Trăm năm giò chả Minh Châu ở Sài Gòn

rssrk1110

Thành viên
Tham gia
10/7/2015
Bài viết
0
Muốn tìm phong vị xưa của bánh mì chả Hà Nội ở Sài Gòn, người sành ăn thường tìm đến cửa hàng giò chả Minh Châu trên đường Lý Tự Trọng (quận 01). Cô Hiệp, chủ tiệm Minh Châu mang theo nghề làm giò chả từ làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vào Sài Gòn năm 1983. Ước tính nghề làm giò chả địa điểm ăn uống ở quận 4 trong gia đình đã tồn tại cả trăm năm, vì ông bà nội cô đã mang nghề làm giò chả làng Ước Lễ lên Hà Nội từ những năm trước 1945.




Cửa hàng giò chả của ông bà nội cô Hiệp ngày đó cũng tên là Minh Châu nên khi chuyển vào Sài Gòn sinh sống cô Hiệp cũng lấy tên này, cũng như giữ gìn cách làm giò chả địa điểm ăn uống ở quận 5 theo đúng truyền thống gia đình. Ổ bánh mì ở đây rất đặc biệt vì không có bất kỳ một loại rau, hành hay đồ chua nào, mà chỉ có bánh mì với chả chiên, chả lụa (giò lụa), chả bò thì là, chả heo thì là. Tất nhiên nếu thích bạn có thể yêu cầu thêm chả quế. Thứ gia vị duy nhất trong ổ bánh là muối tiêu, và không hề có nước tương. Tùy mỗi ổ bánh mì kẹp chả nhiều hay ít mà có giá bán từ 20.000đ - 30.000đ/ổ.
Người Hà Nội xưa ăn bánh mì kiểu như vậy, nên khi vào đây tiệm Minh Châu nhất định không “Sài Gòn hóa” món bánh mì này: không thêm rau và đồ chua dù khách hàng lần đầu mua đều thắc mắc. Mà cũng thật có lý khi ăn một ổ bánh mì chỉ kẹp chả để có thể cảm nhận trọn vẹn mùi thơm và vị ngon của từng loại chả mà không bị quá nhiều gia vị lấn át. Cái giòn, mùi vị thơm ngon của bánh mì quyện với chả bò, chả heo, chả luộc thơm mùi lá chuối, chả chiên vàng óng thật là một bản "hợp ca" khó quên. Ai không thích sẽ bỏ luôn ngay từ lần đầu, còn bằng không thì rất khó mà quên được ổ bánh mì này.
02e1f15e28dac119b9b9f93a4f2e106a-o-960.jpg

Tới đây vào buổi sáng, bạn sẽ mua được khúc giò lụa (chả lụa) gói lá chuối nóng hổi. Quán không sử dụng máy lạnh dù nằm ngay khu vực trung tâm, một phần là do tất cả các món ăn do gia đình tự chế biến như giò chả, xôi các loại…đều phải ấm nóng lúc khách hàng tới mua!

Cô Hiệp tâm sự, khách hàng của cô cực kỳ khó tính. Vì vậy nên cô không thể chuyển sang làm giò chả kiểu công nghiệp được, dù làm theo kiểu thủ công truyền thống rất vất vả.
41cfdbc1bf6d79b8311383206a32e64f-o-960.jpg

Để giữ nghề truyền thống làm giò chả kiểu Ước Lễ của gia đình, cô Hiệp phải mua một căn nhà gần nơi cung cấp thịt heo, bò. Người thợ mổ heo, bò xong, lấy ra ngay miếng thịt nạc mông và thịt nạc thăn vẫn còn ấm nóng, sau đó quạt máy một lúc, khi thịt nguội phải chở đến nhà cô ngay. Dĩ nhiên, miếng thịt tươi rói ấy rất đủ tiêu chuẩn để cho mẻ giò lụa giòn và dai, mà không cần đến phụ gia hàn the.

Dĩ nhiên, bây giờ không còn cảnh giã giò bằng tay như trước kia vì có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên cách xử lý thịt tươi thì vẫn như vậy, chỉ cần thêm nước mắm cốt nữa là đủ. Thịt nạc xay xong, đem gói lá chuối rồi luộc lên, hoặc đem nướng, chiên tùy theo từng loại.

Ngoài món giò chả, bạn có thể tìm thấy địa điểm ăn uống ở quận 6 rất nhiều món ăn Hà Nội xưa tại đây: xôi vò, xôi đậu xanh, xôi gấc, bánh giò, chè hoa cau…Một góc thu nhỏ của ẩm thực truyền thống Hà Nội ở Sài Gòn.

Nhiều gia đình Hà Nội di cư vào Sài Gòn đã đem theo nghề làm giò chả truyền thống. Ngã ba Ông Tạ (quận Tân Bình) từng quy tụ nhiều gia đình làm giò chả nổi tiếng, rất nhiều gia đình cũng xuất thân từ làng Ước Lễ chuyển vào đây sinh sống. Họ đã biến giò chả trở thành một món ăn phổ biến bậc nhất đất Sài thành. Bánh mì kẹp chả, dù biến thể hay không, cũng trở thành một món ăn không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của người Sài Gòn.
 
×
Quay lại
Top Bottom