- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Nói là trò đùa, bởi lẽ thực trạng động vật hoang dã bị con người săn bắt, xẻ thịt, tận diệt còn "đáng cười" hơn là khoảnh khắc "vui vẻ" dưới đây.
Một chú voi làm xiếc biểu diễn trò đu dây nối qua hai thân cây, hai chú hươu cao cổ tận dụng lợi thế "chọc trời" để phơi quần áo, ngựa vằn "chổng ngược lên trời" nhờ quả bóng bay... đó là một phần hài hước trong chùm ảnh động vật mang tên "Hakuna Matata" của nhiếp ảnh gia tại Paris - Thomas Subtil.
Hakuna Matata là một thành ngữ tiếng Bantu (Đông Phi), được hiểu như là "Sống là không âu lo". Câu thành ngữ này cũng có thể được dịch là "Không âu lo" hoặc "Không vấn đề gì".
Thông điệp này được gửi gắm trong những hình ảnh đen trắng vui nhộn. Theo như tác giả, hình ảnh các loài động vật trở thành chủ thể của những trò chơi vui đùa giống như con người.
Những bức hình mang đến tinh thần hài hước như một trò đùa: động vật có quyền được mơ mộng, bay bổng, vui chơi như con người. Chúng có quyền "không âu lo" như câu thành ngữ "Hakuna Matata".
Nhưng trên thực tế, "những người bạn của con người" có bao giờ được "Hakuna Matata" không, khi mà hàng ngày, con người chúng ta vẫn tiếp tục săn bắt, xẻ thịt, tận diệt các loài động vật hoang dã?
Theo số liệu từ CITES, năm 2011, những kẻ săn trộm đã giết hại khoảng 25.000 voi châu Phi. Một số người cho rằng con số thực sự có thể còn cao gấp đôi.
Châu Phi bây giờ còn lại những gì, thế giới động vật hoang dã còn lại gì, sau những "thảm cảnh" dưới áp lực của nạn săn bắn trộm, sự biến đổi khí hậu ngày một bất thường, hay sự xâm lấn tràn lan của con người vào môi trường sống tự nhiên?
“Mọi tạo vật, dù là con người hay không phải con người, đều bình đẳng về quyền được sống”. Liệu con người có đối xử xứng đáng với các loài động vật, hay đơn giản chỉ là một trò đùa?
Một chú voi làm xiếc biểu diễn trò đu dây nối qua hai thân cây, hai chú hươu cao cổ tận dụng lợi thế "chọc trời" để phơi quần áo, ngựa vằn "chổng ngược lên trời" nhờ quả bóng bay... đó là một phần hài hước trong chùm ảnh động vật mang tên "Hakuna Matata" của nhiếp ảnh gia tại Paris - Thomas Subtil.
Hakuna Matata là một thành ngữ tiếng Bantu (Đông Phi), được hiểu như là "Sống là không âu lo". Câu thành ngữ này cũng có thể được dịch là "Không âu lo" hoặc "Không vấn đề gì".
Thông điệp này được gửi gắm trong những hình ảnh đen trắng vui nhộn. Theo như tác giả, hình ảnh các loài động vật trở thành chủ thể của những trò chơi vui đùa giống như con người.
Những bức hình mang đến tinh thần hài hước như một trò đùa: động vật có quyền được mơ mộng, bay bổng, vui chơi như con người. Chúng có quyền "không âu lo" như câu thành ngữ "Hakuna Matata".
Nhưng trên thực tế, "những người bạn của con người" có bao giờ được "Hakuna Matata" không, khi mà hàng ngày, con người chúng ta vẫn tiếp tục săn bắt, xẻ thịt, tận diệt các loài động vật hoang dã?
Theo số liệu từ CITES, năm 2011, những kẻ săn trộm đã giết hại khoảng 25.000 voi châu Phi. Một số người cho rằng con số thực sự có thể còn cao gấp đôi.
Châu Phi bây giờ còn lại những gì, thế giới động vật hoang dã còn lại gì, sau những "thảm cảnh" dưới áp lực của nạn săn bắn trộm, sự biến đổi khí hậu ngày một bất thường, hay sự xâm lấn tràn lan của con người vào môi trường sống tự nhiên?
“Mọi tạo vật, dù là con người hay không phải con người, đều bình đẳng về quyền được sống”. Liệu con người có đối xử xứng đáng với các loài động vật, hay đơn giản chỉ là một trò đùa?
Theo Kenh14
Hiệu chỉnh bởi quản lý: