- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Tham khảo
Become the CEO of Your Own Brain in Six Easy Steps
How to be the boss of your brain, rather than letting it master you
Published on April 2, 2013 by Melanie A. Greenberg, Ph.D. in The Mindful Self-Express
Bạn có thể đã từng cố gắng kiểm soát những ý nghĩ của bạn lúc này hay lúc khác. Với sự giúp đỡ của những cuốn sách tự giúp bản thân, có lẽ bạn đã từng thử “Trở nên tích cực”. Và điều này có thể từng có hiệu quả được 1 thời gian. Nhưng sớm hay muộn, bạn có lẽ đã phát hiện thấy bản thân quay lại điểm xuất phát. Tôi ở đây để nói cho bạn còn có 1 con đường khác. Và đó là trở thành CEO của tâm trí bạn – khéo léo hướng nó đến sống hài hòa với những phần khác của cái tôi – cơ thể và tinh thần.
Nếu bạn làm theo 6 bước sau, bạn sẽ là chủ nhân của BẠN ngay tức khắc.
BƯỚC 1: LẮNG NGHE VÀ THỪA NHẬN
Giống như tất cả những nhà lãnh đạo giỏi, bạn sẽ phải lắng nghe nhân viên đang bực tức của bạn, và thừa nhận rằng bạn đang xem thông điệp của nó 1 cách nghiêm túc. Tâm trí, giống như con người, có thể bớt căng thẳng và bỏ qua khi chúng cảm thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Luyện tập lòng biết ơn và cảm ơn tâm trí của bạn vì sự đóng góp của nó. “Cảm ơn bạn, tâm trí, vì đã nhắc tôi nếu tôi không bán được nhiều hàng hơn, tôi có thể bị sa thải.” “Cảm ơn bạn vì đã nói với tôi rằng tôi có thể sẽ cô đơn mãi mãi và không bao giờ tìm thấy tình yêu và có 1 gia đình.” Đó là những lĩnh vực quan trọng của cuộc sống và tôi cần chú ý đến chúng và tôi cố gắng hết sức để tận dụng mọi cơ hội đến. Tôi cũng cần học hỏi từ những kinh nghiệm quá khứ để tôi không tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự.”
BƯỚC 2: LÀM HÒA VỚI TÂM TRÍ CỦA BẠN
Bạn có thể không thích những việc mà tâm trí bạn làm hoặc cái cách nó điều khiển bản thân. Trong thực tế, tất cả những tính chất tiêu cực đó có thể đôi lúc rất khó chịu. Nhưng sự thật là bạn đang mắc kẹt với nó và bạn không thể (hoặc sẽ không muốn) tiêu diệt nó. Trong cuốn sách The Happiness Trap, Bác sĩ Russ Harris sử dụng ví dụ về người Israel và Palestin để minh họa cho mối quan hệ của bạn với những ý nghĩ tiêu cực của tâm trí bạn. 2 kẻ thù cũ xưa đó có thể không thích cách sống của nhau, nhưng họ đang mắc kẹt với nhau. Nếu 1 bên tiến hành chiến tranh thì bên kia trả đũa, và nhiều người bị thương và nhiều tòa nhà bị phá hủy. Bây giờ họ có rất ít năng lượng để tập trung xây dựng sức khỏe và hạnh phúc của xã hội của họ. Chỉ khi sống trong hòa bình mới cho phép những quốc gia đó xây dựng xã hội giàu có và lành mạnh hơn, do đó hãy làm hòa với tâm trí của bạn – chấp nhận rằng những ý nghĩa và cảm xúc tiêu cực sẽ ở đó – rằng bạn không thể kiểm soát chúng, có thể cho phép bạn tập trung vào những hành động của bạn trong giây phút hiện tại, để bạn có thể tiến lên với những mục tiêu quan trọng nhất của bạn mà không làm cho tất cả bị rối tung. Bạn không nhất thiết phải thích những ý nghĩ hoặc đồng ý với chúng – bạn chỉ cần để cho chúng ở đó trong tâm trí của bạn, trong khi đó bạn đi ra ngoài và hoàn thành côngviệc.
