1. Triệu chứng thường gặp sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19
Có thể có tác dụng phụ sau khi chủng ngừa, đây là dấu hiệu bình thường khi tiêm bất kỳ loại vaccine nào và sẽ biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, CDC đã khẳng định rằng các lợi ích miễn dịch mà vaccine mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ tác dụng phụ.Sau tiêm chủng có thể gặp một số phản ứng phổ biến như:
- Các phản ứng tại vị trí tiêm: đau, đau khi chạm vào và sưng hạch bạch huyết trên cùng cánh tay đã tiêm, sưng (cứng), ngứa chỗ tiêm và tấy đỏ.
- Các tác dụng phụ toàn thân: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, buồn nôn cũng như nôn mửa và sốt.
_867586ab_d31e_48ea_a9d1_32a22a1cd6b9.png)
Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng có thể bao gồm:
- Khó thở: Cảm giác ngứa họng, căng cứng, nghẹn họng, nói khó
- Tê cứng quanh môi hoặc lưỡi nhiều, Sưng mặt và họng
- Nhịp tim nhanh, Tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, ngất;
- Phát ban nặng trên toàn thân: Phát ban, nổi mẩn đỏ hoặc tím hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;
- Chóng mặt và yếu: Đau đầu kéo dài hoặc dữ dội; ngủ li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;
Tổng đài đặt lịch khám bệnh tuyến trung ương và xét nghiệm Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM 1900638367 hoặc tải app ISOFHCARE để đặt lịch hẹn chủ động hơn.
2. Cách xử lý các triệu chứng sau tiêm vaccine phòng Covid-19
Đối với các triệu chứng phổ biến
- Sốt dưới 38.5 độ C: cởi bớt/ nới lỏng quần áo, chườm/ lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước- Sốt từ 38.5 độ trở lên: sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt sốt hoặc sốt lại trong vòng 2h cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.
- Sưng, đau ở chỗ tiêm: Khoảng 70% đến 80% số người cảm thấy đau cánh tay ở vị trí tiêm, mẩn đỏ hoặc sưng tấy. Vài ngày sau khi tiêm thì tình trạng sưng đỏ và đau sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Không nên chạm hoặc đè vào vết tiêm, đồng thời không sử dụng khoai tây, chanh,…đắp lên vùng da sưng đỏ. Bởi nếu làm vậy sẽ khiến tình trạng sưng, đau trở nên nặng hơn và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.
- Đau đầu: Sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên hoặc thứ hai, khoảng 30% trường hợp bị đau đầu. Nếu tác dụng phụ này xảy ra, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như pacetaminophen (tylenol).
- Buồn nôn: cảm giác buồn nôn sẽ không kéo dài. Để giảm bớt tình trạng này, hãy nghỉ ngơi, ăn thức ăn nhạt nếu đói và có thể sử dụng thuốc chống buồn nôn không kê đơn theo chỉ định.
Đối với các phản ứng nặng

Khi xuất hiện các phản ứng nặng như: co giật, khó thở, tím tái, tê cứng quanh môi, phát ban,… nên d chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Gọi bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn xử lý
Khi mới xuất hiện các dấu hiệu sau tiêm, nhiều người lo lắng nhưng vẫn ngần ngại chưa muốn đến cơ sở y tế thường lựa chọn Khám bênh trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa Dị ứng miễn dịch để được tư vấn và hướng dẫn chăm sóc sau tiêm ngay tại nhà.
Thông qua cuộc gọi video trên ứng dụng (app), bác sĩ có thể xem diễn biến, tình trạng sau tiêm qua quan sát và trao đổi trực tuyến để đưa ra chẩn đoán ban đầu, tư vấn và hướng dẫn xử trí phù hợp cho mỗi người, có thể kê đơn thuốc trực tuyến và thường xuyên theo dõi diễn biến sau tiêm. Hoàn toàn chủ động về thời gian đồng thời nhận được sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ chuyên khoa uy tín và thoải mái ngay tại nhà.
Việc khám bệnh online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả chăm sóc.
3. Một số lưu ý khác
Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24h, ít nhất 3 ngày đầu sau tiêm;- Không sử dụng chất kích thích như rượu bia...trong 03 ngày đầu sau tiêm;

- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ;
- Thường xuyên đo thân nhiệt và chú ý đến các diễn biến của cơ thể.