- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nhìn vào đội ngũ giảng viên của một trường đại học sẽ biết chương trình đào tạo của trường đó chất lượng đến đâu. Chính vì đảm bảo chất lượng nên nhiều trường đại học đã tìm mọi cách để thu hút đội ngũ giảng viên giỏi về trường.
“Dụ” giảng viên bằng cho thuê nhà giá rẻ, mua đất giá ưu đãi
Việc tuyển giảng viên (GV) của các trường đại học không chỉ vào dịp năm học mới bắt đầu mà bây giờ là hoạt động thường xuyên diễn ra liên tục trong năm. Bởi, nhiều trường hiện nay thiếu GV có trình độ đáp ứng yêu cầu thực tế.
Nhiều cơ sở đào tạo đưa ra những chính sách khuyến khích về vật chất như hỗ trợ, ưu đãi về lương, thưởng, hỗ trợ khuyến khích học tập nâng cao trình độ hoặc bố trí nhà công vụ cho GV trẻ…
Chủ trương của ĐH Đà Nẵng là GV được tuyển dụng phải cam kết đi đào tạo sau ĐH tại các nước tiên tiến để tiếp cận với nền khoa học hiện đại. ĐH Đà Nẵng tăng cường bồi dưỡng phương pháp dạy - học đại học, đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho GV, nhất là GV trẻ. Xây dựng “Quỹ hỗ trợ cán bộ trẻ” nhằm hỗ trợ một phần cho cán bộ trẻ nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... ĐH Đà Nẵng mời GV tình nguyện từ các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật... đến làm việc tại các trường, giúp GV và SV nâng cao trình độ ngoại ngữ. Giai đoạn 2010 - 2012, ĐH Đà Nẵng đã làm thủ tục cử 1184 lượt cán bộ đi nước ngoài (trong đó có 275 cán bộ đi đào tạo dài hạn, 909 cán bộ đi công tác và thực tập ngắn hạn) và cử 107 cán bộ đi đào tạo trong nước. Nguồn kinh phí đi học nước ngoài lấy ở nhiều nguồn khác nhau.
Để thu hút nhiều tiến sĩ từ nước ngoài về, PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết: "ĐH Đà Nẵng xúc tiến hỗ trợ các thủ tục hưởng ưu đãi đối với các cán bộ giỏi, tốt nghiệp ở nước ngoài về như được mua đất giá ưu đãi hoặc thuê chung cư, căn hộ của thành phố, nên đã thu hút được nhiều tiến sĩ từ Pháp, Nga, Úc về công tác”.
Với chính sách trên, ĐH Đà Nẵng đã tuyển dụng được nhiều GV trẻ có trình độ cao, được đào tạo tại nước ngoài, Tuy nhiên, PGS.TS Trần Văn Nam cho biết: ”khó khăn lớn nhất hiện nay là thu nhập của GV trẻ còn thấp nên chưa thực sự thu hút được mạnh mẽ những tiến sĩ từ chương trình học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), SV xuất sắc từ các trường hàng đầu trên thế giới. Đây là vấn đề lớn, cần có sự đầu tư của Nhà nước để tăng cường nguồn lực tài chính, giúp các trường xây dựng đội ngũ đủ về lượng, vững về chất”.
Trường ĐH Luật TPHCM, tại thời điểm tháng 9/2011, trường chỉ có 169 GV có trình độ sau đại học, trong đó có 40 tiến sĩ và 129 thạc sĩ. Đến nay, số giảng viên có trình độ sau đại học là 180, với 41 tiến sĩ và 139 thạc sĩ.
Mặc dù Trường ĐH Luật TPHCM không đến nỗi thiếu GV nhưng GS.TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng nhà trường than rằng: “Việc tuyển dụng GV cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, có nhiều trường hợp trúng tuyển nhưng được phân công chuyên môn không phù hợp. Trường có chủ trương ưu tiên những người có bằng cấp nên có những sinh viên giỏi mới ra trường qua đánh giá kết quả giảng thử rất tốt nhưng khó trúng tuyển vì chưa có bằng sau đại học, vẫn còn tình trạng chưa đồng đều trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV các khoa”.
Nhiều trường đại học tốp đầu vẫn thiếu giảng viên.
Ký hợp đồng với giảng viên đã nghỉ hưu
Việc tuyển chọn GV giỏi, mỗi trường có cách tuyển dụng khác nhau.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay, tỉ lệ GV có trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm88,6%, có trình độ tiến sĩ chiếm 48,5%.
Chủ trương của trường là giữ nguyên quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV. GS.TS Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường có chính sách ưu tiên tuyển dụng GV trình độ tiến sĩ, tiếp tục ký hợp đồng sau hưu với các GV trình độ có trình độ tiến sĩ, đồng thời chú trọng đào tạo bồi dưỡng GVmới. Trường cũng thành lập Ban tư vấn nghiệp vụ sư phạm để tư vấn công tác bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và tư vấn cho trường nhiều biện pháp nâng cao năng lực cho cán bộ giảng dạy”.
Còn trường ĐH Giao thông Vận tải tạo nguồn GV bằng chính sách thu hút, tạo nguồn từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các cán bộ khoa học trẻ, đặc biệt là số cán bộ trẻ được đào tạo ở các nước tiên tiến) về công tác tại trường.
Hiệu trưởng nhà trường, ông Trần Đắc Sử cho biết, trường tranh thủ nguồn học bổng của Nhà nước, học bổng từ quan hệ hợp tác của trường để đưa GV đi đào tạo ở trong và ngoài nước. Hiện nay, nhà trường có trên 100 GV làm NCS và học Cao học ở nước ngoài, gần 300 người làm NCS và học Cao học trong nước.
Tuy nhiên, ông Sử cho rằng, chế độ chính sách đối với nhà giáo còn bất cập, đời sống của nhà giáo còn nhiều khó khăn nên chưa thu hút được người giỏi về làm việc ở các trường đại học.
“Nhà nước và Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu để có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với nhà giáo, tạo điều kiện để các trường ĐH có thể thu hút được những người giỏi về làm GV” - ông Sử đề nghị.
Tại hội nghị tổng kết Chỉ thị số 296/CT-TTg, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Bộ luôn hỗ trợ các trường mới thành lập và cả các trường có bề dày về đào tạo GV. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ cho thấy số giáo sư của các trường kể cả nhiều trường đã có bề dày đều bị sụt giảm các giáo sư đầu đàn, chúng ta chưa bù lấp được khoảng trống thiếu hụt này. Bộ GD-ĐT có chủ trương hỗ trợ, tạo điều kiện tới các trường tuyển chọn GV theo Đề án 911. Về hỗ trợ về đào tạo ngoại ngữ cho GV để đáp ứng chuẩn, các trường làm việc với Cục Đào tạo với nước ngoài”.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học 2011-2012, đội ngũ giảng viên (GV) cơ hữu của tất cả các cơ sở GDĐH trong cả nước là 84.109 người, tăng 37,45% (22.919) người; số lượng GV có trình độ trên đại học là 45.512 người, tăng 56,67% so với năm học 2008-2009.
Mặc dù vậy, quy mô đội ngũ GV vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo. Tỉ lệ đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học còn thấp. Hiện toàn ngành chỉ có 286 GV có chức danh giáo sư (0,5%), 2.009 phó giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%) và 28.037 thạc sĩ (47,0%).
“Dụ” giảng viên bằng cho thuê nhà giá rẻ, mua đất giá ưu đãi
Việc tuyển giảng viên (GV) của các trường đại học không chỉ vào dịp năm học mới bắt đầu mà bây giờ là hoạt động thường xuyên diễn ra liên tục trong năm. Bởi, nhiều trường hiện nay thiếu GV có trình độ đáp ứng yêu cầu thực tế.
Nhiều cơ sở đào tạo đưa ra những chính sách khuyến khích về vật chất như hỗ trợ, ưu đãi về lương, thưởng, hỗ trợ khuyến khích học tập nâng cao trình độ hoặc bố trí nhà công vụ cho GV trẻ…
Chủ trương của ĐH Đà Nẵng là GV được tuyển dụng phải cam kết đi đào tạo sau ĐH tại các nước tiên tiến để tiếp cận với nền khoa học hiện đại. ĐH Đà Nẵng tăng cường bồi dưỡng phương pháp dạy - học đại học, đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh cho GV, nhất là GV trẻ. Xây dựng “Quỹ hỗ trợ cán bộ trẻ” nhằm hỗ trợ một phần cho cán bộ trẻ nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... ĐH Đà Nẵng mời GV tình nguyện từ các nước Anh, Mỹ, Úc, Nhật... đến làm việc tại các trường, giúp GV và SV nâng cao trình độ ngoại ngữ. Giai đoạn 2010 - 2012, ĐH Đà Nẵng đã làm thủ tục cử 1184 lượt cán bộ đi nước ngoài (trong đó có 275 cán bộ đi đào tạo dài hạn, 909 cán bộ đi công tác và thực tập ngắn hạn) và cử 107 cán bộ đi đào tạo trong nước. Nguồn kinh phí đi học nước ngoài lấy ở nhiều nguồn khác nhau.
Để thu hút nhiều tiến sĩ từ nước ngoài về, PGS.TS Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết: "ĐH Đà Nẵng xúc tiến hỗ trợ các thủ tục hưởng ưu đãi đối với các cán bộ giỏi, tốt nghiệp ở nước ngoài về như được mua đất giá ưu đãi hoặc thuê chung cư, căn hộ của thành phố, nên đã thu hút được nhiều tiến sĩ từ Pháp, Nga, Úc về công tác”.
