- Tham gia
- 5/10/2017
- Bài viết
- 1.322
Phương pháp 3: Tiến hành thảo luận
1. Cân nhắc phong cách giao tiếp cá nhân của bạn
Mỗi người đều sở hữu phong cách giao tiếp khác nhau đôi chút. Chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thấu hiểu của người bạn yêu trước lời bạn nói. Nếu bạn hiểu rõ phong cách trò chuyện của bản thân, bạn có thể nhận thức rõ ràng hơn về cách người khác diễn đạt lời nói của chính mình. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh hình thành sự mập mờ và mâu thuẫn, và đồng thời nó cũng giúp bạn thay đổi phong cách của mình nếu bạn biết rằng người ấy sẽ không phản ứng một cách tốt đẹp với nó.Ví dụ, nếu bạn thường trình bày mọi việc một cách thẳng thắn, nhưng người yêu cũ của bạn lại là người dễ hoảng sợ, bạn nên giảm thiểu mức độ thẳng thắn của mình, ít nhất là trong lúc đầu.
Người giao tiếp theo cách thân thiện có xu hướng yêu thích sự hợp tác. Khi họ cần phải đưa ra quyết định, họ thường thu thập ý kiến từ nhiều người khác nhau trước khi đi đến kết luận. Điều này có nghĩa là họ thường lắng nghe điều mà đối phương đề nghị và xem xét nó trước khi quyết định.
Người giao tiếp theo cách cạnh tranh yêu thích quyền lực và sự thống trị. Họ có xu hướng tự quyết định mà không cần đến sự hợp tác. Họ thường quyết đoán (nhưng không hung hăng), trực tiếp và đôi khi thách thức người không đồng ý với họ.
Người giao tiếp theo kiểu trực tiếp hoàn toàn như tên gọi của họ trực tiếp. Họ nói thẳng, và không vòng vo. Nếu họ muốn một điều gì đó, họ sẽ nói với bạn. Nếu họ không thích một thứ gì đó, họ cũng sẽ cho bạn biết. Sự thẳng thắn cho phép người khác nhanh chóng hiểu rõ họ. Thông thường, họ sẽ không trình bày mơ hồ về điều họ muốn. Đôi khi, người trò chuyện quá trực tiếp thường bị xem như thích ép buộc hoặc hung hăng.
Người giao tiếp theo kiểu gián tiếp gặp khó khăn trong việc trình bày suy nghĩ, mong muốn, hoặc nhu cầu của mình với người khác. Họ thường đưa ra gợi ý về yếu tố mà họ hy vọng người khác sẽ thấu hiểu ẩn ý của họ. Loại hình giao tiếp này thường tạo nên khá nhiều bối rối và hiểu nhầm, nhưng đồng thời, nó cũng giúp bạn trông có vẻ như ít hung hăng hơn.
2. Trở thành người biết lắng nghe một cách tích cực
Lắng nghe là phần quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nhận thức rõ điều mà người yêu cũ của bạn đang nói (người ấy đang nói gì VÀ ý của họ là gì) được xem là hành động lắng nghe tích cực. Lắng nghe tích cực thậm chí lại càng quan trọng hơn trước mọi tác nhân gây xao nhãng mà bạn có thể gặp phải khi đang trò chuyện. Chiếc điện thoại của bạn, tiếng còi xe, tiếng TV, tiếng người khác đang tranh cãi, v.v, mọi yếu tố đều có thể khiến bạn ngừng chú tâm vào người ấy và chuyển hướng sự chú ý sang nơi khác. Có khá nhiều điều cụ thể mà bạn có thể thực hiện để huấn luyện bản thân trở thành người biết lắng nghe.
Nhắc lại và tóm tắt lời nói của đối phương. Bạn có thể nhắc lại bằng cách sử dụng từ ngữ giúp làm rõ và đơn giản hóa ý nghĩa. Bằng cách này, người bạn yêu sẽ trông thấy rằng bạn đang chú ý, và họ sẽ biết liệu bạn có thật sự hiểu rõ điều họ muốn nói hay không.
Ví dụ, bạn có thể nói: “Em/Anh nghe anh/em nói rằng anh/em muốn lũ trẻ sang nhà anh/em vào cách tuần, chứ không phải là mỗi tuần. Đúng không?”.
