- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bỏ bê việc học, thóa mạ người thân, bạn bè hay công khai chế giễu, công kích thầy cô… hiện tượng học sinh đang tự đánh mất mình trên Facebook ngày càng đáng báo động.
Học sinh nghiền “phây”
Tại Hà Nội, lên “phây” (từ “lóng” mà học sinh chỉ Facebook) đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều học sinh. T.K, học sinh Trường THCS Bế Văn Đàn cho biết: “Em thấy các bạn hầu như ai cũng cũng dùng “phây”. Em lập tài khoản được hơn 2 năm rồi, mục đích nhằm chia sẻ với các bạn về chuyện học tập, bàn luận về ca nhạc, bóng đá và game. Ngày thường em vào khoảng 30 phút và ngày nghỉ em vào khoảng 1 giờ. Dùng “phây” lâu nên thành thói quen, nếu ngày nào mà không vào “phây” cũng thấy bứt rứt, nhớ nhớ”.
“Hàng ngày em vào “phây” để chia sẻ với bạn bè, có những chuyện hàng ngày gặp nhau khó nói thì lên “phây” tha hồ “chém gió”. Mỗi khi có gì hay là “khoe” với các bạn, rồi “hóng” phản ứng. Nói chung, “phây” với em như một cuốn nhật ký, ở đó luôn cập nhật những buồn vui của em hàng ngày”, M.H, học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi chia sẻ.
Học sinh Nguyễn Thanh Vy (Quảng Nam) đã bị đình chỉ học 1 năm vì “chống phá kỳ thi” trên Facebook.
Để tìm hiểu về số lượng học sinh sử dụng Facebook, PV Báo GĐ&XH đã làm cuộc khảo sát nhỏ tại một số trường THCS, THPT tại Hà Nội. Tại các trường THCS: Nguyễn Trãi, Khương Đình, Bế Văn Đàn, Trung Tự, Lê Ngọc Hân, số học sinh nói rằng có sử dụng Facebook chiếm khoảng 80%. Còn tại các trường THPT như: Lương Thế Vinh, Nhân Chính, Kim Liên, Đống Đa, Phan Huy Chú, Trần Phú, Việt Đức, số học sinh xác nhận sử dụng Facebook trên 90%.
Trường học “đau đầu”
Trên thực tế, mục đích của Facebook nhằm kết nối con người thật với nhau qua mạng xã hội “ảo” nhằm chia sẻ, giao lưu, giải trí… Tuy nhiên, mặt trái của Facebook đang khiến xã hội phải lo lắng. Tình trạng học sinh mải mê Facebook, nói xấu gia đình để bảo vệ thần tượng, sử dụng ngôn từ tục tĩu… khiến phụ huynh và nhà trường phải đau đầu. Gần đây nhất là trường hợp em Nguyễn Thanh Vy, học sinh lớp 8 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã dùng Facebook để ra “tuyên ngôn” với lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo. Với hành vi này, Vy đã bị buộc thôi học 1 năm.
Trường hợp của Vy chưa hẳn là trường hợp đầu tiên lĩnh hậu quả từ Facebook. Tại Hà Nội, lãnh đạo một số trường cũng phải “đau đầu” khi giải quyết các trường hợp học sinh mải mê Facebook, phát ngôn bừa bãi về thầy cô, nhà trường. Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cũng đã đình chỉ 1 năm học đối với hai học sinh vì Facebook. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Tình trạng học sinh sử dụng Facebook một cách tràn lan, không kiểm soát như hiện nay là đáng báo động, cần phải có biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng này. Tôi thấy, học sinh đa phần bây giờ đều sử dụng Facebook không đúng cách. Các em sử dụng thiếu nhận thức, hễ có việc gì trên mạng là xúm vào phản ứng, bình luận dù không biết cụ thể việc đó thế nào. Bởi vậy, trường học cần phải nâng cao biện pháp giáo dục, chỉ bảo các em thận trọng trong lời nói, việc làm của mình”.
Để giải quyết căn bản “vấn nạn ảo”, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Qua những vụ việc vừa qua trên Facebook có thể thấy, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh ở nhiều nơi vẫn còn yếu. Trường chỉ tìm cách ra kỷ luật mà không chỉ rõ cho học sinh thấy khuyết điểm để khắc phục. Nhà trường, gia đình cũng cần có sự chia sẻ với học trò để định hướng, hướng dẫn các em tôn trọng người khác”.