BƯỚC 3: NHẬN RA NHỮNG Ý NGHĨ CHỈ LÀ NHỮNG Ý NGHĨ
Phần lớn thời gian chúng ta không “nhìn thấy” tâm trí của chúng ta. Chúng chỉ cảm thấy như là 1 phần của chúng ta? Bác sĩ Steve Hayes, người sáng lập trị liệu chấp nhận và cam kết (Acceptance and Commitment Therapy) sử dụng khái niệm “trộn lẫn với những ý nghĩ của bạn" để minh họa mối quan hệ này. Bị trộn lẫn có nghĩa là dính mắc với nhau, không phân biệt được. Bạn cảm thấy như thể những ý nghĩ và cảm xúc của bạn là BẠN và do đó bạn chấp nhận chúng vô điều kiện như là sự thật mà không thực sự nhìn vào chúng. “Tôi đang nghĩ tôi là 1 người nhàm chán và thất bại – được! tôi phải là 1 người thất bại và nhàm chán. Điều đó không thú vị sao? Bây giờ tôi cảm thấy thật tuyệt.” Kiểu logic đơn giản này dường như chiếm ưu thế vì chúng ta không thể nhìn thấy tâm trí của chúng ta, do đó chúng ta gặp khó khăn để bước ra ngoài bản thân chúng ta và có 1 quan điểm của người quan sát khách quan.
Trong thực tế, những ý nghĩ của chúng ta trôi qua, những sự kiện tinh thần, bị ảnh hưởng bởi những tâm trạng của chúng ta, những trạng thái đói hoặc mệt mỏi, sức khỏe thể chất, những hóc mon, t.ình d.ục, thời tiết, những thứ chúng ta xem trên TV tối qua, những thứ chúng ta đã ăn trong bữa tối, những điều chúng ta đã học khi còn bé...Chúng giống như những thói quen tinh thần. Và, giống như bất kì thói quen nào, chúng có thể lành mạnh hoặc không lành mạnh, nhưng chúng cần thời gian để thay đổi. Cũng giống như 1 người mê xem TV không thể đứng dậy và chạy marathon ngay lập tức, chúng ta không thể dập tắt những chu kỳ suy nghĩ/cảm xúc tiêu cực 1 cách thần kỳ mà không luyện tập lặp đi lặp lại và với sự nỗ lực đáng kể. Và ngay cả sau đó, những hạch hạnh nhân hoạt động quá mức đôi lúc vẫn gửi đến chúng ta những thứ tiêu cực.
BƯỚC 4: QUAN SÁT TÂM TRÍ CỦA BẠN
Giống như 1 nhà lãnh đạo giỏi dành thời gian để đi bộ qua các phòng để biết về các nhân viên, do đó chúng ta cần dành thời gian để biết tâm trí chúng ta làm việc hằng ngày như thế nào. Gọi nó là sự chú tâm, thiền định hoặc thời gian yên tĩnh. Dành thời gian để quan sát tâm trí của bạn cũng quan trọng như dành thời gian để tập thể dục. Khi bạn cố gắng tập trung tâm trí của bạn vào nhịp thở của bạn, hoặc vào những cái cây và những bông hoa khi bạn đi bộ trong thiên nhiên, thì tâm trí bạn làm gì? Nếu nó giống như của tôi, nó suy nghĩ lan man khắp nơi – hầu hết là đem lại những lo lắng cũ hoặc những vấn đề chưa được giải quyết trong ngày. Và nếu không được kiểm tra và kiềm chế thì nó có thể lôi bạn ra khỏi giây phút hiện tại bình an và đi vào đường xoắn ốc của nỗi lo lắng, sợ hãi và đánh giá.
Sự chú tâm không chỉ bao gồm việc chú ý đến nơi mà tâm trí của bạn đi khi nó suy nghĩ lan man mà còn nhẹ nhàng mang nó quay trở lại, tập trung vào hơi thở, ăn uống, đi bộ, yêu thương hoặc làm việc. Khi bạn làm điều này lặp đi lặp lại qua hàng tháng hoặc hàng năm trời, bạn bắt đầu huấn luyện lại hạch hạnh nhân chạy trốn của bạn. Giống như 1 vị CEO giỏi, bạn bắt đầu biết khi nào tâm trí của bạn làm quay tròn những bánh xe của nó, và bạn có thể nhẹ nhàng hướng dẫn nó quay trở lại với chương trình.
BƯỚC 5: HUẤN LUYỆN LẠI TÂM TRÍ CỦA BẠN ĐỂ LẬP TRÌNH LẠI BỘ NÃO CỦA BẠN
Có 1 câu nói cổ và thông thái này “Chúng ta là những gì chúng ta làm lặp đi lặp lại.” Đối với điều này, tôi sẽ thêm vào “Chúng ta trở thành những gì chúng ta suy nghĩ lặp đi lặp lại nhiều lần.” Qua những khoảng thời gian dài, những khuôn mẫu suy nghĩ của chúng ta trở nên khắc sâu vào hàng tỷ tế bào thần kinh trong bộ não của chúng ta, kết nối chúng lại với nhau theo những kiểu độc nhất. Khi những con đường mòn trong não bộ - những mối liên kết giữa những yếu tố hoặc những ý tưởng khác nhau – thường xuyên được lặp đi lặp lại, thì các tế bào thần kinh bắt đầu kích thích hoặc truyền đi thông tin với nhau theo 1 chuỗi nhanh chóng và liên kết. 1 khi ý nghĩ đầu tiên bắt đầu thì toàn bộ chuỗi (ý nghĩ) bị kích hoạt.
Lái tự động là tuyệt để lái 1 chiếc xe, nhưng không quá tuyệt cho sự hoạt động cảm xúc. Ví dụ, bạn có thể có những nỗi sợ sâu kín khi trở nên gần gũi với mọi người vì bạn từng bị ngược đãi khi còn bé. Để học cách yêu thương, bạn cần trở nên ý thức được toàn bộ chuỗi tiêu cực nối tiếp và nó ảnh hưởng xấu như thế nào đến những nhận thức của bạn, gọi tên những phản ứng thuộc về quá khứ đó, và tái tập trung tâm trí của bạn vào kinh nghiệm trong giây phút hiện tại. Theo thời gian, bạn có thể bắt đầu thay đổi hệ thống của bộ não của bạn cũng như vỏ não trước trán (trung tâm thực hiện, chịu trách nhiệm thiết lập các mục tiêu, lên kế hoạch và thực hiện chúng), có nhiều khả năng ảnh hưởng và khóa hạch hạnh nhân dựa trên nỗi sợ và nhanh chóng bị kích thích của bạn (trung tâm kiểm soát cảm xúc). Và điều này chính xác là những gì mà các nghiên cứu tạo ảnh não về những ảnh hưởng của trị liệu chú tâm đã chứng minh.
BƯỚC 6: LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI VỚI BẢN THÂN
Nghiên cứu mở đường về lòng từ bi với bản thân (Self-Compassion), Bác sĩ Kristin Neff mô tả khái niệm này như là “1 cách quan hệ với bản thân bạn lành mạnh hơn.” Trong khi chúng ta không thể dễ dàng thay đổi những cảm xúc và những phản ứng thuộc nội tạng mà tâm trí và cơ thể chúng ta tạo ra, thì chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta đáp ứng lại trước những cảm xúc đó như thế nào. Hầu hết chúng ta được dạy rằng những cảm xúc dễ bị tổn thương là những dấu hiệu của sự yếu đuối – phải được che giấu khỏi người khác bằng mọi giá. Điều đó là sai lầm chết người. Tác giả Brene Brown đem đến cho chúng ta 1 lập luận đầy thuyết phục, dựa trên nghiên cứu, rằng bộc lộ tính dễ bị tổn thương của bạn có thể là 1 nguồn của sức mạnh và sự tự tin, nếu nó được kiểm soát đúng đắn.
Khi chúng ta đánh giá những cảm xúc của chúng ta – chúng ta đánh mất sự tiếp xúc với những lợi ích của những cảm xúc đó. Chúng là những nguồn thông tin có giá trị về những phản ứng của chúng ta trước những sự kiện trong cuộc sống của chúng ta, và chúng có thể nói với chúng ta điều gì là quan trọng và ý nghĩa nhất đối với chúng ta. Những cảm xúc là những tín hiệu nói với chúng ta dành thời gian để nghỉ ngơi và làm đầy lại năng lượng bản thân. Thay vì chỉ trích bản thân chúng ta, chúng ta có thể học hỏi những cách thức mới để hỗ trợ bản thân trong nỗi khổ của chúng ta. Chúng ta có thể chủ ý tìm kiếm những kinh nghiệm bên trong và bên ngoài đem lại cho chúng ta niềm vui hoặc sự thoải mái – những kí ức về những thời điểm hạnh phúc với người chúng ta yêu, vẻ đẹp của thiên nhiên, sự bộc lộ bản thân sáng tạo. Kết nối với những nguồn đó có thể giúp chúng ta điều khiển những cảm xúc khó khăn trong khi vẫn sống trong hiện tại.
TÓM TẮT
Để trở thành 1 CEO thành công của tâm trí bạn, bạn cần lắng nghe, biết về nhân viên của bạn, ghi nhận sự đóng góp của nó, nhận ra bản chất của nó, làm hòa với nó, bổ sung 1 sự huấn luyện lại hoặc chương trình phát triển nhân viên, và đối xử tử tế với nó. Nó sẽ đền đáp lại bạn với 1 sự trung thành và phục vụ suốt đời với những giá trị và những mục tiêu bạn ấp ủ nhất.
Nguồn: PsychologyToday