- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Ngoài các môn chúng ta hằng ngày cắp sách đến trường để tiếp thu thêm những kiến thức chưa biết, nhà trường còn cho ta một điều quan trọng hơn: dạy ta biết chấp nhận thất bại.
Trường học là một mô hình xã hội thu nhỏ, phần nào phản ánh các mối quan hệ cũng như các vấn đề của cuộc sống. Học sinh vấp ngã lần đầu tiên và học cách đứng dạy để tiến lên phía trước.
Thất bại là khi ta không đạt được mục tiêu của mình đề ra, đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé. Khi nhận con điểm kém, mắt những cô bé, cậu bé rướm lệ vì lần đầu trải nghiệm thất bại. Đặt ra mục tiêu cả năm học không nghỉ buổi nào nhưng cuối cùng vì lý do khách quan không thể hoàn thành, đó là thất bại. Thất bại trong mối quan hệ bạn bè. Thất bại trong những mối tình gà bông. Tất cả những va chạm khi còn non nớt chính là kinh nghiệm thực tiễn để bạn có thể vững vàng bước ra cuộc sống.
Chúng ta dành ta một khoảng thời gian dài để học cách chấp nhận thất bại trong môi trường giáo dục, 12 năm phổ thông và 4 năm đại học. Thậm chí sau này khi đã ra trường, đi làm, bạn vẫn tiếp tục học cách đứng dạy sau khi vấp ngã.
Dạy học sinh thất bại đã trở thành môn học thời thượng của các nước phương Tây. Trường trung học Wimbledon có hẳn “một tuần thất bại”, đây là khoảng thời gian mà giáo viên khuyến khích các học sinh của mình “nếm mùi thất bại”. Trường trung học nữ sinh Oxford qua môn học này muốn chỉ ra cho các nữ sinh thấy rằng: “Mọi thứ sẽ ổn thôi cho dù không phải lúc nào bạn cũng đạt được thành công”.
Dù chưa chính thức thức ở Việt Nam nhưng trường học vẫn đang âm thầm truyền tải thông điệp đó đến học sinh. Nhà trường có vai trò chỉ đường, thấy cô có vai trò dẫn lối. Thông qua những tiết học, những bài giảng trên lớp, những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong trường học, mục đích cuối cùng của nhà trường là chuẩn bị cho học trò những hành trang tốt nhất để vào đời.
Với nhiều bạn học sinh, bài học mang tên “vượt qua thất bại” có lẽ là bài học tâm đắc nhất sau những năm ngồi trên ghế nhà trường. Từ những điều nhỏ nhặt hay vấp ngã ban đầu, các bạn ấy đã đúc kết cho chính mình bài học này. Ngọc Minh thổ lộ rằng khi còn là học sinh, cô bạn vẫn chưa “nghiệm” ra được điều này nhưng khi ra trường rồi, những lúc hồi tưởng về mái trường xưa mới thấy thấm thía từng lời từng chữ mà trước đây bạn ấy dán mác là “giảng đạo” của các thầy các cô.
Kỳ thi đại học đã trôi qua, không ít sĩ tử vẫn còn mang trong mình nỗi buồn thi trượt. Các bạn ấy nhốt mình trong nhà, ít giao tiếp và bao vây bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực mà không để ý cuộc sống vẫn còn nhiều cơ hội chờ ta nắm bắt. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho biết: “Trượt đại học không phải là mất tất cả mà chỉ mất đi một cơ hội mà thôi. Đừng vì một vệt dầu loang mà bỏ cả dòng sông. Đừng vì một lần vấp ngã mà bỏ cả con đường dài phía trước.”
Bạn Nguyễn Lê cho biết: “Đâu đại học quả thật là một thành công mà học sinh đã bỏ ra 12 năm để học hành. Thế nhưng theo mình, các bạn trượt đại học nhưng biết vượt qua điều đó mà tiếp tục nỗ lực tiến về phía trước cũng là một thành công. Năm nay mình không đâu vào ngành mình yêu thích nhưng mình sẽ ôn tập và thi lại vào năm sau”. Bạn Lê cho biết thêm bạn học được cách vượt qua thời kỳ khó khăn này là nhờ noi theo tấm gương người thầy chủ nhiệm của ban ấy, người cũng đã bỏ ra thêm một năm để theo đuổi giấc mơ giáo dục.
Hãy nhìn cuộc sống theo cách khác. Đừng đặt nặng vào vấn đề “mình thất bại” mà hãy xem mình học được gì từ thất bại đó. Đây chính là bài học vô giá mà chúng ta nhận được từ trường lớp, thầy cô. Nếu lần đầu bạn không thành công, hãy thử lại. Tiếp tục thất bại? Hãy cố gắng hơn nữa.
