Vậy là một trung thu nữa lại sắp tới, Chẳng còn là trẻ con để mà háo hức những chiếc bánh trung thu vàng óng, cũng chẳng còn tin trên mặt trăng có chú Cuội, Chị Hằng nhưng mỗi khi trung thu về trong lòng tớ vẫn có những cảm xúc nguyên vẹn như ngày tớ còn thơ bé.
Lại một trung thu nữa xa nhà, xa Mẹ. Lại một trung thu chẳng thể cảm nhận trọn vẹn không khí tuổi thơ nơi miền quê nghèo. Năm nào tới trung thu tớ cũng chỉ nằm nhà xem tường thuật trực tiếp chương trình" Đêm hội trăng Rằm" mà nhà Đài làm cho các bé thiếu niên nhi đồng, năm nào cũng xem, chẳng năm nào tớ bỏ từ khi tớ bắt đầu đi học đại học. trẻ con bây giờ đón trung thu khác quá! tớ nhớ ngày tớ còn bé, mỗi lần tới đêm trung thu, 2 chị em tớ lại được Mẹ làm cho cái đèn trung thu rất độc đáo. Mẹ lấy một hộp nhựa đựng xà phòng ( ngày xưa mới có, giờ chẳng còn nữa rồi), chiếc hộp nhỏ xinh được Mẹ dùi 2 lỗ cân đối, nối dây thép và buộc vào một chiếc gậy nhỏ, cán đủ dài. Ở bên trong, Mẹ đót 1 cây nến nhỏ. vậy là 2 chị em tớ có đèn đi rước cùng lũ bạn trong xóm. Ngày đó, chiếc đèn ông sao 5 cánh đủ màu sắc được khéo léo bọc bằng giấy ni lông mua trên chợ huyện là một niềm khát khao đến mãnh liệt của lũ trẻ nhà nghèo tụi tớ. Chúng tớ đi rước đèn mà không dám đi nhanh, vì đèn của chúng tớ đi nhanh thì sợ tắt, có gió phải lấy tay che. Nhìn trẻ con bây giờ có những chiếc đèn trung thu vô cùng đẹp và hiện đại lại chạnh lòng. Đèn của các bé bây giờ làm bằng nhựa, đèn chạy pin lúc nào cũng sáng lập lòe đủ màu sắc, thỉnh thoảng lại quay như chong chóng cùng với những điệu nhác đơn âm đơn điệu. Các bé đi chơi trung thu, cầm đèn trên tay ngồi trên xe máy, bố mẹ các bé phóng vù vù mà vẫn sáng, vẫn quyay tít và vẫn có thể kêu inh ỏi. Và chúng ta vẫn công nhận đó là dèn trung thu!
Chẳng còn nhiều người nhớ tới chiếc đèn ông sao, chiếc đèn thực sự của ngày trung thu. Năm nào tớ cũng thấy trên chuơng trình Đêm họi trăng rằm các bé hát vang một bài hát vô cùng quên thuộc " chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu, cán dài rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan" Các em cũng cầm đèn ông sao đấy nhưng sao chẳng ai thắp nến bên trong? Có phải bây giờ đèn ông sao chỉ còn là một đạo cụ để diễn trên sân khấu, hát bài hát đó thì phải có đèn ông sao thôi? Rồi ki hát xong các bé lại quên ngay chiếc đèn ông sao, sẽ chỉ mải mê với những vương miện công chúa, kiếm siêu nhân phát quang, với những chiếc đèn chạy pin đậm mùi của công nghệ và tiến bộ. Chiếc đèn ông sao có khi nào chỉ có thế hệ chúng tớ nhớ tới?
Mấy hôm nay đi học, những con phố tớ đi qua mọi ngày đã nhuộm một sắc màu tươi vui của nào bánh trung thu, nào đồ chơi và đủ mọi thể loại. Tớ vẫn luôn cố công kiếm tìm những chiếc đèn ông sao giữa những thứ đồ choi hiện đại ấy, và vãnn như mọi năm, hiếm lắm tớ mới bắt gặp chiếc đèn tuyệt đẹp của tuổi thơ mình. Và sự thật, đó chỉ là những chiếc đèn tồn lại của những mùa trung thu trước, đã úa màu và phủ đầy bụi bặm rồi. Cuộc sống cứ ngày càng phát triển, sẽ càng có nhiều thay đổi. Mà khi càng thay đổi thì sẽ có nhiều thứ có giá trị bị lãng quên, và chẳng lâu sau sẽ lại mất đi thôi.
