- Tham gia
- 18/7/2011
- Bài viết
- 165
Trong những hoàn cảnh kinh tế bất ổn, việc nâng cao kỹ năng cho bạn và cho nhóm trở nên không những quan trọng mà còn là vấn đề thiết yếu. Hãy đảm bảo rằng cả bạn và nhân viên không lùi bước và không chăm chăm vào việc tránh phạm sai sót mà thay vào đó là tạo ra sự cải tiến và nâng cao năng suất.
Để tạo ra không khí làm việc hiệu quả và đổi mới, bạn cần tạo ra lòng tin, sự cởi mở và sự cộng tác ở nơi làm việc. Bạn cần những nhân viên trung thành và hướng thẳng tới các mục tiêu và tầm nhìn.
Một trong những lỗi lớn nhất chúng ta thường mắc phải trong kinh doanh là đánh mất sự bình tĩnh trong những tình huống áp lực, đặc biệt khi thực hiện các bài diễn thuyết quan trọng. Thậm chí nếu chúng ta chẳng hề xao động khi thật sự bình tĩnh thì chúng ta cũng chẳng muốn xuất hiện như thể mình có mọi thứ ngoại trừ lòng tin cao độ vào các chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ, công ty của mình hay thậm chí là chính bản thân chúng ta.
Là những cá nhân ở những vị trí có sự ảnh hưởng, điều chúng ta nói, cách chúng ta nói và cách chúng ta phản ứng trước những tình huống khó khăn có thể tác động lên cách người khác nhìn vào năng lực chuyên môn và khả năng dẫn dắt của chúng ta. Sau đây là vài nội dung liên quan đến chủ đề này.
Cách trình bày để đưa thông tin
Loại hình phổ biến trong thuyết trình kinh doanh là thuyết trình truyền tải thông tin. Trong sự nghiệp của chúng ta, mỗi tuần có thể thậm chí là mỗi ngày, chúng ta được lắng nghe mọi người thuyết trình để truyền đạt thông tin từ những báo cáo tiến độ cho tới những hướng dẫn quy trình hay là sự thay đổi chính sách. Đối với đại đa số, phần lớn các bài diễn thuyết mà chúng ta nói thường rơi vào loại này, theo cách này hay cách khác.
Vài cá nhân rất có kinh nghiệm trong việc trình bày bài thuyết trình truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu. Chúng ta thể hiện bài thuyết trình với sự hiểu biết rõ ràng về thông điệp, một kết thúc như dự tính, và những ý chính mà chúng ta cần nhớ. Đối với một số khác, nhiều bài thuyết trình truyền đạt thông tin của họ lộn xộn và khó theo dõi. Chúng ta chỉ để lại một ý tưởng mơ hồ về mục đích của bài diễn thuyết.
Những bài thuyết trình thành công cần có một thông điệp rõ ràng, một định hướng riêng cho khán giả và tất cả các ý liên quan cần nhắc đến.
Dàn ý thuyết trình truyền đạt thông tin cần phải có những bước sau:
● Mở đầu: giới thiệu chủ đề
Câu chủ đề nên ngắn gọn và rõ ràng. Đừng gieo thắc mắc trong suy nghĩ của người nghe về chủ đề của bài diễn thuyết. Điều đó thật sự phù hợp với thực tế khi bài diễn thuyết là một phần trong số hàng trăm bài, ví dụ trong một cuộc họp nhân viên hay quá trình đào tạo toàn thời gian.
● Đưa ra thông điệp chính: Kết thúc mong muốn
Câu này nên cho khán giả một bức tranh rõ ràng về thông điệp chính của bài diễn thuyết. Thật đơn giản, trực tiếp khi nói cho khán giả nơi chúng ta sẽ hướng tới với thông tin này. Câu này cần trả lời câu hỏi trong suy nghĩ của khán giả: “Tại sao tôi nên lắng nghe bài diễn thuyết này?”
● Những ý chính và thành quả
Những ý trên nên được giới thiệu bằng ngôn ngữ thật đơn giản. Chúng thể hiện rõ ràng hiệu quả của việc nắm bắt cái hành động được đề nghị. Nói chung, càng ít từ càng tốt khi bắt đầu những ý chính/ thành quả của chúng ta.
● Đoạn kết: Nhắc lại thông điệp chính-Kết thúc mong muốn
Để nhấn mạnh thông điệp chính của bài thuyết trình trình bày thông tin, chúng ta cần tóm tắt bằng cách nhắc lại thông điệp chính hay kết thúc mong muốn. Điều này sẽ để lại trong khán giả một thông điệp mà họ sẽ nhớ lâu sau buổi thuyết trình.
Bài gốc từ liên kết: Đắc Nhân Tâm
Để tạo ra không khí làm việc hiệu quả và đổi mới, bạn cần tạo ra lòng tin, sự cởi mở và sự cộng tác ở nơi làm việc. Bạn cần những nhân viên trung thành và hướng thẳng tới các mục tiêu và tầm nhìn.
Một trong những lỗi lớn nhất chúng ta thường mắc phải trong kinh doanh là đánh mất sự bình tĩnh trong những tình huống áp lực, đặc biệt khi thực hiện các bài diễn thuyết quan trọng. Thậm chí nếu chúng ta chẳng hề xao động khi thật sự bình tĩnh thì chúng ta cũng chẳng muốn xuất hiện như thể mình có mọi thứ ngoại trừ lòng tin cao độ vào các chủ đề, sản phẩm hoặc dịch vụ, công ty của mình hay thậm chí là chính bản thân chúng ta.
Là những cá nhân ở những vị trí có sự ảnh hưởng, điều chúng ta nói, cách chúng ta nói và cách chúng ta phản ứng trước những tình huống khó khăn có thể tác động lên cách người khác nhìn vào năng lực chuyên môn và khả năng dẫn dắt của chúng ta. Sau đây là vài nội dung liên quan đến chủ đề này.
Cách trình bày để đưa thông tin
Loại hình phổ biến trong thuyết trình kinh doanh là thuyết trình truyền tải thông tin. Trong sự nghiệp của chúng ta, mỗi tuần có thể thậm chí là mỗi ngày, chúng ta được lắng nghe mọi người thuyết trình để truyền đạt thông tin từ những báo cáo tiến độ cho tới những hướng dẫn quy trình hay là sự thay đổi chính sách. Đối với đại đa số, phần lớn các bài diễn thuyết mà chúng ta nói thường rơi vào loại này, theo cách này hay cách khác.
Vài cá nhân rất có kinh nghiệm trong việc trình bày bài thuyết trình truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu. Chúng ta thể hiện bài thuyết trình với sự hiểu biết rõ ràng về thông điệp, một kết thúc như dự tính, và những ý chính mà chúng ta cần nhớ. Đối với một số khác, nhiều bài thuyết trình truyền đạt thông tin của họ lộn xộn và khó theo dõi. Chúng ta chỉ để lại một ý tưởng mơ hồ về mục đích của bài diễn thuyết.
Những bài thuyết trình thành công cần có một thông điệp rõ ràng, một định hướng riêng cho khán giả và tất cả các ý liên quan cần nhắc đến.
Dàn ý thuyết trình truyền đạt thông tin cần phải có những bước sau:
● Mở đầu: giới thiệu chủ đề
Câu chủ đề nên ngắn gọn và rõ ràng. Đừng gieo thắc mắc trong suy nghĩ của người nghe về chủ đề của bài diễn thuyết. Điều đó thật sự phù hợp với thực tế khi bài diễn thuyết là một phần trong số hàng trăm bài, ví dụ trong một cuộc họp nhân viên hay quá trình đào tạo toàn thời gian.
● Đưa ra thông điệp chính: Kết thúc mong muốn
Câu này nên cho khán giả một bức tranh rõ ràng về thông điệp chính của bài diễn thuyết. Thật đơn giản, trực tiếp khi nói cho khán giả nơi chúng ta sẽ hướng tới với thông tin này. Câu này cần trả lời câu hỏi trong suy nghĩ của khán giả: “Tại sao tôi nên lắng nghe bài diễn thuyết này?”
● Những ý chính và thành quả
Những ý trên nên được giới thiệu bằng ngôn ngữ thật đơn giản. Chúng thể hiện rõ ràng hiệu quả của việc nắm bắt cái hành động được đề nghị. Nói chung, càng ít từ càng tốt khi bắt đầu những ý chính/ thành quả của chúng ta.
● Đoạn kết: Nhắc lại thông điệp chính-Kết thúc mong muốn
Để nhấn mạnh thông điệp chính của bài thuyết trình trình bày thông tin, chúng ta cần tóm tắt bằng cách nhắc lại thông điệp chính hay kết thúc mong muốn. Điều này sẽ để lại trong khán giả một thông điệp mà họ sẽ nhớ lâu sau buổi thuyết trình.
Bài gốc từ liên kết: Đắc Nhân Tâm