- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Vào năm học mới 2013 - 2014, Trường tiểu học Văn Bình (xã Văn Bình, H.Thường Tín, Hà Nội) may đồng phục vest kiểu Hàn Quốc cho học sinh đẹp như chú rể. Tuy nhiên, chủ trương này đã khiến không ít phụ huynh bức xúc, phản đối.
Vào tháng 7.2013, Ban phụ huynh nhà trường gồm 3 người đại diện ở 3 thôn Văn Giáp, Văn Hội và Bình Thọ đã họp bàn và quyết định may đồng phục mang tính chất đột phá về mẫu mã mới.
Theo đó, đồng phục sẽ theo kiểu dáng, mẫu mã veston của Hàn Quốc. Cả bộ trang phục gồm áo sơ mi dài tay, nơ đeo cổ, quần âu dài, áo veston... dành cho học sinh lớp 1, lớp 2 có giá 629.000 đồng/bộ; học sinh lớp 3 có giá 661.000 đồng/bộ và học sinh lớp 4, lớp 5 có giá 693.000 đồng/bộ.
Bộ đồng phục vest cho học sinh tiểu học với ý tưởng đột phá - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Sau khi thống nhất, Ban phụ huynh nhà trường đã có thông báo tới các cô giáo chủ nhiệm để cô giáo truyền đạt tới các học sinh. Nhiều phụ huynh học sinh đã tỏ ra rất bất ngờ trước quyết định đột ngột từ phía nhà trường. Ngay tuần đầu tiên, 38 phụ huynh học sinh đã không đồng ý may đồng phục. Một số phụ huynh đã tới trường gặp Ban giám hiệu và báo tin lên Phòng Giáo dục và Đào tạo H.Thường Tín.
Lý do các phụ huynh đưa ra là họ không được thông báo trước về quyết định may đồng phục. Đặc biệt, mẫu mã, kiểu dáng veston của bộ đồng phục có giá cao, không phù hợp với túi tiền của nông dân. "Đầu năm học mới phải đóng bao nhiêu khoản tiền học phí cho con. Bây giờ lại phải đóng thêm khoản tiền đồng phục gần 700.000 đồng/bộ thì làm gì có tiền mà nộp", một phụ huynh bức xúc.
Đến chiều 17.8, ban lãnh đạo nhà trường tổ chức họp đột xuất. Tại cuộc họp, Ban phụ huynh nhà trường thông báo cụ thể về giá cả của từng bộ phận áo, quần, nơ… trong cả bộ sản phẩm để phụ huynh tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn đăng kí cho các học sinh.
70%- 80% phụ huynh toàn trường đồng ý
Trao đổi với Thanh Niên Online, bà Đào Thị Thục, Hiệu trường Trường tiểu học Văn Bình (xã Văn Bình, H.Thường Tín) cho biết, sau cuộc họp có đông đảo phụ huynh đồng ý đăng ký may đồng phục cho con. Theo thống kê có khoảng 70% - 80% phụ huynh đăng ký may đồng phục. Theo bà Thục, sự việc lần này là chuyện ngoài ý muốn, nhà trường đã không lường hết được mọi chuyện.
"Chuyện may đồng phục là trên cơ sở tự nguyện, không hề ép buộc. Phụ huynh có quyền đăng ký bất kỳ một bộ phận nào thuộc bộ trang phục cũng được", bà Thục khẳng định. Với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, hiện nhà trường vẫn chưa có kế hoạch xem xét hỗ trợ ủng hộ để có đủ tiền mua bộ trang phục "đột phá".
Trường tiểu học Văn Bình (xã Văn Bình, H.Thường Tín, Hà Nội) - Ảnh Nguyễn Tuấn
Bà Đào Thị Hoạt, Phó ban đại diện phụ huynh nhà trường đã thừa nhận sai sót trong vụ việc này khi tự ý quyết định mẫu mã, kiểu dáng bộ trang phục dẫn đến sự hiểu lầm của nhiều phụ huynh.
Bà Hoạt lý giải thêm, giá đồng phục cao các phụ huynh cũng không cần quá lo, bởi nhà trường cho phép đóng sau thời điểm đầu năm học. Hơn nữa, theo hợp đồng giữa hội phụ huynh với nhà may, phụ huynh có thể chia thành nhiều lần để trả tiền. Về việc các phụ huynh phản đối trang phục nhưng trường vẫn tiến hành thực hiện, bà Hoạt cho biết hợp đồng với các nhà may đã ký kết xong, kế hoạch may đồng phục không thể dừng lại được nữa dù cho trang phục cho học sinh có thể sẽ lộn xộn, em mặc đồng phục, em không!
Liên quan đến vụ việc, phía Phòng Giáo dục và Đào tạo H.Thường Tín đã có chỉ đạo yêu cầu hội phụ huynh, nhà trường và gia đình các em học sinh cần có sự thống nhất, để đạt kết quả như mong muốn trước khi bộ đồng phục được hoàn thành.
Theo thanhnien
Vào tháng 7.2013, Ban phụ huynh nhà trường gồm 3 người đại diện ở 3 thôn Văn Giáp, Văn Hội và Bình Thọ đã họp bàn và quyết định may đồng phục mang tính chất đột phá về mẫu mã mới.
Theo đó, đồng phục sẽ theo kiểu dáng, mẫu mã veston của Hàn Quốc. Cả bộ trang phục gồm áo sơ mi dài tay, nơ đeo cổ, quần âu dài, áo veston... dành cho học sinh lớp 1, lớp 2 có giá 629.000 đồng/bộ; học sinh lớp 3 có giá 661.000 đồng/bộ và học sinh lớp 4, lớp 5 có giá 693.000 đồng/bộ.
Bộ đồng phục vest cho học sinh tiểu học với ý tưởng đột phá - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Sau khi thống nhất, Ban phụ huynh nhà trường đã có thông báo tới các cô giáo chủ nhiệm để cô giáo truyền đạt tới các học sinh. Nhiều phụ huynh học sinh đã tỏ ra rất bất ngờ trước quyết định đột ngột từ phía nhà trường. Ngay tuần đầu tiên, 38 phụ huynh học sinh đã không đồng ý may đồng phục. Một số phụ huynh đã tới trường gặp Ban giám hiệu và báo tin lên Phòng Giáo dục và Đào tạo H.Thường Tín.
Lý do các phụ huynh đưa ra là họ không được thông báo trước về quyết định may đồng phục. Đặc biệt, mẫu mã, kiểu dáng veston của bộ đồng phục có giá cao, không phù hợp với túi tiền của nông dân. "Đầu năm học mới phải đóng bao nhiêu khoản tiền học phí cho con. Bây giờ lại phải đóng thêm khoản tiền đồng phục gần 700.000 đồng/bộ thì làm gì có tiền mà nộp", một phụ huynh bức xúc.
Đến chiều 17.8, ban lãnh đạo nhà trường tổ chức họp đột xuất. Tại cuộc họp, Ban phụ huynh nhà trường thông báo cụ thể về giá cả của từng bộ phận áo, quần, nơ… trong cả bộ sản phẩm để phụ huynh tìm hiểu kỹ càng trước khi lựa chọn đăng kí cho các học sinh.
70%- 80% phụ huynh toàn trường đồng ý
Trao đổi với Thanh Niên Online, bà Đào Thị Thục, Hiệu trường Trường tiểu học Văn Bình (xã Văn Bình, H.Thường Tín) cho biết, sau cuộc họp có đông đảo phụ huynh đồng ý đăng ký may đồng phục cho con. Theo thống kê có khoảng 70% - 80% phụ huynh đăng ký may đồng phục. Theo bà Thục, sự việc lần này là chuyện ngoài ý muốn, nhà trường đã không lường hết được mọi chuyện.
"Chuyện may đồng phục là trên cơ sở tự nguyện, không hề ép buộc. Phụ huynh có quyền đăng ký bất kỳ một bộ phận nào thuộc bộ trang phục cũng được", bà Thục khẳng định. Với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, hiện nhà trường vẫn chưa có kế hoạch xem xét hỗ trợ ủng hộ để có đủ tiền mua bộ trang phục "đột phá".
Trường tiểu học Văn Bình (xã Văn Bình, H.Thường Tín, Hà Nội) - Ảnh Nguyễn Tuấn
Bà Đào Thị Hoạt, Phó ban đại diện phụ huynh nhà trường đã thừa nhận sai sót trong vụ việc này khi tự ý quyết định mẫu mã, kiểu dáng bộ trang phục dẫn đến sự hiểu lầm của nhiều phụ huynh.
Bà Hoạt lý giải thêm, giá đồng phục cao các phụ huynh cũng không cần quá lo, bởi nhà trường cho phép đóng sau thời điểm đầu năm học. Hơn nữa, theo hợp đồng giữa hội phụ huynh với nhà may, phụ huynh có thể chia thành nhiều lần để trả tiền. Về việc các phụ huynh phản đối trang phục nhưng trường vẫn tiến hành thực hiện, bà Hoạt cho biết hợp đồng với các nhà may đã ký kết xong, kế hoạch may đồng phục không thể dừng lại được nữa dù cho trang phục cho học sinh có thể sẽ lộn xộn, em mặc đồng phục, em không!
Liên quan đến vụ việc, phía Phòng Giáo dục và Đào tạo H.Thường Tín đã có chỉ đạo yêu cầu hội phụ huynh, nhà trường và gia đình các em học sinh cần có sự thống nhất, để đạt kết quả như mong muốn trước khi bộ đồng phục được hoàn thành.
Theo thanhnien