Không gây gián đoạn. Nếu người ấy đang cố gắng trình bày một điều gì đó, bạn có thể bày tỏ sự chú ý bằng cách nhìn vào mắt họ, và gật đầu hoặc nói những câu nhỏ nhặt để khuyến khích họ tiếp tục. Hãy cho phép người ấy nêu lên mọi điều muốn nói mà không ép buộc họ ngừng lại hoặc cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Điều này bao gồm hành động giữ im lặng khi đối phương đang suy nghĩ hoặc đang cố gắng tìm kiếm từ ngữ phù hợp để sử dụng.
Nêu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu rõ hoặc muốn làm rõ một điều gì đó, bạn chỉ cần hỏi. Nếu bạn có cảm giác như thể người yêu cũ của bạn chỉ mới bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình một cách sơ sài, bạn nên đặt ra câu hỏi để họ giải thích chi tiết hơn.
Cố gắng sử dụng câu hỏi mở, thay vì đối cách. Ví dụ: “Anh/Em nghĩ trong tương lai, chúng ta sẽ tương tác với nhau như thế nào?”
Xác nhận cảm xúc của người ấy. Bạn cần phải cảm thông với mọi điều họ nói. Nếu tình huống mà họ đang thảo luận nghe có vẻ bực bội, hãy nói với họ rằng họ trông có vẻ khá bực tức. Nói cho họ nghe về yếu tố có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn vì đã mở lòng với bạn. Nếu người ấy vừa mới cho bạn biết về vấn đề thật sự khó khăn mà họ khó có thể vượt qua, bạn nên cảm ơn họ vì đã chia sẻ với bạn.
3. Duy trì sự gợi mở cho cuộc trò chuyện
Bạn nên nhớ chắc chắn rằng phong cách trò chuyện và kỹ thuật lắng nghe tích cực của bạn không hủy hoại điều mà người yêu cũ của bạn muốn nói. Nhân tố này đặc biệt quan trọng nếu một trong những lý do khiến cả hai chia tay nhau là do thiếu hụt, hoặc do sự tồi tệ trong giao tiếp. Nếu phong cách giao tiếp mà bạn sử dụng trước kia không đem lại hiệu quả, bạn cần phải thử qua phong cách mới mẻ hoặc nếu không, bạn sẽ không thể tiến bước. Có khá nhiều yếu tố mà bạn không nên thực hiện khi trò chuyện với người ấy.
Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi tại sao đặc biệt là với câu hỏi bắt đầu theo kiểu “sao anh/em không…”. Nêu lên những câu hỏi dạng này thường có xu hướng đẩy con người vào thế phòng thủ, và có thể khiến cả hai tranh cãi.
Không nên giảm thiểu cảm giác của người ấy bằng cách nói rằng họ không nên lo lắng về điều gì đó, hoặc họ không nên cho phép người khác làm phiền họ. Bạn không phải là người phán xét về yếu tố có thể hoặc không thể gây lo lắng hoặc làm phiền đến đối phương. Họ có quyền cảm thấy lo âu hoặc phiền muộn về vấn đề nào đó.
Nếu bạn bắt đầu bằng cách trình bày câu hỏi làm rõ vấn đề hoặc câu hỏi cho phép người ấy giải thích một cách cặn kẽ hơn, nhưng họ lại trông có vẻ thật sự do dự, hãy dừng lại. Không nên ép buộc họ nói một điều gì đó mà họ không muốn. Nếu người đó muốn nói, họ sẽ nói.
Đừng giả định rằng bạn hiểu rõ cảm giác của đối phương. Điều này bao gồm kể cho người ấy nghe chuyện đời mình mỗi khi họ chia sẻ về câu chuyện của họ. Nếu người ấy cho bạn biết về khoảng thời gian họ vô cùng buồn bã vì một vấn đề nào đó, không nên biến nó thành câu chuyện về thời điểm bạn cũng đã từng đau buồn.