Học sinh nghiền “phây”
Tại Hà Nội, lên “phây” (từ “lóng” mà học sinh chỉ Facebook) đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều học sinh. T.K, học sinh Trường THCS Bế Văn Đàn cho biết: “Em thấy các bạn hầu như ai cũng cũng dùng “phây”. Em lập tài khoản được hơn 2 năm rồi, mục đích nhằm chia sẻ với các bạn về chuyện học tập, bàn luận về ca nhạc, bóng đá và game. Ngày thường em vào khoảng 30 phút và ngày nghỉ em vào khoảng 1 giờ. Dùng “phây” lâu nên thành thói quen, nếu ngày nào mà không vào “phây” cũng thấy bứt rứt, nhớ nhớ”.
“Hàng ngày em vào “phây” để chia sẻ với bạn bè, có những chuyện hàng ngày gặp nhau khó nói thì lên “phây” tha hồ “chém gió”. Mỗi khi có gì hay là “khoe” với các bạn, rồi “hóng” phản ứng. Nói chung, “phây” với em như một cuốn nhật ký, ở đó luôn cập nhật những buồn vui của em hàng ngày”, M.H, học sinh Trường THCS Nguyễn Trãi chia sẻ.
Học sinh Nguyễn Thanh Vy (Quảng Nam) đã bị đình chỉ học 1 năm vì “chống phá kỳ thi” trên Facebook.
Để tìm hiểu về số lượng học sinh sử dụng Facebook, PV Báo GĐ&XH đã làm cuộc khảo sát nhỏ tại một số trường THCS, THPT tại Hà Nội. Tại các trường THCS: Nguyễn Trãi, Khương Đình, Bế Văn Đàn, Trung Tự, Lê Ngọc Hân, số học sinh nói rằng có sử dụng Facebook chiếm khoảng 80%. Còn tại các trường THPT như: Lương Thế Vinh, Nhân Chính, Kim Liên, Đống Đa, Phan Huy Chú, Trần Phú, Việt Đức, số học sinh xác nhận sử dụng Facebook trên 90%.
Trường học “đau đầu”
Trên thực tế, mục đích của Facebook nhằm kết nối con người thật với nhau qua mạng xã hội “ảo” nhằm chia sẻ, giao lưu, giải trí… Tuy nhiên, mặt trái của Facebook đang khiến xã hội phải lo lắng. Tình trạng học sinh mải mê Facebook, nói xấu gia đình để bảo vệ thần tượng, sử dụng ngôn từ tục tĩu… khiến phụ huynh và nhà trường phải đau đầu. Gần đây nhất là trường hợp em Nguyễn Thanh Vy, học sinh lớp 8 Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã dùng Facebook để ra “tuyên ngôn” với lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo. Với hành vi này, Vy đã bị buộc thôi học 1 năm.
Trường hợp của Vy chưa hẳn là trường hợp đầu tiên lĩnh hậu quả từ Facebook. Tại Hà Nội, lãnh đạo một số trường cũng phải “đau đầu” khi giải quyết các trường hợp học sinh mải mê Facebook, phát ngôn bừa bãi về thầy cô, nhà trường. Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh cũng đã đình chỉ 1 năm học đối với hai học sinh vì Facebook. PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Tình trạng học sinh sử dụng Facebook một cách tràn lan, không kiểm soát như hiện nay là đáng báo động, cần phải có biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng này. Tôi thấy, học sinh đa phần bây giờ đều sử dụng Facebook không đúng cách. Các em sử dụng thiếu nhận thức, hễ có việc gì trên mạng là xúm vào phản ứng, bình luận dù không biết cụ thể việc đó thế nào. Bởi vậy, trường học cần phải nâng cao biện pháp giáo dục, chỉ bảo các em thận trọng trong lời nói, việc làm của mình”.
Để giải quyết căn bản “vấn nạn ảo”, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Qua những vụ việc vừa qua trên Facebook có thể thấy, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh ở nhiều nơi vẫn còn yếu. Trường chỉ tìm cách ra kỷ luật mà không chỉ rõ cho học sinh thấy khuyết điểm để khắc phục. Nhà trường, gia đình cũng cần có sự chia sẻ với học trò để định hướng, hướng dẫn các em tôn trọng người khác”.
“Dù là thế giới ảo nhưng Facebook cũng là nơi thể hiện tính cách cá nhân các em học sinh. Trong xã hội hiện nay, ranh giới giữa thế giới giữa ảo và thật giờ không cách xa nhau lắm. Có nhiều trường hợp trên Facebook nói tục, chửi bậy, hẹn ra ngoài đường đánh nhau. Như vậy, dù là trên Facebook, gia đình, nhà trường cũng cần dạy học trò ứng xử có văn hóa, chừng mực. Để các em nhận thức được vấn đề nên hay không nên làm dù chỉ là trên thế giới ảo”. - TS Nguyễn Tùng Lâm,Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội |
Theo Gia đình & Xã hội