Lại một trung thu nữa xa nhà, xa Mẹ. Lại một trung thu chẳng thể cảm nhận trọn vẹn không khí tuổi thơ nơi miền quê nghèo. Năm nào tới trung thu tớ cũng chỉ nằm nhà xem tường thuật trực tiếp chương trình" Đêm hội trăng Rằm" mà nhà Đài làm cho các bé thiếu niên nhi đồng, năm nào cũng xem, chẳng năm nào tớ bỏ từ khi tớ bắt đầu đi học đại học. trẻ con bây giờ đón trung thu khác quá! tớ nhớ ngày tớ còn bé, mỗi lần tới đêm trung thu, 2 chị em tớ lại được Mẹ làm cho cái đèn trung thu rất độc đáo. Mẹ lấy một hộp nhựa đựng xà phòng ( ngày xưa mới có, giờ chẳng còn nữa rồi), chiếc hộp nhỏ xinh được Mẹ dùi 2 lỗ cân đối, nối dây thép và buộc vào một chiếc gậy nhỏ, cán đủ dài. Ở bên trong, Mẹ đót 1 cây nến nhỏ. vậy là 2 chị em tớ có đèn đi rước cùng lũ bạn trong xóm. Ngày đó, chiếc đèn ông sao 5 cánh đủ màu sắc được khéo léo bọc bằng giấy ni lông mua trên chợ huyện là một niềm khát khao đến mãnh liệt của lũ trẻ nhà nghèo tụi tớ. Chúng tớ đi rước đèn mà không dám đi nhanh, vì đèn của chúng tớ đi nhanh thì sợ tắt, có gió phải lấy tay che. Nhìn trẻ con bây giờ có những chiếc đèn trung thu vô cùng đẹp và hiện đại lại chạnh lòng. Đèn của các bé bây giờ làm bằng nhựa, đèn chạy pin lúc nào cũng sáng lập lòe đủ màu sắc, thỉnh thoảng lại quay như chong chóng cùng với những điệu nhác đơn âm đơn điệu. Các bé đi chơi trung thu, cầm đèn trên tay ngồi trên xe máy, bố mẹ các bé phóng vù vù mà vẫn sáng, vẫn quyay tít và vẫn có thể kêu inh ỏi. Và chúng ta vẫn công nhận đó là dèn trung thu!
Chẳng còn nhiều người nhớ tới chiếc đèn ông sao, chiếc đèn thực sự của ngày trung thu. Năm nào tớ cũng thấy trên chuơng trình Đêm họi trăng rằm các bé hát vang một bài hát vô cùng quên thuộc " chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu, cán dài rất dài cán cao quá đầu. Em cầm đèn sao em hát vang vang. Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan" Các em cũng cầm đèn ông sao đấy nhưng sao chẳng ai thắp nến bên trong? Có phải bây giờ đèn ông sao chỉ còn là một đạo cụ để diễn trên sân khấu, hát bài hát đó thì phải có đèn ông sao thôi? Rồi ki hát xong các bé lại quên ngay chiếc đèn ông sao, sẽ chỉ mải mê với những vương miện công chúa, kiếm siêu nhân phát quang, với những chiếc đèn chạy pin đậm mùi của công nghệ và tiến bộ. Chiếc đèn ông sao có khi nào chỉ có thế hệ chúng tớ nhớ tới?
Mấy hôm nay đi học, những con phố tớ đi qua mọi ngày đã nhuộm một sắc màu tươi vui của nào bánh trung thu, nào đồ chơi và đủ mọi thể loại. Tớ vẫn luôn cố công kiếm tìm những chiếc đèn ông sao giữa những thứ đồ choi hiện đại ấy, và vãnn như mọi năm, hiếm lắm tớ mới bắt gặp chiếc đèn tuyệt đẹp của tuổi thơ mình. Và sự thật, đó chỉ là những chiếc đèn tồn lại của những mùa trung thu trước, đã úa màu và phủ đầy bụi bặm rồi. Cuộc sống cứ ngày càng phát triển, sẽ càng có nhiều thay đổi. Mà khi càng thay đổi thì sẽ có nhiều thứ có giá trị bị lãng quên, và chẳng lâu sau sẽ lại mất đi thôi.