4. Sử dụng chủ từ ‘Tôi’ (chủ ngữ của câu chính là bản thân bạn)
Nếu bạn đang có gắng giải thích cảm giác hiện tại (hoặc trong quá khứ) với người yêu cũ, bạn không nên biến nó thành quá trình đổ lỗi khi chỉ cố gắng liệt kê mọi điều mà họ đã thực hiện khiến bạn thất vọng - “Anh/Em thường xuyên phớt lờ em/anh”, “Anh/Em không bao giờ muốn dành thời gian cho em/anh”, hoặc “Anh/Em luôn muốn đi chơi cùng bạn bè khác”. Thay vì vậy, hãy nhớ sử dụng chủ từ ‘Tôi’ trong mỗi câu nói - “Anh/Em cảm thấy như thể mình bị phớt lờ”, “Anh/Em rất buồn khi không được dành nhiều thời gian bên em/anh”, hoặc “Đôi khi, anh/em cảm thấy như thể mình bị bỏ rơi”.Tương tự cho việc không nên phóng đại điều thật sự đã xảy ra bằng cách sử dụng từ “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”.
5. Tránh biến cuộc trò chuyện thành cuộc tranh cãi
Bạn không nhất thiết phải là người đúng. Và người yêu cũ của bạn cũng không cần thiết phải đồng ý với bạn, hoặc ngược lại. Mục tiêu của cuộc đối thoại này không nhất thiết phải là tranh cãi hoặc tranh luận để giành chiến thắng, mà nó là xây dựng quá trình giao tiếp tích cực và thông minh về chủ đề quan trọng bạn cần phải bàn bạc với người yêu cũ. Không có kẻ thắng hoặc người thua trong quá trình này.
Nó không có nghĩa là bạn không được phép sở hữu cảm giác trước cảm xúc hoặc suy nghĩ của người yêu cũ. Bạn vẫn có thể tức giận hoặc buồn bực với lời nói của họ. Nhưng bạn không nên bộc lộ cảm giác của mình mà không suy nghĩ. Hãy dành một vài phút để ngẫm nghĩ về lý do vì sao người ấy lại thực hiện hoặc nói ra một điều nào đó và tự hỏi bản thân xem liệu nó có hợp lý hay không.
6. Xem xét nguồn gốc hình thành cảm xúc của bạn
Cả hai bạn đều là con người và đôi khi có một vài cảm xúc khó chịu, nhưng nó không có nghĩa là bạn không được phép sở hữu chúng. Hình thành cảm giác hoặc suy nghĩ nào đó không có gì sai trái, nhưng điều quan trọng là bạn nên cố gắng nhận thức rõ khi bạn đang trút cảm xúc của mình lên người khác và thừa nhận nó. Bạn thậm chí sẽ có lời giải thích hoàn toàn hợp lý về lý do vì sao đôi khi bạn lại có suy nghĩ hoặc cảm giác như vậy, có lẽ là do trải nghiệm trong quá khứ của bạn.
Ví dụ, nếu bạn từng hẹn hò với người đã lừa dối bạn trong quá khứ, và cách thức mà họ sử dụng đó là nói rằng họ phải làm việc muộn, khi người bạn yêu nói rằng họ phải làm việc muộn, bạn có thể sẽ hình thành suy nghĩ không phù hợp với người đó. Bạn nên dành thời gian để giải thích điều này cho người ấy hiểu. Cho họ biết rõ nguồn gốc xuất phát của tư duy này, và rằng bạn hiểu rõ chúng không gây ảnh hưởng gì đến niềm tin của bạn, nhưng bạn vẫn không thể nào loại bỏ chúng khỏi tâm trí vì trải nghiệm không hay trong quá khứ.
Đôi khi, cảm giác và suy nghĩ có thể rất vô lý. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy ghen tuông khi người yêu cũ của bạn có người yêu mới, ngay cả khi bạn không muốn cả hai quay lại với nhau như trước kia. Cảm xúc của bạn có thể chỉ là do người ấy có ý nghĩa rất lớn đối với bạn. Bạn hoàn toàn được phép sở hữu chúng.
7. Trở nên cởi mở, trung thực và tôn trọng
Vì cuộc trò chuyện này là do bạn phải hoàn thành mục tiêu cụ thể với người yêu cũ, bạn cần phải rõ ràng, súc tích, và trung thực càng nhiều càng tốt. Giải thích rõ điều bạn muốn từ phía người yêu cũ và từ mối quan hệ của bạn. Nêu lên kỳ vọng mà bạn muốn nhận được từ mối quan hệ này. Cho họ biết nguyên do hình thành cảm giác của bạn. Chấp nhận rằng bạn có nhu cầu và mơ ước riêng, và rằng điều này hoàn toàn bình thường.
Duy trì sự cảm thông và chân thật ngay cả khi người yêu cũ của bạn không tôn trọng bạn. Nếu người ấy đối xử với bạn một cách tồi tệ, hoặc nói một điều gì đó gây tổn thương, bạn nên nhớ rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với vấn đề này. Bạn can sẽ vượt qua nó và bạn sẽ ổn. Không có lý do gì khiến bạn phải hạ mình xuống mức độ của người đó và đáp trả lại họ bằng sự vô lễ tương tự như họ. Bạn sẽ hối tiếc về sau.
Phương pháp 4: Quên đi người yêu cũ
1. Tự nhắc nhở bản thân nhớ về lý do bạn chia tay
Chia tay với người khác, đặc biệt với người mà bạn sở hữu cảm xúc mạnh mẽ đối với họ, sẽ khiến bạn cảm thấy như thể cả thế giới đang sụp đổ dưới chân bạn. Bạn cần phải nhắc nhở chính mình rằng sẽ luôn có một lý do tốt đẹp nào đó khiến mối quan hệ tình cảm của bạn phải kết thúc. Có lẽ là sẽ có nguyên nhân phù hợp về lý do khiến cả hai chia tay nhau, ngay cả khi bạn không thể nhớ ra trong khoảnh khắc đen tối. Bạn nên tránh theo đuổi mối quan hệ thực dụng.
2. Cho phép bản thân cảm nhận
Bạn cần phải biết rằng bạn hoàn toàn có thể cảm nhận sự đau khổ và nỗi buồn. Không nên ép buộc bản thân thực hiện điều mà bạn không muốn. Bạn có thể nằm dài trên gi.ường cả ngày và gọi điện báo bệnh. Đừng lo lắng nếu bạn ăn quá nhiều sôcôla. Một trong các nhân tố quan trọng là bạn nên cố gắng vượt qua thôi thúc muốn gọi điện cho người yêu cũ để cảm thấy tốt hơn. Bạn sẽ làm được!
3. Tin tưởng ở bản thân
Bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ vượt qua giai đoạn này, ngay cả khi trong thời điểm hiện tại, bạn không cảm thấy như vậy. Bạn sẽ nhận thấy bản thân hồi tưởng lại một vài sự kiện cụ thể và đắm chìm trong lý do vì sao mọi chuyện lại không suôn sẻ. Vấn đề là có thể bạn sẽ không bao giờ hiểu được. Có lẽ lý do sẽ không mấy tốt đẹp. Nhưng bạn không cần thiết phải biết rõ nguyên nhân chia tay để vượt qua nó. Bạn chỉ cần vượt qua từng giờ, từng ngày, từng tuần tiến từng bước một.
4. Tìm kiếm sự trợ giúp
Đừng cố gắng chiến đấu với sự đau buồn một mình. Bạn nên liên lạc với bạn bè, gia đình, và chuyên gia để được giúp đỡ. Trò chuyện về cảm giác của bản thân và cho phép chính mình buồn bã. Bạn nên cho mọi người biết rằng bạn đang gặp khó khăn, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất đối mặt với cảm xúc của mình. Nếu bạn khó có thể trò chuyện, hãy viết về suy nghĩ và cảm giác trong nhật ký, và tìm kiếm sự bầu bạn từ phía gia đình và bạn bè.
5. Rút ra bài học từ chuyện đã xảy ra
Sau khi bạn đã vượt qua khoảng thời gian không thể suy nghĩ thông suốt hoặc thực hiện bất kỳ điều gì hữu ích, bạn có thể bắt đầu nhìn nhận sự mạnh mẽ mà toàn bộ trải nghiệm này đem đến cho bạn. Bạn cũng sẽ nhận thức được rằng mặc dù bạn cảm thấy rất tệ, nhưng thật ra bạn đang dần khá hơn lúc trước. Bạn đã cải thiện. Bạn đã hồi phục đôi chút. Bạn sẽ sớm hồi phục nhiều hơn.
6. Chăm sóc bản thân
Một khi bạn nhận thấy bản thân đang trên con đường hồi phục, bạn nên quay về với thói quen thông thường của mình. Bao gồm thực hiện hoạt động thư giãn mà bạn có thể tận hưởng (ví dụ như đi dạo, đọc sách, ngâm mình trong bồn tắm xà phòng, v.v). Nói “không” khi cần thiết. Ra khỏi nhà hoặc ngược lại nếu bạn muốn. Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh
1. Cân nhắc phong cách giao tiếp cá nhân của bạn
Mỗi người đều sở hữu phong cách giao tiếp khác nhau đôi chút. Chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng thấu hiểu của người bạn yêu trước lời bạn nói. Nếu bạn hiểu rõ phong cách trò chuyện của bản thân, bạn có thể nhận thức rõ ràng hơn về cách người khác diễn đạt lời nói của chính mình. Phương pháp này sẽ giúp bạn tránh hình thành sự mập mờ và mâu thuẫn, và đồng thời nó cũng giúp bạn thay đổi phong cách của mình nếu bạn biết rằng người ấy sẽ không phản ứng một cách tốt đẹp với nó.Ví dụ, nếu bạn thường trình bày mọi việc một cách thẳng thắn, nhưng người yêu cũ của bạn lại là người dễ hoảng sợ, bạn nên giảm thiểu mức độ thẳng thắn của mình, ít nhất là trong lúc đầu.
Người giao tiếp theo cách thân thiện có xu hướng yêu thích sự hợp tác. Khi họ cần phải đưa ra quyết định, họ thường thu thập ý kiến từ nhiều người khác nhau trước khi đi đến kết luận. Điều này có nghĩa là họ thường lắng nghe điều mà đối phương đề nghị và xem xét nó trước khi quyết định.
Người giao tiếp theo cách cạnh tranh yêu thích quyền lực và sự thống trị. Họ có xu hướng tự quyết định mà không cần đến sự hợp tác. Họ thường quyết đoán (nhưng không hung hăng), trực tiếp và đôi khi thách thức người không đồng ý với họ.
Người giao tiếp theo kiểu trực tiếp hoàn toàn như tên gọi của họ trực tiếp. Họ nói thẳng, và không vòng vo. Nếu họ muốn một điều gì đó, họ sẽ nói với bạn. Nếu họ không thích một thứ gì đó, họ cũng sẽ cho bạn biết. Sự thẳng thắn cho phép người khác nhanh chóng hiểu rõ họ. Thông thường, họ sẽ không trình bày mơ hồ về điều họ muốn. Đôi khi, người trò chuyện quá trực tiếp thường bị xem như thích ép buộc hoặc hung hăng.
Người giao tiếp theo kiểu gián tiếp gặp khó khăn trong việc trình bày suy nghĩ, mong muốn, hoặc nhu cầu của mình với người khác. Họ thường đưa ra gợi ý về yếu tố mà họ hy vọng người khác sẽ thấu hiểu ẩn ý của họ. Loại hình giao tiếp này thường tạo nên khá nhiều bối rối và hiểu nhầm, nhưng đồng thời, nó cũng giúp bạn trông có vẻ như ít hung hăng hơn.
2. Trở thành người biết lắng nghe một cách tích cực
Lắng nghe là phần quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nhận thức rõ điều mà người yêu cũ của bạn đang nói (người ấy đang nói gì VÀ ý của họ là gì) được xem là hành động lắng nghe tích cực. Lắng nghe tích cực thậm chí lại càng quan trọng hơn trước mọi tác nhân gây xao nhãng mà bạn có thể gặp phải khi đang trò chuyện. Chiếc điện thoại của bạn, tiếng còi xe, tiếng TV, tiếng người khác đang tranh cãi, v.v, mọi yếu tố đều có thể khiến bạn ngừng chú tâm vào người ấy và chuyển hướng sự chú ý sang nơi khác. Có khá nhiều điều cụ thể mà bạn có thể thực hiện để huấn luyện bản thân trở thành người biết lắng nghe.
Nhắc lại và tóm tắt lời nói của đối phương. Bạn có thể nhắc lại bằng cách sử dụng từ ngữ giúp làm rõ và đơn giản hóa ý nghĩa. Bằng cách này, người bạn yêu sẽ trông thấy rằng bạn đang chú ý, và họ sẽ biết liệu bạn có thật sự hiểu rõ điều họ muốn nói hay không.
Ví dụ, bạn có thể nói: “Em/Anh nghe anh/em nói rằng anh/em muốn lũ trẻ sang nhà anh/em vào cách tuần, chứ không phải là mỗi tuần. Đúng không?”.
Không gây gián đoạn. Nếu người ấy đang cố gắng trình bày một điều gì đó, bạn có thể bày tỏ sự chú ý bằng cách nhìn vào mắt họ, và gật đầu hoặc nói những câu nhỏ nhặt để khuyến khích họ tiếp tục. Hãy cho phép người ấy nêu lên mọi điều muốn nói mà không ép buộc họ ngừng lại hoặc cắt đứt dòng suy nghĩ của họ. Điều này bao gồm hành động giữ im lặng khi đối phương đang suy nghĩ hoặc đang cố gắng tìm kiếm từ ngữ phù hợp để sử dụng.
Nêu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu rõ hoặc muốn làm rõ một điều gì đó, bạn chỉ cần hỏi. Nếu bạn có cảm giác như thể người yêu cũ của bạn chỉ mới bày tỏ suy nghĩ hoặc cảm xúc của mình một cách sơ sài, bạn nên đặt ra câu hỏi để họ giải thích chi tiết hơn.
Cố gắng sử dụng câu hỏi mở, thay vì đối cách. Ví dụ: “Anh/Em nghĩ trong tương lai, chúng ta sẽ tương tác với nhau như thế nào?”
Xác nhận cảm xúc của người ấy. Bạn cần phải cảm thông với mọi điều họ nói. Nếu tình huống mà họ đang thảo luận nghe có vẻ bực bội, hãy nói với họ rằng họ trông có vẻ khá bực tức. Nói cho họ nghe về yếu tố có thể khiến họ cảm thấy tốt hơn vì đã mở lòng với bạn. Nếu người ấy vừa mới cho bạn biết về vấn đề thật sự khó khăn mà họ khó có thể vượt qua, bạn nên cảm ơn họ vì đã chia sẻ với bạn.
3. Duy trì sự gợi mở cho cuộc trò chuyện
Bạn nên nhớ chắc chắn rằng phong cách trò chuyện và kỹ thuật lắng nghe tích cực của bạn không hủy hoại điều mà người yêu cũ của bạn muốn nói. Nhân tố này đặc biệt quan trọng nếu một trong những lý do khiến cả hai chia tay nhau là do thiếu hụt, hoặc do sự tồi tệ trong giao tiếp. Nếu phong cách giao tiếp mà bạn sử dụng trước kia không đem lại hiệu quả, bạn cần phải thử qua phong cách mới mẻ hoặc nếu không, bạn sẽ không thể tiến bước. Có khá nhiều yếu tố mà bạn không nên thực hiện khi trò chuyện với người ấy.
Không nên hỏi quá nhiều câu hỏi tại sao đặc biệt là với câu hỏi bắt đầu theo kiểu “sao anh/em không…”. Nêu lên những câu hỏi dạng này thường có xu hướng đẩy con người vào thế phòng thủ, và có thể khiến cả hai tranh cãi.
Không nên giảm thiểu cảm giác của người ấy bằng cách nói rằng họ không nên lo lắng về điều gì đó, hoặc họ không nên cho phép người khác làm phiền họ. Bạn không phải là người phán xét về yếu tố có thể hoặc không thể gây lo lắng hoặc làm phiền đến đối phương. Họ có quyền cảm thấy lo âu hoặc phiền muộn về vấn đề nào đó.
Nếu bạn bắt đầu bằng cách trình bày câu hỏi làm rõ vấn đề hoặc câu hỏi cho phép người ấy giải thích một cách cặn kẽ hơn, nhưng họ lại trông có vẻ thật sự do dự, hãy dừng lại. Không nên ép buộc họ nói một điều gì đó mà họ không muốn. Nếu người đó muốn nói, họ sẽ nói.
Đừng giả định rằng bạn hiểu rõ cảm giác của đối phương. Điều này bao gồm kể cho người ấy nghe chuyện đời mình mỗi khi họ chia sẻ về câu chuyện của họ. Nếu người ấy cho bạn biết về khoảng thời gian họ vô cùng buồn bã vì một vấn đề nào đó, không nên biến nó thành câu chuyện về thời điểm bạn cũng đã từng đau buồn.
