- Tham gia
- 2/1/2011
- Bài viết
- 1.024
SGTT.VN - Liên tục trong những ngày qua, giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực xảy ra các vụ va chạm trên biển. Sau sự kiện máy bay Trung Quốc lảng vảng gần quần đảo Senkaku- tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày 2.3, thì tiếp đó ngày 3.3, một tàu cá của Trung Quốc đụng độ tàu tuần duyên của Hàn Quốc khiến một sĩ quan Hàn Quốc bị thương, một ngư dân Trung Quốc bị bắn và tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ.
>> Máy bay Trung, Nhật đuổi nhau trên đảo tranh chấp
>> Chương đen tối của y học Mỹ: Những thí nghiệm rùng rợn
>> Phản đối Trung Quốc diễn tập quân sự ở Trường Sa
sample text
Sự việc xảy ra lúc 15g chiều 3.3 (giờ địa phương) tại khu vực trên biển Hoàng Hải, cách thành phố Taean 100km về phía tây nam. Phía Hàn Quốc cho rằng chiếc tàu cá trọng tải 30 tấn của Trung Quốc đã xâm phạm sâu vào khu vực đặc quyền kinh tế trên biển của Hàn Quốc đến 11km. Khi sĩ quan Hàn Quốc lên tàu cá, các ngư dân Trung Quốc đã tấn công và làm người này bị thương. Binh lính Hàn Quốc đã nổ súng bắn trọng thương một ngư dân Trung Quốc, sau đó bắt giữ chiếc tàu lẫn thuỷ thủ (10 người). Dự kiến tàu sẽ bị phạt 30 triệu won (26.870 USD) và các thuỷ thủ Trung Quốc phải bồi thường vì gây thương tích cho sĩ quan Hàn Quốc (bị đánh bằng búa, gậy, theo AFP).
Trước đó, lúc 9g30 ngày 2.3, hai tàu chiến Trung Quốc số 71 và 75 đã áp sát tàu thăm dò dầu khí M/V Venture của Philippines... Philippines đã điều các máy bay và ba tàu chiến tiến ra nơi xảy ra tranh chấp. Khi thấy máy bay của Philippines, hai tàu Trung Quốc đã bỏ đi. Sáng 4.3, bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc tại Manila giải thích sự việc nhưng không nhận được hồi âm.
Cùng ngày 2.3, một máy bay do thám và một máy bay tuần tra chống tàu ngầm của Trung Quốc đã bay lượn cách quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) khoảng 55 km. Phía Nhật đã phái hai máy bay F-15 đến quần đảo này, và hai máy bay Trung Quốc bỏ đi.
Cũng trong ngày 2.3, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa ngày 24.2.2011.
Tàu cá Trung Quốc thường xâm phạm lãnh hải một số nước xung quanh như Nhật, Hàn Quốc... Ảnh: AsiaOne
Những sự kiện liên tiếp trên khiến người ta lo ngại về việc Trung Quốc đang tăng cường sự có mặt quân sự tại những khu vực tranh chấp trên biển. Nhất là khi ngày 4.3, Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng năm 2011 là 91,5 tỉ USD, tăng 12,7% so năm 2010.
Vào tháng 12 năm ngoái, một tàu cá Trung Quốc đã va chạm với một tàu tuần duyên Hàn Quốc khiến tàu cá bị lật, hai ngư dân Trung Quốc rơi xuống biển mất tích. Cũng trong tháng này, ba ngư dân Trung Quốc được hàn Quốc xem là đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển Hàn Quốc đã được Hàn Quốc phóng thích do phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Trước đó, cuối tháng 9.2010, trước sức ép của phía Trung Quốc, Nhật đã thả thuyền trưởng một tàu cá của Trung Quốc bị bắt ngày 7.9 vì va chạm với hai tàu tuần duyên Nhật Bản (JCG) tại vùng đảo Senkaku.
H.S (tổng hợp)
>> Máy bay Trung, Nhật đuổi nhau trên đảo tranh chấp
>> Chương đen tối của y học Mỹ: Những thí nghiệm rùng rợn
>> Phản đối Trung Quốc diễn tập quân sự ở Trường Sa
sample text
Sự việc xảy ra lúc 15g chiều 3.3 (giờ địa phương) tại khu vực trên biển Hoàng Hải, cách thành phố Taean 100km về phía tây nam. Phía Hàn Quốc cho rằng chiếc tàu cá trọng tải 30 tấn của Trung Quốc đã xâm phạm sâu vào khu vực đặc quyền kinh tế trên biển của Hàn Quốc đến 11km. Khi sĩ quan Hàn Quốc lên tàu cá, các ngư dân Trung Quốc đã tấn công và làm người này bị thương. Binh lính Hàn Quốc đã nổ súng bắn trọng thương một ngư dân Trung Quốc, sau đó bắt giữ chiếc tàu lẫn thuỷ thủ (10 người). Dự kiến tàu sẽ bị phạt 30 triệu won (26.870 USD) và các thuỷ thủ Trung Quốc phải bồi thường vì gây thương tích cho sĩ quan Hàn Quốc (bị đánh bằng búa, gậy, theo AFP).
Trước đó, lúc 9g30 ngày 2.3, hai tàu chiến Trung Quốc số 71 và 75 đã áp sát tàu thăm dò dầu khí M/V Venture của Philippines... Philippines đã điều các máy bay và ba tàu chiến tiến ra nơi xảy ra tranh chấp. Khi thấy máy bay của Philippines, hai tàu Trung Quốc đã bỏ đi. Sáng 4.3, bộ Ngoại giao Philippines gửi công hàm yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc tại Manila giải thích sự việc nhưng không nhận được hồi âm.
Cùng ngày 2.3, một máy bay do thám và một máy bay tuần tra chống tàu ngầm của Trung Quốc đã bay lượn cách quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) khoảng 55 km. Phía Nhật đã phái hai máy bay F-15 đến quần đảo này, và hai máy bay Trung Quốc bỏ đi.
Cũng trong ngày 2.3, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phản đối việc biên đội tàu hộ vệ số 8 hải quân Trung Quốc đã tiến hành diễn tập chống cướp biển ở khu vực quần đảo Trường Sa ngày 24.2.2011.
Tàu cá Trung Quốc thường xâm phạm lãnh hải một số nước xung quanh như Nhật, Hàn Quốc... Ảnh: AsiaOne
Những sự kiện liên tiếp trên khiến người ta lo ngại về việc Trung Quốc đang tăng cường sự có mặt quân sự tại những khu vực tranh chấp trên biển. Nhất là khi ngày 4.3, Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng năm 2011 là 91,5 tỉ USD, tăng 12,7% so năm 2010.
Vào tháng 12 năm ngoái, một tàu cá Trung Quốc đã va chạm với một tàu tuần duyên Hàn Quốc khiến tàu cá bị lật, hai ngư dân Trung Quốc rơi xuống biển mất tích. Cũng trong tháng này, ba ngư dân Trung Quốc được hàn Quốc xem là đánh cá bất hợp pháp trên vùng biển Hàn Quốc đã được Hàn Quốc phóng thích do phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Trước đó, cuối tháng 9.2010, trước sức ép của phía Trung Quốc, Nhật đã thả thuyền trưởng một tàu cá của Trung Quốc bị bắt ngày 7.9 vì va chạm với hai tàu tuần duyên Nhật Bản (JCG) tại vùng đảo Senkaku.
H.S (tổng hợp)