Trên tay gói cước 4G không giới hạn “thơm” nhất hiện nay
Mình vừa mua chiếc SIM thứ hai của nhà mạng ảo Wintel (tên cũ là mạng Reddi) để làm SIM data vì chiếc SIM chính đang dùng của VinaPhone có giá data khá tốn kém.
Trước khi chọn Wintel, mình đã tìm hiểu kỹ các gói cước data của các nhà mạng thì thấy Wintel hiện đang có các gói cước 4G không giới hạn tốt hơn cả. Kể từ tháng 6/2023, ba nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone đều dừng các gói cước 4G không giới hạn dung lượng. Hiện nay, chỉ còn 3 nhà mạng Wintel, Local và VNSKY còn cung cấp các gói cước 4G không giới hạn dung lượng. Nhà mạng iTel cung cấp các gói data tốc độ cao, hết tốc độ cao thì ngắt kết nối.
Khi so sánh các gói cước 4G không giới hạn giữa ba nhà mạng Wintel, Local và VNSKY, mình thấy ba gói Win69P, Win89P và Win119P của Wintel hấp dẫn hơn cả. Chẳng hạn, gói Win89P với phí hàng tháng 89.000 đồng cung cấp cho mình tới 5GB tốc độ cao mỗi ngày, sau khi hết tốc độ cao thì dùng tốc độ thường không giới hạn cùng với 300 phút gọi nội mạng (tối đa 10 phút/cuộc gọi) và 30 phút gọi ngoại mạng. Trong khi đó, gói cước phí tương tự như A89E của Local và Sky89 của VNSKY đều có dung lượng tốc độ cao mỗi ngày ít hơn.
Ngoài ưu đãi cước, một lý do nữa mình chọn Wintel là bởi nhà mạng này hoạt động dựa trên hạ tầng mạng của VinaPhone. Trong số 4 nhà mạng ảo đang hoạt động, có Wintel và iTel dùng hạ tầng mạng của VinaPhone, còn Local và VNSKY dùng hạ tầng mạng của MobiFone. Nếu so giữa VinaPhone và MobiFone thì mình nghĩ VinaPhone hiện có chất lượng sóng tốt hơn. Mới đây, chính SpeedTest đã công bố VinaPhone là nhà mạng có tốc độ download và upload trung bình trong 3 quý đầu năm 2023, nhanh hơn Viettel và MobiFone, nên sóng của Wintel có thể nói cũng rất tốt.
Mạng di động ảo là đơn vị không sở hữu hạ tầng mà cung cấp dịch vụ viễn thông bằng cách mua buôn lưu lượng từ đơn vị có hạ tầng và bán lẻ cho người dùng. Do sử dụng chung hạ tầng nên vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng cho thuê bao của Wintel cũng tương đương với thuê bao VinaPhone. Giữa hai mạng sở hữu hạ tầng thực và ảo chỉ khác nhau về các gói cước và dịch vụ chăm sóc khách hàng thôi.
Đo tốc độ mạng của gói cước không giới hạn Wintel
Do nhu cầu sử dụng data nhiều, mình đăng ký gói Win119P với phí hàng hàng 119.000 đồng. Đổi lại, mình có tới 7GB data tốc độ cao mỗi ngày, sau khi hết 7GB thì được truy cập mạng không giới hạn dung lượng ở tốc độ thường. Ngoài ra, gói này còn cho phép phát Wi-Fi không giới hạn cho thiết bị khác, theo tốc độ của gói chính.
Để đo tốc độ mạng của gói cước, mình dùng 3 công cụ đo tốc mạng gồm Speedtest (Ookla), Fast Speed Test (Netflix) và iSpeed (Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC). Trong đó, Speedtest là công cụ đo tốc độ mạng phổ biến nhất thế giới hiện nay, có thể chọn nhiều server để đo băng thông trong nước hoặc quốc tế. Còn Fast Speed Test dùng để đo băng thông đi quốc tế vì nó kết nối đến máy chủ của Netflix. Ứng dụng iSpeed chuyên dùng đo băng thông trong nước do chỉ chọn kết đến các server ở Việt Nam.
Mình đo ở một số điểm khác nhau ở Hà Nội gồm quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa khi gói cước còn tốc độ cao và hết tốc độ cao, chuyển sang tốc độ thông thường.
Khi gói cước còn tốc độ cao, mình thấy tốc độ kết nối có sự dao động giữa các khu vực nhưng đều ở mức khá cao, đủ đáp ứng thoải mái nhu cầu sử dụng mạng hàng ngày.
Kết quả đo SpeedTest tại một số khu vực khác nhau ở Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội.
Cụ thể, trên ứng dụng SpeedTest, tốc độ tải về (download) ở một số vị trí đạt tới 119 Mbps và vị trí đo thấp nhất cũng đạt 46 Mbps. Ở chiều tải lên (upload), tốc độ cũng khá cao và có dao động từ 26-57 Mbps.
Kết quả đo từ ứng dụng iSpeed tại một số khu vực khác nhau ở Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội.
Trên ứng dụng iSpeed, tốc độ download giữa các điểm đo dao động từ 47-114 Mbps và tốc độ upload thay đổi trong khoảng 16-40 Mbps.
Kết quả đo từ ứng dụng Fast Speed Test của Netflix tại một số khu vực khác nhau ở Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội.
Còn trên ứng dụng Fast Speed Test thì tốc độ mạng dao động trong khoảng 40 – 87 Mbps. Đây là tốc độ thoải mái xem phim chất lượng cao online. Tốc độ khuyến nghị của Netflix để xem phim online độ phân giải 4K là 25 Mbps.
Khi gói cước hết tốc độ cao, tốc độ mạng giảm xuống khá nhiều nhưng lại rất ổn định giữa các khu vực, với tốc độ download còn khoảng 5-7 Mbps và upload cũng loanh quanh ngưỡng 5 Mbps. Kết quả đo từ cả 3 ứng dụng SpeedTest, iSpeed và Fast Speed Test đều cho kết quả tương đồng.
Khi hết data tốc độ cao, kết quả đo từ cả 3 ứng dụng SpeedTest, iSpeed và Fast Speed Test đều cho kết quả tương đồng, khoảng 5-6 Mbps ở cả chiều download và upload.
Sử dụng thực tế
Ở tốc độ cao, mình thấy SIM data của Wintel đáp ứng tốt nhu cầu chơi game và lướt web hàng ngày, không có điểm gì để phàn nàn. Khi xem phim trên YouTube, mình bật chất lượng 1080p và 4K, video vẫn xem mượt, tua nhanh không phải chờ tải. Với game Liên quân Mobile, pin thường rất thấp trong khoảng 30-50ms, đảm bảo việc combat liên tục mà không bị gián đoạn. Các ứng dụng nhẹ nhàng hơn như lướt Facebook và xem các tin nhắn trên Messenger, Zalo cũng diễn ra trơn tru.
Khi SIM data còn tốc độ cao, mình thử tải bộ cài ban đầu của game Pubg Mobile với dung lượng 833 MB thì thời gian tải dao động trong khoảng 55-95 giây tùy địa điểm. Thời gian để máy tải và hoàn tất việc cài xong game này với dung lượng trên chiếc Galaxy Z Flip5 thông báo là 2,58GB hết khoảng 7-8 phút.
Khi hết tốc độ cao, mình thấy SIM Wintel vẫn xem YouTube, lướt web và chơi game tương đối thoải mái. Với YouTube, mình mở chất lượng 1080p thì thấy phim vẫn chạy mượt, tua cũng chỉ khựng nhẹ trong cái chớp mắt, có lẽ chưa đến một giây. Liên quân Mobile có tốc độ ping ổn định trong khoảng 60ms, không mượt nhưng đủ chơi.
Điểm hấp dẫn nữa của gói cước Win119P cũng như hai gói Win69P và Win89P là có thể phát Wi-Fi không giới hạn để cung cấp mạng cho thiết bị khác. Tốc độ mạng Wi-Fi cho thiết bị khác cũng có trải nghiệm tương tự trên thiết bị phát. Nếu SIM còn data tốc độ cao thì tốt độ Wi-Fi sẽ nhanh như vậy, còn khi hết tốc độ cao về tốc độ mạng thông thường chất lượng Wi-Fi cũng giảm tương ứng.
SIM Wintel có thể mua online và kích hoạt qua app, chờ nhà mạng xác nhận kích hoạt.
Tổng kết lại, mình đánh giá Win69P, Win89P và Win119P của Wintel đang là ba gói cước data không giới hạn hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay. Ngoài các ưu đãi về dung lượng data và phát Wi-Fi hơn hẳn các sản phẩm cạnh tranh thì chất lượng mạng ổn định và vùng phủ sóng rộng nhờ dùng hạ tầng mạng vật lý của VinaPhone cũng là một lợi thế.
Nơi bán các gói cước Wintel Win69P, Win89P và Win119P giá tốt tại đây zalo 0559 587227
Mình vừa mua chiếc SIM thứ hai của nhà mạng ảo Wintel (tên cũ là mạng Reddi) để làm SIM data vì chiếc SIM chính đang dùng của VinaPhone có giá data khá tốn kém.
Trước khi chọn Wintel, mình đã tìm hiểu kỹ các gói cước data của các nhà mạng thì thấy Wintel hiện đang có các gói cước 4G không giới hạn tốt hơn cả. Kể từ tháng 6/2023, ba nhà mạng lớn là Viettel, VinaPhone và MobiFone đều dừng các gói cước 4G không giới hạn dung lượng. Hiện nay, chỉ còn 3 nhà mạng Wintel, Local và VNSKY còn cung cấp các gói cước 4G không giới hạn dung lượng. Nhà mạng iTel cung cấp các gói data tốc độ cao, hết tốc độ cao thì ngắt kết nối.
Khi so sánh các gói cước 4G không giới hạn giữa ba nhà mạng Wintel, Local và VNSKY, mình thấy ba gói Win69P, Win89P và Win119P của Wintel hấp dẫn hơn cả. Chẳng hạn, gói Win89P với phí hàng tháng 89.000 đồng cung cấp cho mình tới 5GB tốc độ cao mỗi ngày, sau khi hết tốc độ cao thì dùng tốc độ thường không giới hạn cùng với 300 phút gọi nội mạng (tối đa 10 phút/cuộc gọi) và 30 phút gọi ngoại mạng. Trong khi đó, gói cước phí tương tự như A89E của Local và Sky89 của VNSKY đều có dung lượng tốc độ cao mỗi ngày ít hơn.
Ngoài ưu đãi cước, một lý do nữa mình chọn Wintel là bởi nhà mạng này hoạt động dựa trên hạ tầng mạng của VinaPhone. Trong số 4 nhà mạng ảo đang hoạt động, có Wintel và iTel dùng hạ tầng mạng của VinaPhone, còn Local và VNSKY dùng hạ tầng mạng của MobiFone. Nếu so giữa VinaPhone và MobiFone thì mình nghĩ VinaPhone hiện có chất lượng sóng tốt hơn. Mới đây, chính SpeedTest đã công bố VinaPhone là nhà mạng có tốc độ download và upload trung bình trong 3 quý đầu năm 2023, nhanh hơn Viettel và MobiFone, nên sóng của Wintel có thể nói cũng rất tốt.
Mạng di động ảo là đơn vị không sở hữu hạ tầng mà cung cấp dịch vụ viễn thông bằng cách mua buôn lưu lượng từ đơn vị có hạ tầng và bán lẻ cho người dùng. Do sử dụng chung hạ tầng nên vùng phủ sóng và chất lượng phủ sóng cho thuê bao của Wintel cũng tương đương với thuê bao VinaPhone. Giữa hai mạng sở hữu hạ tầng thực và ảo chỉ khác nhau về các gói cước và dịch vụ chăm sóc khách hàng thôi.
Đo tốc độ mạng của gói cước không giới hạn Wintel
Do nhu cầu sử dụng data nhiều, mình đăng ký gói Win119P với phí hàng hàng 119.000 đồng. Đổi lại, mình có tới 7GB data tốc độ cao mỗi ngày, sau khi hết 7GB thì được truy cập mạng không giới hạn dung lượng ở tốc độ thường. Ngoài ra, gói này còn cho phép phát Wi-Fi không giới hạn cho thiết bị khác, theo tốc độ của gói chính.
Để đo tốc độ mạng của gói cước, mình dùng 3 công cụ đo tốc mạng gồm Speedtest (Ookla), Fast Speed Test (Netflix) và iSpeed (Trung tâm Internet Việt Nam - VNNIC). Trong đó, Speedtest là công cụ đo tốc độ mạng phổ biến nhất thế giới hiện nay, có thể chọn nhiều server để đo băng thông trong nước hoặc quốc tế. Còn Fast Speed Test dùng để đo băng thông đi quốc tế vì nó kết nối đến máy chủ của Netflix. Ứng dụng iSpeed chuyên dùng đo băng thông trong nước do chỉ chọn kết đến các server ở Việt Nam.
Mình đo ở một số điểm khác nhau ở Hà Nội gồm quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa khi gói cước còn tốc độ cao và hết tốc độ cao, chuyển sang tốc độ thông thường.
Khi gói cước còn tốc độ cao, mình thấy tốc độ kết nối có sự dao động giữa các khu vực nhưng đều ở mức khá cao, đủ đáp ứng thoải mái nhu cầu sử dụng mạng hàng ngày.
Kết quả đo SpeedTest tại một số khu vực khác nhau ở Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội.
Cụ thể, trên ứng dụng SpeedTest, tốc độ tải về (download) ở một số vị trí đạt tới 119 Mbps và vị trí đo thấp nhất cũng đạt 46 Mbps. Ở chiều tải lên (upload), tốc độ cũng khá cao và có dao động từ 26-57 Mbps.
Kết quả đo từ ứng dụng iSpeed tại một số khu vực khác nhau ở Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội.
Trên ứng dụng iSpeed, tốc độ download giữa các điểm đo dao động từ 47-114 Mbps và tốc độ upload thay đổi trong khoảng 16-40 Mbps.
Kết quả đo từ ứng dụng Fast Speed Test của Netflix tại một số khu vực khác nhau ở Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa, Hà Nội.
Còn trên ứng dụng Fast Speed Test thì tốc độ mạng dao động trong khoảng 40 – 87 Mbps. Đây là tốc độ thoải mái xem phim chất lượng cao online. Tốc độ khuyến nghị của Netflix để xem phim online độ phân giải 4K là 25 Mbps.
Khi gói cước hết tốc độ cao, tốc độ mạng giảm xuống khá nhiều nhưng lại rất ổn định giữa các khu vực, với tốc độ download còn khoảng 5-7 Mbps và upload cũng loanh quanh ngưỡng 5 Mbps. Kết quả đo từ cả 3 ứng dụng SpeedTest, iSpeed và Fast Speed Test đều cho kết quả tương đồng.
Khi hết data tốc độ cao, kết quả đo từ cả 3 ứng dụng SpeedTest, iSpeed và Fast Speed Test đều cho kết quả tương đồng, khoảng 5-6 Mbps ở cả chiều download và upload.
Sử dụng thực tế
Ở tốc độ cao, mình thấy SIM data của Wintel đáp ứng tốt nhu cầu chơi game và lướt web hàng ngày, không có điểm gì để phàn nàn. Khi xem phim trên YouTube, mình bật chất lượng 1080p và 4K, video vẫn xem mượt, tua nhanh không phải chờ tải. Với game Liên quân Mobile, pin thường rất thấp trong khoảng 30-50ms, đảm bảo việc combat liên tục mà không bị gián đoạn. Các ứng dụng nhẹ nhàng hơn như lướt Facebook và xem các tin nhắn trên Messenger, Zalo cũng diễn ra trơn tru.
Khi SIM data còn tốc độ cao, mình thử tải bộ cài ban đầu của game Pubg Mobile với dung lượng 833 MB thì thời gian tải dao động trong khoảng 55-95 giây tùy địa điểm. Thời gian để máy tải và hoàn tất việc cài xong game này với dung lượng trên chiếc Galaxy Z Flip5 thông báo là 2,58GB hết khoảng 7-8 phút.
Khi hết tốc độ cao, mình thấy SIM Wintel vẫn xem YouTube, lướt web và chơi game tương đối thoải mái. Với YouTube, mình mở chất lượng 1080p thì thấy phim vẫn chạy mượt, tua cũng chỉ khựng nhẹ trong cái chớp mắt, có lẽ chưa đến một giây. Liên quân Mobile có tốc độ ping ổn định trong khoảng 60ms, không mượt nhưng đủ chơi.
Điểm hấp dẫn nữa của gói cước Win119P cũng như hai gói Win69P và Win89P là có thể phát Wi-Fi không giới hạn để cung cấp mạng cho thiết bị khác. Tốc độ mạng Wi-Fi cho thiết bị khác cũng có trải nghiệm tương tự trên thiết bị phát. Nếu SIM còn data tốc độ cao thì tốt độ Wi-Fi sẽ nhanh như vậy, còn khi hết tốc độ cao về tốc độ mạng thông thường chất lượng Wi-Fi cũng giảm tương ứng.
SIM Wintel có thể mua online và kích hoạt qua app, chờ nhà mạng xác nhận kích hoạt.
Tổng kết lại, mình đánh giá Win69P, Win89P và Win119P của Wintel đang là ba gói cước data không giới hạn hấp dẫn nhất trên thị trường hiện nay. Ngoài các ưu đãi về dung lượng data và phát Wi-Fi hơn hẳn các sản phẩm cạnh tranh thì chất lượng mạng ổn định và vùng phủ sóng rộng nhờ dùng hạ tầng mạng vật lý của VinaPhone cũng là một lợi thế.
Nơi bán các gói cước Wintel Win69P, Win89P và Win119P giá tốt tại đây zalo 0559 587227