô út Seo Hyun của SNSD lâu nay không nổi bật lắm trong nhóm, sau We got married với hình ảnh cô vợ điềm đạm, chín chắn của Jung Yong Hwa thì bỗng dưng lượng fan tăng lên đáng kể, hợp đồng quảng cáo riêng cũng tăng vọt. Jo Kwon nhóm 2AM không có lợi thế ngoại hình nên trước đây ít được chú ý, sau một loạt showgame bỗng dưng tạo dựng được hình ảnh chàng trai hài hước, vui tính, thành "vua của các show".
Vì thế, các nghệ sĩ cũng như công ty quản lý rất nhiệt tình tham gia show truyền hình thực tế. Nếu có bận bịu lịch làm việc khác, họ sẵn sàng gác lại để toàn tâm toàn ý cho chương trình.
Showgame không ngon ăn như thiên hạ nghĩ
Suzy, nhóm Miss A không tự tin vào tài ăn nói của mình để tham gia các showgame
Show truyền hình thực tế là bệ phóng cực tốt cho tên tuổi nghệ sĩ. Đúng, nhưng chỉ dành cho những người có khiếu ăn nói, tính cách hài hước, thú vị, biết bày chiêu trò gây ấn tượng cho khán giả mà thôi. Đặc biệt là những người có tài lẻ đặc biệt nào đó như Victoria nhóm f(x) uốn dẻo cực siêu, Onew SHINee có bàn tay cực khỏe, bóp vỡ được vỏ hạt óc chó... thì càng dễ được nhớ tới.
Ngược lại, showgame được coi là nơi phơi bày con người thật của nghệ sĩ rõ ràng nhất. Người ta có thể đóng kịch trong một hai số đầu, nhưng một chương trình kéo dài hàng tháng trời thì rất khó để đeo mặt nạ suốt. Có những người nói chuyện rất dí dỏm, cởi mở và có nhiều tài lẻ nên xuất hiện lúc nào là tỏa lực hút đến đấy. Ngược lại, không ít nghệ sĩ sáng bừng trên sân khấu, nhưng trước máy quay showgame lại nhút nhát, rụt rè, ít nói, khiến khán giả xem xong bỗng thấy thất vọng về họ.
Nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc đã thú nhận rằng họ sợ showgame, rất ngại tham gia các chương trình, vì không tự tin vào chính khả năng của mình. Suzy nhóm Miss A đang được coi là diễn viên triển vọng, nhưng cô thừa nhận rằng xuất hiện trên các showgame là công việc khó khăn hơn nhiều so với ca hát hay đóng phim. Bởi theo Suzy, nghệ sĩ cần cực nhiều kỹ năng mới tạo được hình ảnh hấp dẫn trên các show truyền hình thực tế. Suzy không phải mẫu người hướng ngoại, sôi nổi, dễ kết thân nên cô rất khó gây ấn tượng trên các showgame.
Thậm chí, showgame còn là nơi nghệ sĩ dễ bị ném đá nhất. Tham gia chương trình thực tế, nghĩa là bạn phải phô bày ít nhiều con người thực của mình. Đôi khi chỉ một phút sơ sẩy mà hình ảnh bạn xây dựng bao lâu nay sẽ tan tành. Go Hara nhóm Kara có lần nói chuyện với người lớn tuổi mà không dùng kính ngữ trong show Running Man, đã bị khép vào tội vô lễ. Thê thảm hơn là nhóm T-ara, họ đã tham gia nhiều showgame và được yêu mến. Nhưng khi có chuyện xảy ra, chính các show ấy lại thành bằng chứng tố cáo họ. Khi thành viên Hwayoung bị buộc rời khỏi nhóm, nhiều khán giả đã xem đi xem lại các show mà T-ara có mặt, để tìm các chi tiết cho thấy Hwayoung bị các thành viên còn lại cô lập từ lâu rồi. Hàng loạt hành động nhạy cảm được liệt kê:
Có lần, Hwayoung phải ngồi lẻ loi một góc khi cả nhóm trò chuyện, rồi Eunjung đã đút bánh gạo cho Hwayoung rất thô bạo trong một trò chơi. Khi yên ả, những chi tiết này chẳng ai chú ý, hoặc xem như điểm nhấn hài hước cho show. Nhưng khi sóng gió nổi lên, nó đã bị gán ghép cho rất nhiều ý nghĩa khác nhau, đều bất lợi cho T-ara.
Vì thế, các show truyền hình thực tế đúng là con dao hai lưỡi. Ai khéo ăn khéo nói và có nhiều tài lẻ thì dễ tỏa sáng. Ai e dè, hướng nội, thâm trầm lại có thể bị trừ điểm. Các nghệ sĩ rất cần suy xét cho kỹ trước khi quyết định gật hay lắc trước những lời mời tham gia showgame.
Theo SVVN