Trường học là một mô hình xã hội thu nhỏ, phần nào phản ánh các mối quan hệ cũng như các vấn đề của cuộc sống. Học sinh vấp ngã lần đầu tiên và học cách đứng dạy để tiến lên phía trước.
Thất bại là khi ta không đạt được mục tiêu của mình đề ra, đôi khi chỉ là những điều nhỏ bé. Khi nhận con điểm kém, mắt những cô bé, cậu bé rướm lệ vì lần đầu trải nghiệm thất bại. Đặt ra mục tiêu cả năm học không nghỉ buổi nào nhưng cuối cùng vì lý do khách quan không thể hoàn thành, đó là thất bại. Thất bại trong mối quan hệ bạn bè. Thất bại trong những mối tình gà bông. Tất cả những va chạm khi còn non nớt chính là kinh nghiệm thực tiễn để bạn có thể vững vàng bước ra cuộc sống.
Chúng ta dành ta một khoảng thời gian dài để học cách chấp nhận thất bại trong môi trường giáo dục, 12 năm phổ thông và 4 năm đại học. Thậm chí sau này khi đã ra trường, đi làm, bạn vẫn tiếp tục học cách đứng dạy sau khi vấp ngã.
Dạy học sinh thất bại đã trở thành môn học thời thượng của các nước phương Tây. Trường trung học Wimbledon có hẳn “một tuần thất bại”, đây là khoảng thời gian mà giáo viên khuyến khích các học sinh của mình “nếm mùi thất bại”. Trường trung học nữ sinh Oxford qua môn học này muốn chỉ ra cho các nữ sinh thấy rằng: “Mọi thứ sẽ ổn thôi cho dù không phải lúc nào bạn cũng đạt được thành công”.
Dù chưa chính thức thức ở Việt Nam nhưng trường học vẫn đang âm thầm truyền tải thông điệp đó đến học sinh. Nhà trường có vai trò chỉ đường, thấy cô có vai trò dẫn lối. Thông qua những tiết học, những bài giảng trên lớp, những mâu thuẫn, xung đột xảy ra trong trường học, mục đích cuối cùng của nhà trường là chuẩn bị cho học trò những hành trang tốt nhất để vào đời.
Với nhiều bạn học sinh, bài học mang tên “vượt qua thất bại” có lẽ là bài học tâm đắc nhất sau những năm ngồi trên ghế nhà trường. Từ những điều nhỏ nhặt hay vấp ngã ban đầu, các bạn ấy đã đúc kết cho chính mình bài học này. Ngọc Minh thổ lộ rằng khi còn là học sinh, cô bạn vẫn chưa “nghiệm” ra được điều này nhưng khi ra trường rồi, những lúc hồi tưởng về mái trường xưa mới thấy thấm thía từng lời từng chữ mà trước đây bạn ấy dán mác là “giảng đạo” của các thầy các cô.
Kỳ thi đại học đã trôi qua, không ít sĩ tử vẫn còn mang trong mình nỗi buồn thi trượt. Các bạn ấy nhốt mình trong nhà, ít giao tiếp và bao vây bản thân bằng những suy nghĩ tiêu cực mà không để ý cuộc sống vẫn còn nhiều cơ hội chờ ta nắm bắt. Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho biết: “Trượt đại học không phải là mất tất cả mà chỉ mất đi một cơ hội mà thôi. Đừng vì một vệt dầu loang mà bỏ cả dòng sông. Đừng vì một lần vấp ngã mà bỏ cả con đường dài phía trước.”
Bạn Nguyễn Lê cho biết: “Đâu đại học quả thật là một thành công mà học sinh đã bỏ ra 12 năm để học hành. Thế nhưng theo mình, các bạn trượt đại học nhưng biết vượt qua điều đó mà tiếp tục nỗ lực tiến về phía trước cũng là một thành công. Năm nay mình không đâu vào ngành mình yêu thích nhưng mình sẽ ôn tập và thi lại vào năm sau”. Bạn Lê cho biết thêm bạn học được cách vượt qua thời kỳ khó khăn này là nhờ noi theo tấm gương người thầy chủ nhiệm của ban ấy, người cũng đã bỏ ra thêm một năm để theo đuổi giấc mơ giáo dục.
Hãy nhìn cuộc sống theo cách khác. Đừng đặt nặng vào vấn đề “mình thất bại” mà hãy xem mình học được gì từ thất bại đó. Đây chính là bài học vô giá mà chúng ta nhận được từ trường lớp, thầy cô. Nếu lần đầu bạn không thành công, hãy thử lại. Tiếp tục thất bại? Hãy cố gắng hơn nữa.
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: