- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Đến dự buổi tiệc mà bạn không quen biết bất kỳ ai sẽ rất khó khăn. Bạn nên bắt đầu bằng việc xem xét lại bản chất của buổi tiệc. Khởi đầu từng cuộc trò chuyện một, cho dù là với một người hoặc với một nhóm người. Bạn nên nhớ rằng chú ý lắng nghe người khác là nhân tố quan trọng cho sự thành công trong xã hội.
Phương pháp 1: Đánh giá buổi tiệc
1. Giữ bình tĩnh trước khi đến tham dự buổi tiệc
Nếu bạn lo lắng về việc xuất hiện tại buổi tiệc mà bạn không quen biết bất kỳ một người nào, tốt nhất là bạn nên bình tĩnh lại trước khi cố gắng gặp gỡ người khác. Hít thở sâu, hít không khí vào bụng, và thở ra chậm rãi bằng mũi. Lặp lại biện pháp hít thở sâu một cách từ từ này trong một vài lần. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn đang đứng vững trên sàn nhà để cảm thấy chắc chắn hơn.
Thực hiện biện pháp tưởng tượng tích cực. Ví dụ, bạn có thể hình dung bản thân trông có vẻ quyến rũ và tinh tế trên sàn nhảy, hoặc một người nào đó đang cười vang trước khiếu hài hước của bạn.
Bạn cần biết rằng mọi người không chú ý đến bạn, vì vậy, bạn không cần phải ngượng ngùng. Cuối cùng thì có lẽ hầu hết mọi người tham dự buổi tiệc cũng đều đang lo lắng.
Lặp lại quá trình này bất kỳ khi nào bạn cảm thấy lo âu trong buổi tiệc.
2. Mỉm cười với người khác để trông có vẻ tự tin hơn
Có thể bạn đang hoảng sợ, nhưng nếu bạn mỉm cười, bạn sẽ trông tự tin hơn. Ngay cả khi bạn không quen biết bất kỳ người nào, bạn có thể gia tăng khả năng xã hội của mình thông qua nụ cười. Ngoài ra, nếu bạn đang lo lắng, mỉm cười sẽ giúp cải thiện tâm trạng và giảm thiểu căng thẳng.
Con người thường đáp lại người đang mỉm cười với mình bằng một nụ cười, và điều này thậm chí sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngay cả một nụ cười nhẹ nhàng cũng đủ để giúp thư giãn cơ mặt, và bạn sẽ trông ít đe dọa hơn đối với những vị khách khác tại buổi tiệc.
Khi bạn tỏ vẻ tự tin, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tự tin hơn.
3. Suy nghĩ về mục đích của buổi tiệc
Buổi tiệc này thuộc thể loại nào? Tương tác xã hội sẽ khác nhau tùy thuộc vào lý do mọi người họp mặt. Nếu bạn tham dự buổi tiệc của hội học sinh, bạn sẽ cần đến kỹ năng xã hội khác so với buổi tiệc Giáng Sinh do ca đoàn nhà thờ do mẹ bạn tổ chức.
Bạn nên nhớ rằng mọi người trong buổi tiệc cũng có thể không quen biết nhau.
Cân nhắc bản chất của buổi tiệc, cố gắng phán đoán xem liệu người khác có khả năng tự giới thiệu bản thân trước tiên hay không.
4. Tìm hiểu về buổi tiệc
Xem xét cách bày trí của buổi tiệc sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu bạn không quen với nó. Xác định vị trí của phòng vệ sinh, nơi bày biện thức ăn, thức uống, như là cách để cảm thấy thoải mái hơn.
Biện pháp này cũng sẽ giúp bạn đánh giá số lượng người tham dự, và loại hình của buổi tiệc.
Có lẽ có nhiều loại hoạt động khác nhau đang diễn ra tại một số khu vực trong không gian tổ chức tiệc. Trong trường hợp này, bạn nên bắt đầu với lĩnh vực mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
5. Tinh chỉnh thói quen cá nhân của bạn để dễ tiếp cận hơn
Không cần phải thay đổi tính cách mạnh mẽ. Chỉ cần thực hiện một vài thay đổi nhỏ để giúp bạn hòa nhập và kết nối với những người mới trong bữa tiệc. Nếu bạn tự nhiên có một biểu hiện buồn chán, hãy cố gắng để đứng thẳng và mỉm cười. Nếu bạn thường ăn mặc thoải mái nhưng bạn biết bữa tiệc rất sang trọng, hãy mặc đẹp. Trang điểm hoặc dành thêm một vài phút cho mái tóc của bạn để bạn nổi bật theo đúng cách.
6. Quan sát các vị khách khác
Họ có ngồi tại bàn ăn theo nhiều nhóm nhỏ? Hay là còn nhiều người đi dạo xung quanh? Bạn có thể bắt chước theo hành động người khác đang thực hiện.
Ví dụ, nếu mọi người đang khiêu vũ, hãy chú ý xem họ khiêu vũ một mình hay cùng với bạn nhảy.
Cố gắng đứng hoặc ngồi tại khu vực khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất trong căn phòng.
7. Suy nghĩ về điểm tương đồng
Nếu bạn tập trung vào yếu tố tương đồng với bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Một trong số lý do khiến người lạ mặt thường xuyên nói về thời tiết là vì nó là chủ đề chung của tất cả mọi người chúng ta. Đây không phải là điểm bắt đầu tệ hại, tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ về tùy chọn khác. Ví dụ, có thể bạn sẽ nhận thấy một người nào đó đang mặc chiếc áo phông của ban nhạc mà bạn yêu thích, đây chính là chủ đề khá tốt để gợi chuyện.
Nếu bạn cảm thấy ngượng ngùng, tìm kiếm điểm tương đồng với người khác sẽ giúp bạn bình tĩnh lại.
Ngay cả tại thành phố lớn hoặc tại đất nước mà bạn không rành ngôn ngữ, bạn sẽ có khả năng tìm được điểm tương đồng nếu bạn tập trung tìm kiếm.
8. Đề nghị giúp đỡ người chủ buổi tiệc
Đây là biện pháp khá tốt để thích nghi với buổi tiệc, đặc biệt nếu bạn sở hữu mối quan hệ xã hội với người này. Hỏi xem bạn có thể giúp gì với đồ ăn và thức uống thường sẽ được đánh giá cao, và cung cấp cho bạn phương thức tuyệt vời để hòa nhập vào buổi tiệc.
Ngay cả khi chủ tiệc không cần đến sự giúp đỡ, họ có thể nhận ra sự e dè không nói nên lời của bạn và cung cấp cho bạn một công việc nào đó để làm, hoặc giới thiệu bạn với một người nào đó.
Nếu bạn mang theo thức ăn hoặc một chai rượu đến buổi tiệc, chúng sẽ ngay lập tức hình thành nhiệm vụ cho bạn khi bạn vừa xuất hiện. Khi bước vào buổi tiệc, bạn có thể hỏi xem bạn nên cất chúng ở đâu, hoặc chủ tiệc muốn bạn đặt chúng tại vị trí nào.
9. Tìm đến bàn tiệc buffet (tiệc đứng)
Thức ăn sẽ trở thành chủ đề trò chuyện tuyệt vời giữa những người không quen biết nhau. Bạn nên tìm người có vẻ thân thiện tại bàn tiệc buffet, và nêu lên lời nhận xét vui tươi về đồ ăn. Ví dụ, bạn có thể nói là bạn rất thích một trong số món ăn đó hoặc bạn rất vui vì người chủ đã thêm tùy chọn thức ăn dành cho người ăn chay.
Nêu câu hỏi về thức ăn là lời gợi chuyện khá tuyệt vời khác. Bạn có thể nói theo kiểu “Mọi thứ trông rất ngon. Bạn nghĩ bạn sẽ chọn món nào?”.
Bạn có khả năng tiếp tục câu chuyện bằng cách giới thiệu bản thân hoặc đưa ra một vài lời nhận xét tiếp theo sau đó. Nếu người đó không đáp lại, bạn sẽ dễ dàng tiến bước hơn.
Phương pháp 2: Bắt đầu cuộc trò chuyện
1. Giới thiệu bản thân với người khác
Giới thiệu tên, và nếu tên của bạn phát âm khá lạ, bạn có thể đánh vần hoặc gieo vần theo cách mà đối phương có thể sử dụng để ghi nhớ tên bạn.
Nếu phù hợp, bạn nên thêm một vài chi tiết về lý do bạn đến dự tiệc. Ví dụ, “Con là con gái của cô Phương”, nếu người đó là bạn bè của mẹ bạn, hoặc “Tôi học ngành nhân học”, nếu đây là buổi tiệc của các khoa trong trường đại học.
Bạn có thể tiếp tục bằng cách hỏi tên đối phương, nhưng thông thường, mọi người sẽ tự động giới thiệu về mình mà không cần bạn phải hỏi.
2. Khen ngợi để bắt đầu câu chuyện
Con người luôn thích được nghe điều tốt đẹp mà người khác nói về mình. Để có một cuộc trò chuyện tuyệt vời với người mà bạn mới gặp, bạn nên nói một điều tử tế nào đó về trang sức người đó đang đeo. Tại hầu hết mọi buổi tiệc, mọi người thường sẽ chăm chút cho vẻ ngoài của mình và rất cảm kích khi được chú ý.
Bạn cũng có thể dùng lời khen ngợi để bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách phối hợp nó với một câu hỏi. Ví dụ như “Chiếc khăn choàng đó đẹp thật. Bạn mua ở đâu thế?”.
Tránh khen ngợi vẻ ngoài của đối phương, vì hành động này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu.
3. Cho phép bản thân trở nên yếu mềm
Nếu bạn không quen biết với mọi người tại buổi tiệc, bạn có thể trình bày điều này. Bạn nên nói về nó khi giới thiệu bản thân. Ví dụ, “Xin chào, tôi tên Minh. Xin thứ lỗi vì tôi không quen với ai ở đây và mọi người đều trông có vẻ rất tử tế”.
Nếu người đó là người hướng ngoại, họ sẽ thích tán gẫu với bạn và giới thiệu bạn với người khác trong nhóm.
Có thể nhiều người cũng đang gặp phải tình huống tương tự như bạn. Nếu cả hai đều là người mới với nhóm, bạn có thể cười vang và trò chuyện về khó khăn khi lâm vào hoàn cảnh này.
4. Tránh xa yếu tố hủy hoại cuộc trò chuyện
Một vài chủ đề cụ thể sẽ khiến mọi người im lặng đến khó xử. Ví dụ, nếu bạn không biết rõ về định hướng chính trị của đối phương, bạn không nên bàn về chủ đề chính trị hoặc nếu không, bạn sẽ vô tình xúc phạm đến họ.
Không nói về thông tin cá nhân, cho dù nó có là tiền bạc, t.ình d.ục, bệnh tật, hoặc chuyện riêng tư. Bạn nên dành chúng cho người mà bạn biết rõ.
Đưa ra lời nhận xét có tính phê phán cũng sẽ không được đánh giá cao. Ví dụ, câu nói theo kiểu “Đáng lẽ cô ấy phải biết rõ hơn ai hết rằng màu sắc đó không phù hợp với nước da của cô ấy” sẽ không được coi trọng.
Không bao giờ được hỏi xem liệu có phải một người phụ nữ nào đó mang thai. Nếu chỉ là vì cô ấy tăng cân, cô ấy sẽ cảm thấy xấu hổ.
5. Nhớ sử dụng ngôn ngữ cơ thể thân thiện
Nhìn nhanh vào mắt của đối phương. Một nụ cười sẽ giúp người khác biết rằng bạn muốn trò chuyện.
Khi người khác trò chuyện với bạn, bạn nên chú ý nhìn họ trong ít nhất là 70% khoảng thời gian.
Hướng mặt đối diện với người đang nói, hành động này sẽ giúp họ biết rằng bạn đang lắng nghe.
Bạn không nên nhìn quá lâu vào mắt của người khác, vì điều này sẽ thể hiện sự hung hăng hoặc tán tỉnh quá mức. Thay vào đó, bạn chỉ nên giao tiếp bằng mắt trong khoảng 4 – 5 giây, trước khi nhìn đi nơi khác, và sau đó quay về nhìn vào mắt họ.
6. Kể chuyện cười để khiến đối phương cảm thấy dễ chịu hơn
Nếu bạn không quen biết mọi người tại buổi tiệc, chắc hẳn chưa người nào có dịp nghe về câu chuyện hài hước mà bạn yêu thích. Bạn nên chia sẻ một vài điều vui vẻ đã từng xảy đến với bạn. Phương pháp này sẽ khiến bạn trông có vẻ hiểu chuyện và thân thiện hơn.
Bạn nên tránh kể loại chuyện có thể xúc phạm đến người khác. Đôi khi, nhóm người khác nhau sẽ nhìn nhận óc hài hước theo cách khác nhau.
Nếu bạn có một câu chuyện khá hay, nó sẽ giúp bạn lấp đầy khoảng trống khi cuộc trò chuyện đang tạm lắng xuống. Hoặc bạn có thể liên kết câu chuyện của bạn với lời nói của người khác, ví dụ: “Nó làm tôi nhớ đến điều đã từng xảy ra với tôi lúc trước…”.
7. Chuẩn bị sẵn sàng để tán gẫu
Tán gẫu là chia sẻ thông tin chung chung với người khác như là cách để tìm hiểu điểm tương đồng của cả hai. Ví dụ, đưa ra câu hỏi về bộ phim yêu thích thường là cách khá tốt để tìm kiếm sở thích chung. Câu hỏi đơn giản về bộ phim bom tấn gần đây cũng sẽ dẫn dắt bạn đến với nhiều cuộc đàm thoại khác.
Tán gẫu có thể giúp bạn hình thành cuộc trò chuyện sâu sắc hơn, hoặc không. Nói chuyện phiếm thường tập trung vào cảm giác tốt đẹp mà quá trình này đem lại hơn là chia sẻ thông tin.
Bạn nên theo sát chủ đề không thiên về chuyện riêng tư, không gây tranh cãi để duy trì sự nhẹ nhàng cho câu chuyện.
8. Trò chuyện về buổi tiệc hoặc về môi trường xung quanh
Một trong những điểm tương đồng mà bạn sẽ có với người khác tại buổi tiệc là cả hai đều đang có mặt ở đó. Có lẽ là cả hai bạn đều phải chiến đấu với tình trạng giao thông để đến được buổi tiệc. Bạn nên xem điều này như phương tiện để làm quen với người khác, cho dù là thông qua việc đưa ra câu hỏi, nhận xét, hoặc sự quan sát.
Luôn nhớ thường xuyên dành lời khen ngợi. Đây không phải là thời điểm phù hợp để than phiền về việc không được uống nhiều thức uống mà bạn yêu thích, hoặc về sự khó chịu của bạn đối với buổi họp mặt tối.
Bạn có thể hỏi xem người đó quen biết người chủ tiệc như thế nào, hoặc liệu đây có phải là lần đầu tiên họ gặp nhóm người này.
9. Trở thành người biết lắng nghe một cách tích cực
Khi bạn lo lắng về việc không quen biết bất kỳ người nào tại buổi tiệc, sẽ khó để bạn chú tâm vào câu chuyện trước mắt. Bạn nên tập trung vào việc lặp lại điều mà người khác đã nói để đảm bảo rằng bạn đã nghe rõ chúng. Sử dụng dấu hiệu phi ngôn ngữ, như gật đầu, nhìn vào mắt, và hướng người về phía đối phương, để cho họ biết rằng bạn đang tích cực lắng nghe điều họ nói.
Cố gắng tránh ngắt lời đối phương khi họ đang nói, ngay cả khi người đó đang bàn về chủ đề bạn quan tâm.
Đưa ra câu hỏi mở về chủ đề đối phương đã đề cập để duy trì cuộc trò chuyện.
Chú ý đến cảm xúc mà cuộc trò chuyện đem đến cho người đó. Nhìn chung, câu chuyện trong buổi tiệc thường có xu hướng diễn ra một cách vui vẻ và nhẹ nhàng. Nếu bạn nhận thấy cuộc trò chuyện đang trở nên căng thẳng hoặc đầy xúc động, bạn có thể lùi lại đôi chút.
10. Hãy chú ý đến phản hồi để chọn chủ đề của cuộc trò chuyện
Tìm kiếm các tín hiệu tinh tế trong ngôn ngữ cơ thể để giúp bạn đánh giá xem bạn nên thay đổi chủ đề hay tìm người mới để nói chuyện. Hãy quan sát - đây là những dấu hiệu bạn sẽ có thể nhận thấy ở hầu hết mọi người bạn gặp.
Ví dụ: nếu ai đó đang giao tiếp bằng mắt với bạn và gật đầu, họ sẽ thích cuộc trò chuyện. Tiếp tục nói chuyện với họ và làm những gì bạn đang làm!
Nếu họ đứng đối diện với bạn hoặc liếc quanh phòng, họ sẽ không thích trò chuyện lắm. Thay đổi chủ đề với họ bằng một câu hỏi hoặc tìm một người khác mà bạn chưa tự giới thiệu.
11. Kết thúc câu chuyện một cách duyên dáng
Cuộc trò chuyện tại buổi tiệc thường bắt đầu và kết thúc một cách nhanh chóng, và nếu bạn đang nói chuyện với người bạn mới gặp, tốt nhất là bạn không nên kéo dài quá trình này.
Chuẩn bị sẵn lý do để cáo lui. Đây là thời điểm khi bạn có thể nói ra sự thật.
Bạn luôn có thể nói rằng “Ngày mai, tôi phải dậy sớm”, hoặc thậm chí là “Xin thứ lỗi cho tôi. Nhưng tôi cần phải đến trò chuyện với một vài quý cô”.
Bạn có thể nói theo kiểu “Thật vui vì đã gặp bạn”, hoặc “Rất vui vì được trò chuyện với bạn!”. Nhiều người thích bắt tay, nhưng tại một vài buổi tiệc, hành động này có vẻ quá kiểu cách.
Nếu thích, bạn có thể thêm vào lời cáo lỗi vì phải cắt ngang cuộc trò chuyện. Ví dụ, bạn nên nói rằng “Tôi không muốn chiếm hết buổi tối của bạn”, hoặc “Có lẽ tôi nên để bạn trò chuyện với người khác”.
Phương pháp 3: Đối phó với buổi tiệc lớn
1. Nhận thức rõ rằng bạn phải trở nên quyết đoán hơn
Bạn nên nói to nếu bạn muốn người khác lắng nghe. Bạn cần phải cho người khác biết bạn muốn trò chuyện bằng cách di chuyển đến gần người đó hơn mức độ mà bạn thường làm tại buổi tiệc yên tĩnh hơn.
Buổi tiệc lớn thường sẽ hỗn loạn hơn, và nhiều người không ngừng gây gián đoạn cho người khác, hoặc nói quá nhanh để chắc chắn rằng họ có thể truyền tải quan điểm của mình.
Một cách để tham gia vào cuộc trò chuyện nhóm một cách hiệu quả là lặp lại cụm từ cuối cùng mà đối phương đã nói, và thêm vào suy nghĩ của riêng bạn. Ví dụ, nếu người khác chia sẻ câu chuyện khi họ đến Paris vào tháng Tư, bạn có thể lặp lại theo kiểu “Vâng, Paris vào tháng Tư rất đẹp, và để ăn mừng buổi lễ tốt nghiệp, tôi đã đến Rome, môt nơi khác biệt tuyệt vời”.
Chủ đề trong cuộc trò chuyện nhóm thường thay đổi nhanh chóng, vì vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc tập trung chính xác vào một chủ đề nào đó. Trở nên thân thiện là yếu tố chính mà bạn nên cân nhắc.
2. Hòa mình vào tâm trạng của buổi tiệc
Nếu bạn thuộc dạng người thích ở nhà đọc sách, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi với việc tham gia vào nhóm nhiều người. Mỗi người đều có cách riêng để tiếp thêm năng lượng cho bản thân trong buổi tiệc. Bạn có thể nghe nhạc, và cố gắng hòa mình vào giai điệu của nó. Hoặc, bạn có thể suy nghĩ về quang cảnh của một vài bộ phim mà bạn yêu thích, và hình dung bản thân trong vai trò là người anh hùng.
Ngay cả khi bạn không hoàn toàn cảm thấy dễ chịu khi tham dự buổi tiệc, cố gắng hành động như thể bạn đang thoải mái sẽ giúp thúc đẩy tốc độc của quá trình. (Thỉnh thoảng, biện pháp này được gọi là “Giả vờ cho đến khi bạn thực hiện được nó!”).
Nếu bạn nhận thấy bản thân đang kiệt sức, bạn nên xin phép được cáo lui trong một khoảng thời gian ngắn. Nghỉ ngơi là cách khá tốt để người hướng nội tái nạp lại năng lượng và quay về với buổi tiệc với cảm giác tỉnh táo hơn.
3. Chấp nhận rằng sẽ khó để bạn có được cuộc trò chuyện yên tĩnh
Nếu bạn thật sự đánh giá cao cuộc trò chuyện tập trung diễn ra giữa hai người biết rõ nhau, bạn sẽ phải điều chỉnh với sự thật rằng điều này sẽ không xảy ra tại buổi tiệc lớn. Thay vì trở nên cau có, tốt nhất là bạn nên thay đổi kỳ vọng của mình.
Cuộc trò chuyện nhóm thường rất rộng, với rất nhiều sự thay đổi trong chủ đề. Mục tiêu của nó thường ít xoay quanh việc trao đổi thông tin và ý tưởng, mà là chia sẻ cảm giác tuyệt vời chung với nhau.
Lựa chọn tốt cho cuộc trò chuyện nhóm bao gồm: giai thoại truyện cười ngắn, đùa cợt nhau, chơi chữ.
Chủ đề nên tránh gồm có: phân tích chủ đề nào đó một cách chi tiết, bất kỳ điều gì có thể vô tình xúc phạm đến người khác, bao gồm thảo luận về chính trị, hoặc bàn luận về niềm tin và hoạt động tôn giáo.
4. Bắt đầu câu chuyện bên lề
Trong nhóm nhiều người, đôi khi, bạn sẽ nhận thấy rằng câu chuyện diễn ra dễ dàng hơn nếu bạn bàn về một người cụ thể nào đó, hơn là về toàn bộ nhóm. Một vài câu chuyện bên lề sẽ phá vỡ cuộc trò chuyện nhóm to lớn, có thể liên quan hoặc hoàn toàn không liên quan đến chủ đề mà nhóm đang bàn luận.
Bạn có thể nói chuyện trong khi người khác đang nói khi tham gia vào một nhóm nhiều người; nói chuyện bên lề không phải là hành động thô lỗ.
Đôi khi, cuộc trò chuyện sẽ kết thúc đột ngột nếu cả nhóm chuyển đổi sang chủ đề thú vị hơn. Bạn có thể thay đổi qua lại giữa câu chuyện nhỏ bên lề và cuộc đối thoại to tát hơn của nhóm.
5. Quan sát xem liệu bạn có thể giúp đỡ người khác
Nếu bạn chú ý, bạn sẽ nhận thấy một người nào đó đang gặp khó khăn trong việc tham gia vào câu chuyện. Bạn nên cân nhắc xem liệu bạn có thể phát đi tín hiệu rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ người đó bằng cách giao tiếp bằng mắt, gật đầu, hoặc mỉm cười với họ hay không.
Thỉnh thoảng, bạn có thể giúp đỡ người đang cố gắng trình bày quan điểm của mình. Ví dụ như bằng cách đưa ra câu hỏi làm rõ chủ đề người đó đề cập hoặc tái nhấn mạnh điều họ nói theo cách mới mẻ.
Nếu bạn giỏi trò chuyện nhóm, bạn nên bảo đảm rằng bạn không trở thành trung tâm của sự chú ý một cách quá mức. Biện pháp để thực hiện điều này là sử dụng kỹ năng của bạn để giúp người khác tham gia vào cuộc thảo luận.
Phương pháp 1: Đánh giá buổi tiệc
Nếu bạn lo lắng về việc xuất hiện tại buổi tiệc mà bạn không quen biết bất kỳ một người nào, tốt nhất là bạn nên bình tĩnh lại trước khi cố gắng gặp gỡ người khác. Hít thở sâu, hít không khí vào bụng, và thở ra chậm rãi bằng mũi. Lặp lại biện pháp hít thở sâu một cách từ từ này trong một vài lần. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn đang đứng vững trên sàn nhà để cảm thấy chắc chắn hơn.
Thực hiện biện pháp tưởng tượng tích cực. Ví dụ, bạn có thể hình dung bản thân trông có vẻ quyến rũ và tinh tế trên sàn nhảy, hoặc một người nào đó đang cười vang trước khiếu hài hước của bạn.
Bạn cần biết rằng mọi người không chú ý đến bạn, vì vậy, bạn không cần phải ngượng ngùng. Cuối cùng thì có lẽ hầu hết mọi người tham dự buổi tiệc cũng đều đang lo lắng.
Lặp lại quá trình này bất kỳ khi nào bạn cảm thấy lo âu trong buổi tiệc.
Có thể bạn đang hoảng sợ, nhưng nếu bạn mỉm cười, bạn sẽ trông tự tin hơn. Ngay cả khi bạn không quen biết bất kỳ người nào, bạn có thể gia tăng khả năng xã hội của mình thông qua nụ cười. Ngoài ra, nếu bạn đang lo lắng, mỉm cười sẽ giúp cải thiện tâm trạng và giảm thiểu căng thẳng.
Con người thường đáp lại người đang mỉm cười với mình bằng một nụ cười, và điều này thậm chí sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngay cả một nụ cười nhẹ nhàng cũng đủ để giúp thư giãn cơ mặt, và bạn sẽ trông ít đe dọa hơn đối với những vị khách khác tại buổi tiệc.
Khi bạn tỏ vẻ tự tin, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tự tin hơn.
Buổi tiệc này thuộc thể loại nào? Tương tác xã hội sẽ khác nhau tùy thuộc vào lý do mọi người họp mặt. Nếu bạn tham dự buổi tiệc của hội học sinh, bạn sẽ cần đến kỹ năng xã hội khác so với buổi tiệc Giáng Sinh do ca đoàn nhà thờ do mẹ bạn tổ chức.
Bạn nên nhớ rằng mọi người trong buổi tiệc cũng có thể không quen biết nhau.
Cân nhắc bản chất của buổi tiệc, cố gắng phán đoán xem liệu người khác có khả năng tự giới thiệu bản thân trước tiên hay không.
Xem xét cách bày trí của buổi tiệc sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu bạn không quen với nó. Xác định vị trí của phòng vệ sinh, nơi bày biện thức ăn, thức uống, như là cách để cảm thấy thoải mái hơn.
Biện pháp này cũng sẽ giúp bạn đánh giá số lượng người tham dự, và loại hình của buổi tiệc.
Có lẽ có nhiều loại hoạt động khác nhau đang diễn ra tại một số khu vực trong không gian tổ chức tiệc. Trong trường hợp này, bạn nên bắt đầu với lĩnh vực mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.
Không cần phải thay đổi tính cách mạnh mẽ. Chỉ cần thực hiện một vài thay đổi nhỏ để giúp bạn hòa nhập và kết nối với những người mới trong bữa tiệc. Nếu bạn tự nhiên có một biểu hiện buồn chán, hãy cố gắng để đứng thẳng và mỉm cười. Nếu bạn thường ăn mặc thoải mái nhưng bạn biết bữa tiệc rất sang trọng, hãy mặc đẹp. Trang điểm hoặc dành thêm một vài phút cho mái tóc của bạn để bạn nổi bật theo đúng cách.
Họ có ngồi tại bàn ăn theo nhiều nhóm nhỏ? Hay là còn nhiều người đi dạo xung quanh? Bạn có thể bắt chước theo hành động người khác đang thực hiện.
Ví dụ, nếu mọi người đang khiêu vũ, hãy chú ý xem họ khiêu vũ một mình hay cùng với bạn nhảy.
Cố gắng đứng hoặc ngồi tại khu vực khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất trong căn phòng.
Nếu bạn tập trung vào yếu tố tương đồng với bạn, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn. Một trong số lý do khiến người lạ mặt thường xuyên nói về thời tiết là vì nó là chủ đề chung của tất cả mọi người chúng ta. Đây không phải là điểm bắt đầu tệ hại, tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ về tùy chọn khác. Ví dụ, có thể bạn sẽ nhận thấy một người nào đó đang mặc chiếc áo phông của ban nhạc mà bạn yêu thích, đây chính là chủ đề khá tốt để gợi chuyện.
Nếu bạn cảm thấy ngượng ngùng, tìm kiếm điểm tương đồng với người khác sẽ giúp bạn bình tĩnh lại.
Ngay cả tại thành phố lớn hoặc tại đất nước mà bạn không rành ngôn ngữ, bạn sẽ có khả năng tìm được điểm tương đồng nếu bạn tập trung tìm kiếm.
Đây là biện pháp khá tốt để thích nghi với buổi tiệc, đặc biệt nếu bạn sở hữu mối quan hệ xã hội với người này. Hỏi xem bạn có thể giúp gì với đồ ăn và thức uống thường sẽ được đánh giá cao, và cung cấp cho bạn phương thức tuyệt vời để hòa nhập vào buổi tiệc.
Ngay cả khi chủ tiệc không cần đến sự giúp đỡ, họ có thể nhận ra sự e dè không nói nên lời của bạn và cung cấp cho bạn một công việc nào đó để làm, hoặc giới thiệu bạn với một người nào đó.
Nếu bạn mang theo thức ăn hoặc một chai rượu đến buổi tiệc, chúng sẽ ngay lập tức hình thành nhiệm vụ cho bạn khi bạn vừa xuất hiện. Khi bước vào buổi tiệc, bạn có thể hỏi xem bạn nên cất chúng ở đâu, hoặc chủ tiệc muốn bạn đặt chúng tại vị trí nào.
Thức ăn sẽ trở thành chủ đề trò chuyện tuyệt vời giữa những người không quen biết nhau. Bạn nên tìm người có vẻ thân thiện tại bàn tiệc buffet, và nêu lên lời nhận xét vui tươi về đồ ăn. Ví dụ, bạn có thể nói là bạn rất thích một trong số món ăn đó hoặc bạn rất vui vì người chủ đã thêm tùy chọn thức ăn dành cho người ăn chay.
Nêu câu hỏi về thức ăn là lời gợi chuyện khá tuyệt vời khác. Bạn có thể nói theo kiểu “Mọi thứ trông rất ngon. Bạn nghĩ bạn sẽ chọn món nào?”.
Bạn có khả năng tiếp tục câu chuyện bằng cách giới thiệu bản thân hoặc đưa ra một vài lời nhận xét tiếp theo sau đó. Nếu người đó không đáp lại, bạn sẽ dễ dàng tiến bước hơn.
Phương pháp 2: Bắt đầu cuộc trò chuyện
Giới thiệu tên, và nếu tên của bạn phát âm khá lạ, bạn có thể đánh vần hoặc gieo vần theo cách mà đối phương có thể sử dụng để ghi nhớ tên bạn.
Nếu phù hợp, bạn nên thêm một vài chi tiết về lý do bạn đến dự tiệc. Ví dụ, “Con là con gái của cô Phương”, nếu người đó là bạn bè của mẹ bạn, hoặc “Tôi học ngành nhân học”, nếu đây là buổi tiệc của các khoa trong trường đại học.
Bạn có thể tiếp tục bằng cách hỏi tên đối phương, nhưng thông thường, mọi người sẽ tự động giới thiệu về mình mà không cần bạn phải hỏi.
Con người luôn thích được nghe điều tốt đẹp mà người khác nói về mình. Để có một cuộc trò chuyện tuyệt vời với người mà bạn mới gặp, bạn nên nói một điều tử tế nào đó về trang sức người đó đang đeo. Tại hầu hết mọi buổi tiệc, mọi người thường sẽ chăm chút cho vẻ ngoài của mình và rất cảm kích khi được chú ý.
Bạn cũng có thể dùng lời khen ngợi để bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách phối hợp nó với một câu hỏi. Ví dụ như “Chiếc khăn choàng đó đẹp thật. Bạn mua ở đâu thế?”.
Tránh khen ngợi vẻ ngoài của đối phương, vì hành động này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu.
Nếu bạn không quen biết với mọi người tại buổi tiệc, bạn có thể trình bày điều này. Bạn nên nói về nó khi giới thiệu bản thân. Ví dụ, “Xin chào, tôi tên Minh. Xin thứ lỗi vì tôi không quen với ai ở đây và mọi người đều trông có vẻ rất tử tế”.
Nếu người đó là người hướng ngoại, họ sẽ thích tán gẫu với bạn và giới thiệu bạn với người khác trong nhóm.
Có thể nhiều người cũng đang gặp phải tình huống tương tự như bạn. Nếu cả hai đều là người mới với nhóm, bạn có thể cười vang và trò chuyện về khó khăn khi lâm vào hoàn cảnh này.
Một vài chủ đề cụ thể sẽ khiến mọi người im lặng đến khó xử. Ví dụ, nếu bạn không biết rõ về định hướng chính trị của đối phương, bạn không nên bàn về chủ đề chính trị hoặc nếu không, bạn sẽ vô tình xúc phạm đến họ.
Không nói về thông tin cá nhân, cho dù nó có là tiền bạc, t.ình d.ục, bệnh tật, hoặc chuyện riêng tư. Bạn nên dành chúng cho người mà bạn biết rõ.
Đưa ra lời nhận xét có tính phê phán cũng sẽ không được đánh giá cao. Ví dụ, câu nói theo kiểu “Đáng lẽ cô ấy phải biết rõ hơn ai hết rằng màu sắc đó không phù hợp với nước da của cô ấy” sẽ không được coi trọng.
Không bao giờ được hỏi xem liệu có phải một người phụ nữ nào đó mang thai. Nếu chỉ là vì cô ấy tăng cân, cô ấy sẽ cảm thấy xấu hổ.
Nhìn nhanh vào mắt của đối phương. Một nụ cười sẽ giúp người khác biết rằng bạn muốn trò chuyện.
Khi người khác trò chuyện với bạn, bạn nên chú ý nhìn họ trong ít nhất là 70% khoảng thời gian.
Hướng mặt đối diện với người đang nói, hành động này sẽ giúp họ biết rằng bạn đang lắng nghe.
Bạn không nên nhìn quá lâu vào mắt của người khác, vì điều này sẽ thể hiện sự hung hăng hoặc tán tỉnh quá mức. Thay vào đó, bạn chỉ nên giao tiếp bằng mắt trong khoảng 4 – 5 giây, trước khi nhìn đi nơi khác, và sau đó quay về nhìn vào mắt họ.
Nếu bạn không quen biết mọi người tại buổi tiệc, chắc hẳn chưa người nào có dịp nghe về câu chuyện hài hước mà bạn yêu thích. Bạn nên chia sẻ một vài điều vui vẻ đã từng xảy đến với bạn. Phương pháp này sẽ khiến bạn trông có vẻ hiểu chuyện và thân thiện hơn.
Bạn nên tránh kể loại chuyện có thể xúc phạm đến người khác. Đôi khi, nhóm người khác nhau sẽ nhìn nhận óc hài hước theo cách khác nhau.
Nếu bạn có một câu chuyện khá hay, nó sẽ giúp bạn lấp đầy khoảng trống khi cuộc trò chuyện đang tạm lắng xuống. Hoặc bạn có thể liên kết câu chuyện của bạn với lời nói của người khác, ví dụ: “Nó làm tôi nhớ đến điều đã từng xảy ra với tôi lúc trước…”.
Tán gẫu là chia sẻ thông tin chung chung với người khác như là cách để tìm hiểu điểm tương đồng của cả hai. Ví dụ, đưa ra câu hỏi về bộ phim yêu thích thường là cách khá tốt để tìm kiếm sở thích chung. Câu hỏi đơn giản về bộ phim bom tấn gần đây cũng sẽ dẫn dắt bạn đến với nhiều cuộc đàm thoại khác.
Tán gẫu có thể giúp bạn hình thành cuộc trò chuyện sâu sắc hơn, hoặc không. Nói chuyện phiếm thường tập trung vào cảm giác tốt đẹp mà quá trình này đem lại hơn là chia sẻ thông tin.
Bạn nên theo sát chủ đề không thiên về chuyện riêng tư, không gây tranh cãi để duy trì sự nhẹ nhàng cho câu chuyện.
Một trong những điểm tương đồng mà bạn sẽ có với người khác tại buổi tiệc là cả hai đều đang có mặt ở đó. Có lẽ là cả hai bạn đều phải chiến đấu với tình trạng giao thông để đến được buổi tiệc. Bạn nên xem điều này như phương tiện để làm quen với người khác, cho dù là thông qua việc đưa ra câu hỏi, nhận xét, hoặc sự quan sát.
Luôn nhớ thường xuyên dành lời khen ngợi. Đây không phải là thời điểm phù hợp để than phiền về việc không được uống nhiều thức uống mà bạn yêu thích, hoặc về sự khó chịu của bạn đối với buổi họp mặt tối.
Bạn có thể hỏi xem người đó quen biết người chủ tiệc như thế nào, hoặc liệu đây có phải là lần đầu tiên họ gặp nhóm người này.
Khi bạn lo lắng về việc không quen biết bất kỳ người nào tại buổi tiệc, sẽ khó để bạn chú tâm vào câu chuyện trước mắt. Bạn nên tập trung vào việc lặp lại điều mà người khác đã nói để đảm bảo rằng bạn đã nghe rõ chúng. Sử dụng dấu hiệu phi ngôn ngữ, như gật đầu, nhìn vào mắt, và hướng người về phía đối phương, để cho họ biết rằng bạn đang tích cực lắng nghe điều họ nói.
Cố gắng tránh ngắt lời đối phương khi họ đang nói, ngay cả khi người đó đang bàn về chủ đề bạn quan tâm.
Đưa ra câu hỏi mở về chủ đề đối phương đã đề cập để duy trì cuộc trò chuyện.
Chú ý đến cảm xúc mà cuộc trò chuyện đem đến cho người đó. Nhìn chung, câu chuyện trong buổi tiệc thường có xu hướng diễn ra một cách vui vẻ và nhẹ nhàng. Nếu bạn nhận thấy cuộc trò chuyện đang trở nên căng thẳng hoặc đầy xúc động, bạn có thể lùi lại đôi chút.
10. Hãy chú ý đến phản hồi để chọn chủ đề của cuộc trò chuyện
Tìm kiếm các tín hiệu tinh tế trong ngôn ngữ cơ thể để giúp bạn đánh giá xem bạn nên thay đổi chủ đề hay tìm người mới để nói chuyện. Hãy quan sát - đây là những dấu hiệu bạn sẽ có thể nhận thấy ở hầu hết mọi người bạn gặp.
Ví dụ: nếu ai đó đang giao tiếp bằng mắt với bạn và gật đầu, họ sẽ thích cuộc trò chuyện. Tiếp tục nói chuyện với họ và làm những gì bạn đang làm!
Nếu họ đứng đối diện với bạn hoặc liếc quanh phòng, họ sẽ không thích trò chuyện lắm. Thay đổi chủ đề với họ bằng một câu hỏi hoặc tìm một người khác mà bạn chưa tự giới thiệu.
Cuộc trò chuyện tại buổi tiệc thường bắt đầu và kết thúc một cách nhanh chóng, và nếu bạn đang nói chuyện với người bạn mới gặp, tốt nhất là bạn không nên kéo dài quá trình này.
Chuẩn bị sẵn lý do để cáo lui. Đây là thời điểm khi bạn có thể nói ra sự thật.
Bạn luôn có thể nói rằng “Ngày mai, tôi phải dậy sớm”, hoặc thậm chí là “Xin thứ lỗi cho tôi. Nhưng tôi cần phải đến trò chuyện với một vài quý cô”.
Bạn có thể nói theo kiểu “Thật vui vì đã gặp bạn”, hoặc “Rất vui vì được trò chuyện với bạn!”. Nhiều người thích bắt tay, nhưng tại một vài buổi tiệc, hành động này có vẻ quá kiểu cách.
Nếu thích, bạn có thể thêm vào lời cáo lỗi vì phải cắt ngang cuộc trò chuyện. Ví dụ, bạn nên nói rằng “Tôi không muốn chiếm hết buổi tối của bạn”, hoặc “Có lẽ tôi nên để bạn trò chuyện với người khác”.
Phương pháp 3: Đối phó với buổi tiệc lớn
Bạn nên nói to nếu bạn muốn người khác lắng nghe. Bạn cần phải cho người khác biết bạn muốn trò chuyện bằng cách di chuyển đến gần người đó hơn mức độ mà bạn thường làm tại buổi tiệc yên tĩnh hơn.
Buổi tiệc lớn thường sẽ hỗn loạn hơn, và nhiều người không ngừng gây gián đoạn cho người khác, hoặc nói quá nhanh để chắc chắn rằng họ có thể truyền tải quan điểm của mình.
Một cách để tham gia vào cuộc trò chuyện nhóm một cách hiệu quả là lặp lại cụm từ cuối cùng mà đối phương đã nói, và thêm vào suy nghĩ của riêng bạn. Ví dụ, nếu người khác chia sẻ câu chuyện khi họ đến Paris vào tháng Tư, bạn có thể lặp lại theo kiểu “Vâng, Paris vào tháng Tư rất đẹp, và để ăn mừng buổi lễ tốt nghiệp, tôi đã đến Rome, môt nơi khác biệt tuyệt vời”.
Chủ đề trong cuộc trò chuyện nhóm thường thay đổi nhanh chóng, vì vậy, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về việc tập trung chính xác vào một chủ đề nào đó. Trở nên thân thiện là yếu tố chính mà bạn nên cân nhắc.
Nếu bạn thuộc dạng người thích ở nhà đọc sách, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thích nghi với việc tham gia vào nhóm nhiều người. Mỗi người đều có cách riêng để tiếp thêm năng lượng cho bản thân trong buổi tiệc. Bạn có thể nghe nhạc, và cố gắng hòa mình vào giai điệu của nó. Hoặc, bạn có thể suy nghĩ về quang cảnh của một vài bộ phim mà bạn yêu thích, và hình dung bản thân trong vai trò là người anh hùng.
Ngay cả khi bạn không hoàn toàn cảm thấy dễ chịu khi tham dự buổi tiệc, cố gắng hành động như thể bạn đang thoải mái sẽ giúp thúc đẩy tốc độc của quá trình. (Thỉnh thoảng, biện pháp này được gọi là “Giả vờ cho đến khi bạn thực hiện được nó!”).
Nếu bạn nhận thấy bản thân đang kiệt sức, bạn nên xin phép được cáo lui trong một khoảng thời gian ngắn. Nghỉ ngơi là cách khá tốt để người hướng nội tái nạp lại năng lượng và quay về với buổi tiệc với cảm giác tỉnh táo hơn.
Nếu bạn thật sự đánh giá cao cuộc trò chuyện tập trung diễn ra giữa hai người biết rõ nhau, bạn sẽ phải điều chỉnh với sự thật rằng điều này sẽ không xảy ra tại buổi tiệc lớn. Thay vì trở nên cau có, tốt nhất là bạn nên thay đổi kỳ vọng của mình.
Cuộc trò chuyện nhóm thường rất rộng, với rất nhiều sự thay đổi trong chủ đề. Mục tiêu của nó thường ít xoay quanh việc trao đổi thông tin và ý tưởng, mà là chia sẻ cảm giác tuyệt vời chung với nhau.
Lựa chọn tốt cho cuộc trò chuyện nhóm bao gồm: giai thoại truyện cười ngắn, đùa cợt nhau, chơi chữ.
Chủ đề nên tránh gồm có: phân tích chủ đề nào đó một cách chi tiết, bất kỳ điều gì có thể vô tình xúc phạm đến người khác, bao gồm thảo luận về chính trị, hoặc bàn luận về niềm tin và hoạt động tôn giáo.
Trong nhóm nhiều người, đôi khi, bạn sẽ nhận thấy rằng câu chuyện diễn ra dễ dàng hơn nếu bạn bàn về một người cụ thể nào đó, hơn là về toàn bộ nhóm. Một vài câu chuyện bên lề sẽ phá vỡ cuộc trò chuyện nhóm to lớn, có thể liên quan hoặc hoàn toàn không liên quan đến chủ đề mà nhóm đang bàn luận.
Bạn có thể nói chuyện trong khi người khác đang nói khi tham gia vào một nhóm nhiều người; nói chuyện bên lề không phải là hành động thô lỗ.
Đôi khi, cuộc trò chuyện sẽ kết thúc đột ngột nếu cả nhóm chuyển đổi sang chủ đề thú vị hơn. Bạn có thể thay đổi qua lại giữa câu chuyện nhỏ bên lề và cuộc đối thoại to tát hơn của nhóm.
Nếu bạn chú ý, bạn sẽ nhận thấy một người nào đó đang gặp khó khăn trong việc tham gia vào câu chuyện. Bạn nên cân nhắc xem liệu bạn có thể phát đi tín hiệu rằng bạn sẵn sàng giúp đỡ người đó bằng cách giao tiếp bằng mắt, gật đầu, hoặc mỉm cười với họ hay không.
Thỉnh thoảng, bạn có thể giúp đỡ người đang cố gắng trình bày quan điểm của mình. Ví dụ như bằng cách đưa ra câu hỏi làm rõ chủ đề người đó đề cập hoặc tái nhấn mạnh điều họ nói theo cách mới mẻ.
Nếu bạn giỏi trò chuyện nhóm, bạn nên bảo đảm rằng bạn không trở thành trung tâm của sự chú ý một cách quá mức. Biện pháp để thực hiện điều này là sử dụng kỹ năng của bạn để giúp người khác tham gia vào cuộc thảo luận.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW