bemai94
Thành viên
- Tham gia
- 17/9/2024
- Bài viết
- 32
(PLO)- Học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM khi đến lớp sẽ cất điện thoại vào tủ theo số thứ tự do trường trang bị ở mỗi phòng học.
Trưa 13-11, chia sẻ với PLO, Thạc sĩ Trần Vũ, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết trường vừa chính thức ban hành thông báo về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học và bắt đầu áp dụng từ tháng 11 của năm học 2024-2025 này.
Theo đó, trường yêu cầu tất cả học sinh đang theo học tại trường phải tuân thủ nghiêm việc không sử dụng điện thoại trong các tiết học. Trường hợp giáo viên bộ môn cho phép sử dụng điện thoại với mục đích học tập, học sinh được sử dụng với trách nhiệm trung thực và nghiêm túc tham gia xây dựng tiết học.
Đáng chú ý, để hiện thực hóa chủ trương "nói không với điện thoại" này, nhà trường đã trang bị ở mỗi phòng học một tủ kính đựng điện thoại di động gồm 50 ngăn, có đánh số thứ tự từ 1 đến 50 và kèm chìa khóa tương ứng.
Vào mỗi đầu tiết học, học sinh phải tự bỏ điện thoại vào đúng ngăn theo số thứ tự của mình và khóa lại, tự bảo quản chìa khóa. Cuối tiết học, các em tự mở khóa và lấy lại điện thoại.
Tủ kính được Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM trang bị nhằm giúp học sinh " nói không với điện thoại"
Trường cũng lưu ý học sinh phải có ý thức giữ gìn tài sản cá nhân cũng như của trường học, không cất giấu chìa khóa của các ngăn tủ khác. Trường hợp vi phạm, tùy mức độ sẽ xử lý theo nội quy học sinh.
Theo đại diện trường, trường thực hiện việc này xuất phát từ bài phát biểu của PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM tại Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của trường vừa qua.
Tại đây, trong bài chia sẻ của mình với học sinh, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh: "Sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin phục vụ học tập là tốt nhưng đừng để điện thoại âm thầm biến học sinh trở thành tù binh của mạng xã hội và game.
Nhà tù vô hình này có thể chôn vùi tuổi thanh xuân, hoài bão và khát vọng của các em. Các em phải bớt sử dụng điện thoại, bớt những cám dỗ tầm thường, dồn tâm trí cho những công việc phi thường".
Nội dung: Phạm Anh
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM
Trưa 13-11, chia sẻ với PLO, Thạc sĩ Trần Vũ, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết trường vừa chính thức ban hành thông báo về việc không sử dụng điện thoại trong giờ học và bắt đầu áp dụng từ tháng 11 của năm học 2024-2025 này.
Theo đó, trường yêu cầu tất cả học sinh đang theo học tại trường phải tuân thủ nghiêm việc không sử dụng điện thoại trong các tiết học. Trường hợp giáo viên bộ môn cho phép sử dụng điện thoại với mục đích học tập, học sinh được sử dụng với trách nhiệm trung thực và nghiêm túc tham gia xây dựng tiết học.
Đáng chú ý, để hiện thực hóa chủ trương "nói không với điện thoại" này, nhà trường đã trang bị ở mỗi phòng học một tủ kính đựng điện thoại di động gồm 50 ngăn, có đánh số thứ tự từ 1 đến 50 và kèm chìa khóa tương ứng.
Vào mỗi đầu tiết học, học sinh phải tự bỏ điện thoại vào đúng ngăn theo số thứ tự của mình và khóa lại, tự bảo quản chìa khóa. Cuối tiết học, các em tự mở khóa và lấy lại điện thoại.
Tủ kính được Trường Phổ thông Năng khiếu ĐH Quốc gia TP.HCM trang bị nhằm giúp học sinh " nói không với điện thoại"
Trường cũng lưu ý học sinh phải có ý thức giữ gìn tài sản cá nhân cũng như của trường học, không cất giấu chìa khóa của các ngăn tủ khác. Trường hợp vi phạm, tùy mức độ sẽ xử lý theo nội quy học sinh.
Theo đại diện trường, trường thực hiện việc này xuất phát từ bài phát biểu của PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM tại Lễ khai giảng năm học 2024-2025 của trường vừa qua.
Tại đây, trong bài chia sẻ của mình với học sinh, PGS.TS Vũ Hải Quân nhấn mạnh: "Sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin phục vụ học tập là tốt nhưng đừng để điện thoại âm thầm biến học sinh trở thành tù binh của mạng xã hội và game.
Nhà tù vô hình này có thể chôn vùi tuổi thanh xuân, hoài bão và khát vọng của các em. Các em phải bớt sử dụng điện thoại, bớt những cám dỗ tầm thường, dồn tâm trí cho những công việc phi thường".
Nội dung: Phạm Anh
Nguồn: Báo Pháp Luật TP.HCM