Với chính sách trên, ĐH Đà Nẵng đã tuyển dụng được nhiều GV trẻ có trình độ cao, được đào tạo tại nước ngoài, Tuy nhiên, PGS.TS Trần Văn Nam cho biết: ”khó khăn lớn nhất hiện nay là thu nhập của GV trẻ còn thấp nên chưa thực sự thu hút được mạnh mẽ những tiến sĩ từ chương trình học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), SV xuất sắc từ các trường hàng đầu trên thế giới. Đây là vấn đề lớn, cần có sự đầu tư của Nhà nước để tăng cường nguồn lực tài chính, giúp các trường xây dựng đội ngũ đủ về lượng, vững về chất”.
Trường ĐH Luật TPHCM, tại thời điểm tháng 9/2011, trường chỉ có 169 GV có trình độ sau đại học, trong đó có 40 tiến sĩ và 129 thạc sĩ. Đến nay, số giảng viên có trình độ sau đại học là 180, với 41 tiến sĩ và 139 thạc sĩ.
Mặc dù Trường ĐH Luật TPHCM không đến nỗi thiếu GV nhưng GS.TS Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng nhà trường than rằng: “Việc tuyển dụng GV cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế, có nhiều trường hợp trúng tuyển nhưng được phân công chuyên môn không phù hợp. Trường có chủ trương ưu tiên những người có bằng cấp nên có những sinh viên giỏi mới ra trường qua đánh giá kết quả giảng thử rất tốt nhưng khó trúng tuyển vì chưa có bằng sau đại học, vẫn còn tình trạng chưa đồng đều trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho GV các khoa”.
Nhiều trường đại học tốp đầu vẫn thiếu giảng viên.
Ký hợp đồng với giảng viên đã nghỉ hưu
Việc tuyển chọn GV giỏi, mỗi trường có cách tuyển dụng khác nhau.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, hiện nay, tỉ lệ GV có trình độ từ thạc sĩ trở lên chiếm88,6%, có trình độ tiến sĩ chiếm 48,5%.
Chủ trương của trường là giữ nguyên quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV. GS.TS Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường có chính sách ưu tiên tuyển dụng GV trình độ tiến sĩ, tiếp tục ký hợp đồng sau hưu với các GV trình độ có trình độ tiến sĩ, đồng thời chú trọng đào tạo bồi dưỡng GVmới. Trường cũng thành lập Ban tư vấn nghiệp vụ sư phạm để tư vấn công tác bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và tư vấn cho trường nhiều biện pháp nâng cao năng lực cho cán bộ giảng dạy”.
Còn trường ĐH Giao thông Vận tải tạo nguồn GV bằng chính sách thu hút, tạo nguồn từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, các cán bộ khoa học trẻ, đặc biệt là số cán bộ trẻ được đào tạo ở các nước tiên tiến) về công tác tại trường.
Hiệu trưởng nhà trường, ông Trần Đắc Sử cho biết, trường tranh thủ nguồn học bổng của Nhà nước, học bổng từ quan hệ hợp tác của trường để đưa GV đi đào tạo ở trong và ngoài nước. Hiện nay, nhà trường có trên 100 GV làm NCS và học Cao học ở nước ngoài, gần 300 người làm NCS và học Cao học trong nước.
Tuy nhiên, ông Sử cho rằng, chế độ chính sách đối với nhà giáo còn bất cập, đời sống của nhà giáo còn nhiều khó khăn nên chưa thu hút được người giỏi về làm việc ở các trường đại học.
“Nhà nước và Bộ GD-ĐT tiếp tục nghiên cứu để có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với nhà giáo, tạo điều kiện để các trường ĐH có thể thu hút được những người giỏi về làm GV” - ông Sử đề nghị.
Tại hội nghị tổng kết Chỉ thị số 296/CT-TTg, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: “Bộ luôn hỗ trợ các trường mới thành lập và cả các trường có bề dày về đào tạo GV. Hiện nay, theo thống kê sơ bộ cho thấy số giáo sư của các trường kể cả nhiều trường đã có bề dày đều bị sụt giảm các giáo sư đầu đàn, chúng ta chưa bù lấp được khoảng trống thiếu hụt này. Bộ GD-ĐT có chủ trương hỗ trợ, tạo điều kiện tới các trường tuyển chọn GV theo Đề án 911. Về hỗ trợ về đào tạo ngoại ngữ cho GV để đáp ứng chuẩn, các trường làm việc với Cục Đào tạo với nước ngoài”.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học 2011-2012, đội ngũ giảng viên (GV) cơ hữu của tất cả các cơ sở GDĐH trong cả nước là 84.109 người, tăng 37,45% (22.919) người; số lượng GV có trình độ trên đại học là 45.512 người, tăng 56,67% so với năm học 2008-2009.
Mặc dù vậy, quy mô đội ngũ GV vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo. Tỉ lệ đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học còn thấp. Hiện toàn ngành chỉ có 286 GV có chức danh giáo sư (0,5%), 2.009 phó giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%) và 28.037 thạc sĩ (47,0%).
Theo Dân Trí
Hiệu chỉnh bởi quản lý: