Trao đổi về nghề Giám đốc điều hành

dichvuseoesun

Thành viên
Tham gia
18/1/2012
Bài viết
2
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
Hiện nay, Cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Mỗi doanh nghiệp đều phải đặt ra một chiến lược đúng đắn để tồn tại và phát triển. Trong mỗi doanh nghiệp thì vị trí Giám đốc điều hành là vị trí mang tính “then chốt” để tạo nên sự chuyên nghiệp cho tất cả mọi công đoạn trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động sản xuất, kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Vậy Giám đốc điều hành là gì? Bài viết này sẽ cho bạn thấy rõ hơn về vị trí quan trọng này trong tổ chức, doanh nghiệp.
Vị trí giám đốc điều hành (managing director) là vị trí quản lý chung, vận hành cả hệ thống công ty nên nhìn chung chỉ có kinh nghiệm và kiến thức về sale không thì chưa đủ
Giám đốc điều hành là vị trí quản lý cao cấp và không phải ai cũng có năng lực đảm đương bởi tính chất và tầm quan trọng của người điều hành: Họ thường xuyên phải ra các quyết định quan trọng, quyết định các chính sách của công ty, cũng phải thông hiểu về quản lý nhân sự, tài chính, marketing, sản xuất… để có thể là người “đầu tàu” đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển công ty.

Giám đốc điều hành là đầu tầu của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, Giám đốc điều hành cần có một số kỹ năng và phẩm chất không thể thiếu được của người lãnh đạo đó là: Khả năng lãnh đạo, có tầm nhìn xa trông rộng, “kỹ năng con người” (people skills) bởi phần lớn thời gian và công việc của họ là giao tiếp với con người và “gây ảnh hưởng” lên họ (như đối tác, các cấp chính quyền, các trưởng phòng, nhân viên…). Kỹ năng này rất quan trọng vì người Giám đốc điều hành luôn phải có phong thái là một người lãnh đạo thực thụ để đưa doanh nghiệp phát triển hơn, tìm ra ánh sáng cho doanh nghiệp khi đi vào đường hầm….

Là người tìm ra ánh sáng cho doanh nghiệp
Một câu hỏi được tất cả mọi người quan tâm là: “Công việc của Giám đốc điều hành thực chất là gì?”
Đây dường như là một câu hỏi khó, bởi lúc thì họ được vinh danh như những vị anh hùng, nhưng lúc thì họ lại bị nguyền rủa như những kẻ tội đồ của công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên thì chưa một ai có thể trả lời chính xác vai trò và công việc thực sự của Giám đốc điều hành là gì. Sẽ là sai lầm nếu quan niệm họ chỉ là những người giải quyết các vấn đề rắc rối. Trên thực tế thì họ cũng có những công việc riêng. Giám đốc điều hành cũng có thể là cầu nối giữa các nhân tố Bên Trong ( tổ chức, doanh nghiệp) với các nhân tố Bên Ngoài (xã hội, nền kinh tế, công nghệ, thị trường và khách hàng).
Đâu là công việc mà chỉ có Giám đốc điều hành mới có thể làm và phải làm? Chỉ họ mới tiếp xúc với thế giới bên ngoài ở tầm doanh nghiệp và có trách nhiệm thấu hiểu, truyền đạt và ủng hộ nó, giúp công ty đạt được tăng trưởng doanh số, lợi nhuận và giá trị cổ đông một cách bền vững.
Đây là công việc chỉ Đây là một vị trí rất hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách và không có thời gian để bạn “thử việc” nên bạn hãy tự đánh giá lại “nội lực” của mình và đưa ra quyết định chính xác.mới có thể làm được bởi lẽ những cá nhân khác trong công ty, doanh nghiệp chỉ tập trung vào một mảng công việc nhất định và ở mức độ hẹp hơn. Ví dụ như nhân viên kinh doanh sẽ tập trung vào những phần việc ở bên ngoài, còn một số bộ phận khác lại chỉ tập trung vào phần việc nội bộ công ty. Họ là những người có thể nhìn trước những cơ hội mà không ai nhìn thấy, đồng thời là người có vị trí cao nhất trong công ty, có thể đưa ra những đánh giá hay hay quyết định cứng rắn mà không một ai khác có thẩm quyền. Họ cũng là người duy nhất phải chịu trách nhiệm về hiệu suất cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp, không chỉ đáp ứng những mục tiêu đã định mà còn phải đáp ứng những thước đo và tiêu chuẩn của nhóm cổ đông đa dạng.
Và đó là công việc mà các Giám đốc điều hành phải làm bởi lẽ nếu không có yếu tố bên ngoài thì sẽ không tồn tại yếu tố bên trong. Tăng trưởng bền vững của một tổ chức là trách nhiệm và công việc của họ.
Vậy nếu Giám đốc điều hành có vai trò kết nối nhân tố bên trong và bên ngoài thì công việc cụ thể của họ là gì?
1. Xác định và truyền đạt lại tầm quan trọng của các nhân tố bên ngoài.
2. Thường xuyên trả lời câu hỏi có hai phần: Chúng ta sẽ LÀM GÌ và KHÔNG LÀM GÌ?
3. Cân bằng giữa lợi nhuận đủ cho hiện tại với đầu tư cần thiết trong tương lai
4. Định hình các giá trị và tiêu chuẩn của tổ chức.
Sự đơn giản và rõ ràng của những công việc này chính là sức mạnh của chúng, nhưng tính đơn giản đó cũng dễ khiến người ta hiểu sai, bởi công việc thực tế thì đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Thách thức là làm sao tránh không bị lôi kéo vào những công việc khác không thuộc trách nhiệm duy nhất của họ. Đây là một vị trí rất hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách và không có thời gian để bạn “thử việc” nên bạn hãy tự đánh giá lại “nội lực” của mình và đưa ra quyết định chính xác.
 
×
Quay lại
Top Bottom