Trình tự, thủ tục mở cơ sở dịch vụ chăm sóc người già tại nhà

contentideas

Banned
Tham gia
28/9/2022
Bài viết
0
Dịch vụ chăm sóc người già tại nhà là một loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà có thể được thực hiện ngay tại nhà của bệnh nhân hoặc người bị chấn thương. Vậy, trình tự thủ tục xin cấp phép mở phòng khám chăm sóc sức khỏe tại nhà là gì?

1. Khái niệm về chăm sóc sức khỏe tại nhà​

Chăm sóc sức khỏe tại nhà: Chăm sóc sức khỏe tại nhà là một loạt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà có thể được thực hiện ngay tại nhà của bệnh nhân hoặc người bị chấn thương. Dịch vụ chăm sóc này thường ít tốn kém hơn, thuận tiện hơn và hiệu quả tương đương như bạn được chăm sóc trong một bệnh viện hoặc cơ y tế chuyên môn.

- Các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

+ Chăm sóc vết thương hở hoặc vết thương sau phẫu thuật.

+ Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cho người nhà.

+ Truyền nước, tiêm thuốc.

+ Giám sát các bệnh nhân nghiêm trọng hoặc tình trạng sức khỏe không ổn định.

2. Lợi ích của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà​

+ Dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà đem đến cho bệnh nhân không chỉ là yếu tố chăm sóc sức khỏe được đảm bảo mà còn những lợi ích khác như:

+ Tiết kiệm thời gian khi đi khám tại bệnh viện hoặc các sở y tê: thời gian chờ đợi, thời gian làm các thủ tục khám bệnh.

+ Tiết kiệm chi phí đi lại.

+ Không hạn chế thời gian khám bệnh trong khi các cơ sở y tế chỉ làm việc trong giờ hành chính.

+ Thủ tục đơn giản, không cần phải cung cấp bất cứ loại giấy tờ nào.

+ Chất lượng của đội ngũ bác sĩ, y tá và nhân viên chuyên môn không hề thua kém gì so với bệnh viện hoặc các trung tâm y tế.

- Những công việc cụ thể của dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

+ Việc tuân thủ một cách nghiêm ngặt các chế độ chăm sóc bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Các nhân viên y tế hoặc các bác sĩ khi khám chữa bệnh tại nhà sẽ làm những công việc gồm:

+ Kiểm tra những gì bệnh nhân ăn và uống.

+ Kiểm tra huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim và hơi thở.

+ Kiểm tra xem các đơn thuốc, các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng cùng với mọi phương pháp điều trị Kiểm tra những bất thường trong cơ thể bệnh nhân như chỗ đau, sưng hay phù nề.

+ Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân cho người nhà.

3. Điều kiện về mở cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà​

Câu hỏi: Thưa luật sư, vui lòng cho em hỏi. Em muốn mở văn phòng làm dịch vụ chăm sóc mẹ và bé. Nhỏ thôi, chỉ thay rốn tăm bé và chăm sóc bà mẹ sau khi sinh. Nếu vậy thì có cần làm giấy phép kinh doanh không ạ? Em cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi yêu cầu tư vấn tới đội ngũ luật sư tư vấn của chúng tôi. Nội dung câu hỏi của bạn được chúng tôi nghuên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh;

Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

2. Chuyên viên tư vấn:

Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé thuộc một trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà. Mà theo quy định của pháp luật thì dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải đáp ứng những điều kiện nhất định do Chính phủ và Bộ Y tế quy định do vậy phải thực hiện đăng ký kinh doanh mà không thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, cụ thể:
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
Như vậy theo quy định trên thì kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà không thuộc trường hợp sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyển, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp nên khi thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với quy mô nhỏ mà bạn muốn thì bạn phải thực hiện đăng ký kinh doanh theo hình thức là hộ gia đình.

Ngoài ra, để hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, cụ thể là chăm sóc mẹ và bé thì cơ sở của bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, tại Điều 22 được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP về hình thức tổ chức của cơ sở khám, chữa bệnh:

7. Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:
b) Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;
Theo đó, bạn mở cơ sở thực hiện dịch vụ chăm sóc mẹ và bé nên thuộc trường hợp tổ chức cơ sở dịch vụ y tế tại Điểm b Khoản 7 Điều 22 như trên. Do vậy, cơ sở của bạn phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Nghị định này:

Trước đây, khi hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, bạn sẽ phải đáp ứng điều kiện tại Điều 34 Nghị định 109/2016/NĐ-CP về thiết bị y tế và nhân sự như sau:

- Thiết bị y tế: Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.

- Nhân sự:

+ Người làm việc tại cơ sở nếu thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng. Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở.

Tuy nhiên, kể từ ngày 12/11/2018 Nghị định 155/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực đã bãi bỏ quy định tại Điều 34 của Nghị định 109/2016/NĐ-CP, và bổ sung Điều 33a về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế, theo đó cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều này như sau:

- Cơ sở vật chất: Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

- Thiết bị y tế: Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;
- Nhân sự:
+ Đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật:Các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà cung cấp các dịch vụ như thay băng, cắt chỉ; vật lý trị liệu, phục hồi chức năng; chăm sóc mẹ và bé; lấy máu xét nghiệm, trả kết quả; chăm sóc người bệnh ung thư và các dịch vụ điều dưỡng khác tại nhà, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng”.
+ Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản;
+ Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó.

4. Hồ sơ xin mở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà​

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.

- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

- Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

- Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở.

- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
 
×
Quay lại
Top Bottom