4. Sử dụng chủ từ ‘Tôi’ (chủ ngữ của câu chính là bản thân bạn)
Nếu bạn đang có gắng giải thích cảm giác hiện tại (hoặc trong quá khứ) với người yêu cũ, bạn không nên biến nó thành quá trình đổ lỗi khi chỉ cố gắng liệt kê mọi điều mà họ đã thực hiện khiến bạn thất vọng - “Anh/Em thường xuyên phớt lờ em/anh”, “Anh/Em không bao giờ muốn dành thời gian cho em/anh”, hoặc “Anh/Em luôn muốn đi chơi cùng bạn bè khác”. Thay vì vậy, hãy nhớ sử dụng chủ từ ‘Tôi’ trong mỗi câu nói - “Anh/Em cảm thấy như thể mình bị phớt lờ”, “Anh/Em rất buồn khi không được dành nhiều thời gian bên em/anh”, hoặc “Đôi khi, anh/em cảm thấy như thể mình bị bỏ rơi”.Tương tự cho việc không nên phóng đại điều thật sự đã xảy ra bằng cách sử dụng từ “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”.
5. Tránh biến cuộc trò chuyện thành cuộc tranh cãi
Bạn không nhất thiết phải là người đúng. Và người yêu cũ của bạn cũng không cần thiết phải đồng ý với bạn, hoặc ngược lại. Mục tiêu của cuộc đối thoại này không nhất thiết phải là tranh cãi hoặc tranh luận để giành chiến thắng, mà nó là xây dựng quá trình giao tiếp tích cực và thông minh về chủ đề quan trọng bạn cần phải bàn bạc với người yêu cũ. Không có kẻ thắng hoặc người thua trong quá trình này.
Nó không có nghĩa là bạn không được phép sở hữu cảm giác trước cảm xúc hoặc suy nghĩ của người yêu cũ. Bạn vẫn có thể tức giận hoặc buồn bực với lời nói của họ. Nhưng bạn không nên bộc lộ cảm giác của mình mà không suy nghĩ. Hãy dành một vài phút để ngẫm nghĩ về lý do vì sao người ấy lại thực hiện hoặc nói ra một điều nào đó và tự hỏi bản thân xem liệu nó có hợp lý hay không.
6. Xem xét nguồn gốc hình thành cảm xúc của bạn
Cả hai bạn đều là con người và đôi khi có một vài cảm xúc khó chịu, nhưng nó không có nghĩa là bạn không được phép sở hữu chúng. Hình thành cảm giác hoặc suy nghĩ nào đó không có gì sai trái, nhưng điều quan trọng là bạn nên cố gắng nhận thức rõ khi bạn đang trút cảm xúc của mình lên người khác và thừa nhận nó. Bạn thậm chí sẽ có lời giải thích hoàn toàn hợp lý về lý do vì sao đôi khi bạn lại có suy nghĩ hoặc cảm giác như vậy, có lẽ là do trải nghiệm trong quá khứ của bạn.
Ví dụ, nếu bạn từng hẹn hò với người đã lừa dối bạn trong quá khứ, và cách thức mà họ sử dụng đó là nói rằng họ phải làm việc muộn, khi người bạn yêu nói rằng họ phải làm việc muộn, bạn có thể sẽ hình thành suy nghĩ không phù hợp với người đó. Bạn nên dành thời gian để giải thích điều này cho người ấy hiểu. Cho họ biết rõ nguồn gốc xuất phát của tư duy này, và rằng bạn hiểu rõ chúng không gây ảnh hưởng gì đến niềm tin của bạn, nhưng bạn vẫn không thể nào loại bỏ chúng khỏi tâm trí vì trải nghiệm không hay trong quá khứ.
Đôi khi, cảm giác và suy nghĩ có thể rất vô lý. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy ghen tuông khi người yêu cũ của bạn có người yêu mới, ngay cả khi bạn không muốn cả hai quay lại với nhau như trước kia. Cảm xúc của bạn có thể chỉ là do người ấy có ý nghĩa rất lớn đối với bạn. Bạn hoàn toàn được phép sở hữu chúng.
7. Trở nên cởi mở, trung thực và tôn trọng
Vì cuộc trò chuyện này là do bạn phải hoàn thành mục tiêu cụ thể với người yêu cũ, bạn cần phải rõ ràng, súc tích, và trung thực càng nhiều càng tốt. Giải thích rõ điều bạn muốn từ phía người yêu cũ và từ mối quan hệ của bạn. Nêu lên kỳ vọng mà bạn muốn nhận được từ mối quan hệ này. Cho họ biết nguyên do hình thành cảm giác của bạn. Chấp nhận rằng bạn có nhu cầu và mơ ước riêng, và rằng điều này hoàn toàn bình thường.
Duy trì sự cảm thông và chân thật ngay cả khi người yêu cũ của bạn không tôn trọng bạn. Nếu người ấy đối xử với bạn một cách tồi tệ, hoặc nói một điều gì đó gây tổn thương, bạn nên nhớ rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với vấn đề này. Bạn can sẽ vượt qua nó và bạn sẽ ổn. Không có lý do gì khiến bạn phải hạ mình xuống mức độ của người đó và đáp trả lại họ bằng sự vô lễ tương tự như họ. Bạn sẽ hối tiếc về sau.
Phương pháp 4: Quên đi người yêu cũ
1. Tự nhắc nhở bản thân nhớ về lý do bạn chia tay
Chia tay với người khác, đặc biệt với người mà bạn sở hữu cảm xúc mạnh mẽ đối với họ, sẽ khiến bạn cảm thấy như thể cả thế giới đang sụp đổ dưới chân bạn. Bạn cần phải nhắc nhở chính mình rằng sẽ luôn có một lý do tốt đẹp nào đó khiến mối quan hệ tình cảm của bạn phải kết thúc. Có lẽ là sẽ có nguyên nhân phù hợp về lý do khiến cả hai chia tay nhau, ngay cả khi bạn không thể nhớ ra trong khoảnh khắc đen tối. Bạn nên tránh theo đuổi mối quan hệ thực dụng.
2. Cho phép bản thân cảm nhận
Bạn cần phải biết rằng bạn hoàn toàn có thể cảm nhận sự đau khổ và nỗi buồn. Không nên ép buộc bản thân thực hiện điều mà bạn không muốn. Bạn có thể nằm dài trên gi.ường cả ngày và gọi điện báo bệnh. Đừng lo lắng nếu bạn ăn quá nhiều sôcôla. Một trong các nhân tố quan trọng là bạn nên cố gắng vượt qua thôi thúc muốn gọi điện cho người yêu cũ để cảm thấy tốt hơn. Bạn sẽ làm được!
3. Tin tưởng ở bản thân
Bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ. Bạn sẽ vượt qua giai đoạn này, ngay cả khi trong thời điểm hiện tại, bạn không cảm thấy như vậy. Bạn sẽ nhận thấy bản thân hồi tưởng lại một vài sự kiện cụ thể và đắm chìm trong lý do vì sao mọi chuyện lại không suôn sẻ. Vấn đề là có thể bạn sẽ không bao giờ hiểu được. Có lẽ lý do sẽ không mấy tốt đẹp. Nhưng bạn không cần thiết phải biết rõ nguyên nhân chia tay để vượt qua nó. Bạn chỉ cần vượt qua từng giờ, từng ngày, từng tuần tiến từng bước một.
Đừng cố gắng chiến đấu với sự đau buồn một mình. Bạn nên liên lạc với bạn bè, gia đình, và chuyên gia để được giúp đỡ. Trò chuyện về cảm giác của bản thân và cho phép chính mình buồn bã. Bạn nên cho mọi người biết rằng bạn đang gặp khó khăn, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi nhận ra rằng bạn không phải là người duy nhất đối mặt với cảm xúc của mình. Nếu bạn khó có thể trò chuyện, hãy viết về suy nghĩ và cảm giác trong nhật ký, và tìm kiếm sự bầu bạn từ phía gia đình và bạn bè.
5. Rút ra bài học từ chuyện đã xảy ra
Sau khi bạn đã vượt qua khoảng thời gian không thể suy nghĩ thông suốt hoặc thực hiện bất kỳ điều gì hữu ích, bạn có thể bắt đầu nhìn nhận sự mạnh mẽ mà toàn bộ trải nghiệm này đem đến cho bạn. Bạn cũng sẽ nhận thức được rằng mặc dù bạn cảm thấy rất tệ, nhưng thật ra bạn đang dần khá hơn lúc trước. Bạn đã cải thiện. Bạn đã hồi phục đôi chút. Bạn sẽ sớm hồi phục nhiều hơn.
Một khi bạn nhận thấy bản thân đang trên con đường hồi phục, bạn nên quay về với thói quen thông thường của mình. Bao gồm thực hiện hoạt động thư giãn mà bạn có thể tận hưởng (ví dụ như đi dạo, đọc sách, ngâm mình trong bồn tắm xà phòng, v.v). Nói “không” khi cần thiết. Ra khỏi nhà hoặc ngược lại nếu bạn muốn. Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
Nguồn: WIKIHOW