Trường ngoài công lập: Tăng học phí để tránh trượt giá điện nước

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Năm nay, ngoài các trường công lập tại TP. HCM tăng học phí, phụ huynh có con em học tại những trường ngoài công lập cũng đứng ngồi không yên vì mức đóng góp “đã cao nay lại càng cao thêm.”


550x308xtang_hoc_phi_anh_dai_dien.jpg,q1374652182.pagespeed.ic.pVCdMqH0tb.jpg

So với năm học trước, học phí tại khoảng 90 trường THPT ngoài công lập tại TP.HCM có tuyển sinh lớp 10 năm học 2013- 2014 đều tăng từ 10% trở lên. Đặc biệt, có một số trường tăng đến 30-40% như Trường THPT tư thục Trần Nhân Tông (Q.11), Trường THPT tư thục Nam Việt (Q.Tân Phú) hay trường THPT tư thục Phạm Ngũ Lão (Q.Gò Vấp).

Mặc dù học phí cứ đến hẹn lại tăng nhưng tình trạng cơ sở vật chất không đủ đáp ứng cho công tác giảng dạy và học tập khá phổ biến ở những trường ngoài công lập. Thực tế các trường chủ yếu thuê nhà phố, nhà xưởng sau đó cải tạo, sửa chữa, chuyển đổi công năng. Mấy trăm học sinh nhồi nhét trong khoảng không gian chật chội, thiếu căng tin, thiếu sân chơi, tạm bợ.
Năm 2012, theo kết quả kiểm tra 90 trường THPT ngoài công lập có 18 trường có diện tích nhỏ (dưới 6 m2/học sinh), 9 trường không có sân chơi, 6 trường không có thư viện, 17 trường thiếu các phòng thực hành, thí nghiệm…

Mỗi lần tăng học phí, lãnh đạo các nhà trường đều biện minh rằng tăng là để tránh “trượt giá”, “lạm pháp” trong khi từ “chất lượng” hiếm khi xuất hiện. Bà Phan Thị Ánh Hoàng, Phó hiệu trưởng Trường THPT tư thục Nam Việt (Q.Tân Phú) giải thích trường quyết định tăng 1,3 triệu lên 1,8 triệu đồng/tháng trong năm này nhằm trả lương cho giáo viên. Vẫn biết các trường ngoài công lập phải tự hạch toán, tự “bơi” nhưng phải có lộ trình tái đầu tư lâu dài để nâng cao chất lượng dạy và học chứ không thể “giật gấu vá vai” mãi được.

Hơn nữa, đối với các gia đình có điều kiện chuyện tăng thêm vài trăm nghìn học phí không thành vấn đề, nhưng đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đây sẽ là gánh nặng lớn đè lên vai các bậc phụ huynh.

Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong các khoản đóng góp của mình sẽ giúp cải thiện tình hình trường lớp, giúp con cái có môi trường học tập tốt hơn, vì thế, nếu tiền được sử dụng đúng, chuyện tăng học phí sẽ đóng góp tốt cho môi trường giáo dục vốn đang chật chội, lắm vấn đề và phụ huynh có lẽ cũng chẳng kêu ca gì. Thế nhưng, tuy lập ra ban phụ huynh để là cầu nối giữa gia đình và nhà trường nhưng trên thực tế, họ chỉ hoạt động cho có và những ý kiến bức xúc của phụ huynh với nhà trường chỉ là để… ghi nhận và xem xét.

Vì thế, cái điệp khúc “đến hẹn lại lên” của đầu năm học là phụ huynh lại đau đầu với các khoản đóng góp tự nguyện. Liệu việc tăng học phí này có khiến các khoản “đóng góp” ngoài luồng kia bớt đi hoặc cho chúng một “cái tên” chính thống, hay tình trạng đã “chóng mặt” với đóng góp tự nguyện lại thêm học phí tăng mà chất lượng giáo dục vẫn như cũ thì quả là ngán ngẩm. Trong khi giá các mặt hàng thiết yếu đang tăng cao vin cớ giá xăng tăng, giờ tiền học tăng rồi viện phí cũng rập rình tăng, chỉ hoãn một thời gian cho dân đỡ “sốc” vì đã tăng quá nhiều thứ, người dân lại è cổ gồng mình chờ kết thúc một năm “tăng giá buồn”, để hy vọng năm sau tươi sáng hơn. Nếu “chẳng may” học phí giống được như “chỉ tiêu ngầm” của ngành giáo dục: tỷ lệ tốt nghiệp năm sau thấp hơn năm trước, thì mừng quá.
Vừa qua, UBND TP.HCM đã ra quyết định từ đầu năm học 2013-2014, các trường công lập trên địa bàn thành phố sẽ chính thức áp dụng mức học phí mới cao hơn 2-6 lần và sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng trong năm học 2014-2015.

Theo thanhnien
 
×
Quay lại
Top Bottom