- Tham gia
- 28/10/2011
- Bài viết
- 824
Trầm cảm được biết đến như là chứng bệnh tinh thần phổ biến và 40% người trưởng thành sẽ trải nghiệm sự cô đơn trong suốt cuộc đời của họ. Hệ quả là, khả năng bạn đang có tiếp xúc mật thiết với một người hoặc là trầm cảm, hoặc cô đơn, hoặc cả hai là khá cao. Người ta phát hiện thấy cả trầm cảm và cô đơn dễ lây lan trong những tình huống nhất định, bạn nên lo lắng như thế nào khi bạn cùng phòng, bạn thân, thành viên gia đình hoặc bạn đời của bạn đang bị trầm cảm hoặc cô đơn, và bạn có thể thực hiện những bước gì để bảo vệ bản thân không bị "nhiễm" những tình trạng đó khi chúng đang làm khổ sở một người nào đó gần gũi và thân yêu với bạn?
Tại sao trầm cảm có thể lây lan
Tất cả chúng ta có những thái độ khác nhau về cuộc sống và những cách phản ứng khác nhau trước những sự kiện gây stress. Một xu hướng diễn giải những sự kiện một cách tiêu cực, cảm thấy tuyệt vọng hoặc bất lực khi bạn gặp phải những thách thức, và nghiền ngẫm về những sự kiện tiêu cực và những cảm xúc có thể làm bạn dễ bị tổn thương hơn trước trầm cảm.
Một nghiên cứu gần đây đánh giá về thái độ và lối suy nghĩ của những sinh viên đại học mới đến trước khi họ chuyển đến ở cùng những người bạn cùng phòng được phân ngẫu nhiên của họ và lặp lại những đánh giá 3 tháng trong học kì 6 tháng và 6 tháng sau. Họ phát hiện thấy những sinh viên không có lối suy nghĩ tiêu cực nhưng ở cùng phòng với một người bạn có lối suy nghĩ tiêu cực, thường "nhiễm" thái độ tiêu cực của bạn cùng phòng của họ và có gấp 2 lần những triệu chứng của trầm cảm ở 6 tháng sau. Những kết quả đó là rất đáng báo động và rất quan trọng, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hiệu ứng này có thể không chỉ bị giới hạn trong những tình huống của những biến chuyển lớn trong cuộc sống.
Nói cách khác, khi bạn dành nhiều thời gian với một ai đó có thái độ sống tiêu cực và bi quan (trong trường hợp này là khi một người đang bị trầm cảm) thì những nhận thức và suy nghĩ kém thích nghi của họ có thể ảnh hưởng đến những nhận thức và suy nghĩ của bạn theo thời gian, bạn cũng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước trầm cảm.
Tại sao cô đơn có thể lây lan
Ngoài nỗi đau cảm xúc và buồn phiền mà người cô đơn cảm nhận, tình trạng cô đơn thuờng xuyên có một tác động tàn phá lên sức khoẻ thể chất của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến hệ tim mạch cũng như hệ miễn dịch của chúng ta đến mức nó lấy đi nhiều năm tuổi thọ của chúng ta theo nghĩa đen. Do đó, con người trở nên cô đơn như thế nào và liệu sự cô đơn của một người có thể ảnh hưởng đến những người gần gũi nhất với họ là rất quan trọng.
Một nghiên cứu khác gần đây xem xét về sự lan truyền của cô đơn trong những mạng lưới xã hội theo thời gian và phát hiện thấy sự cô đơn lan truyền thông qua một quá trình lây lan rõ ràng. Người từng tiếp xúc với những người cô đơn lúc bắt đầu nghiên cứu có nhiều khả năng trở nên cô đơn vào cuối nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn phát hiện thấy một yếu tố độc hại. Một người càng gần gũi với một người cô đơn, họ càng thông báo là cảm thấy cô đơn hơn về sau này. Thêm nữa, những ảnh hưởng của sự lây bệnh cô đơn lan truyền vượt ra ngoài những mối tiếp xúc ở mức độ đầu đến toàn mạng lưới xã hội. (Ý là bạn bè của bạn bè của người cô đơn cũng dễ bị lây bệnh cô đơn).
Làm sao để tránh bị "nhiễm" trầm cảm hoặc cô đơn
Những nghiên cứu đó cho rằng bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh bạn và làm theo những nhận thức và lối suy nghĩ tiêu cực của họ. Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng bạn nên tránh những người bạn và những người thân yêu nếu họ đang bị trầm cảm hoặc cô đơn. Đúng hơn là, hãy nhớ những điều sau khi bạn dành thời gian và tiếp xúc với họ.
1. Ý thức được những nguy hiểm. Hãy chú ý đến thái độ và những lối suy nghĩ của những người xung quanh bạn. Khi một ai đó thân thiết với bạn có một lối suy nghĩ quá tiêu cực, hãy nhắc bản thân là sự tiêu cực của họ không phải là "sự thật". Một người đang bị trầm cảm có thể xem những sự kiện sắp xảy ra là tất phải thất bại. Một người đang cô đơn có thể có xu hướng miêu tả về mọi người và những ý định của họ theo cách không tin tưởng hoặc tiêu cực. Hãy cố gắng "không đồng tình" bên trong bạn khi bạn nghe những điều như vậy. Liệu bạn có nên nói ra sự không đồng tình của bạn với người đó là tuỳ thuộc ở bạn khi không phải lúc nào cũng cần thiết làm điều đó.
2. Nhận ra và sửa chữa tính tiêu cực của riêng bạn. Sự lạc quan và tích cực có thể được học và luyện tập. Nếu bạn thấy bản thân đang suy nghĩ tiêu cực và bi quan, hãy cân bằng những ý nghĩ của bạn với những lối nghĩ hợp lý, tích cực về cùng những sự kiện đó.
3. Tìm những người có thái độ sống tích cực và dễ gần. Nếu bạn thấy mình đang sống hoặc ở cạnh những người có thái độ sống tiêu cực, hãy xem xét việc cân bằng những người bạn của bạn và tìm kiếm một ai đó có thái độ sống tích cực, lạc quan và đầy hy vọng.
Tài liệu tham khảo:
1. Gerald J. Haeffel and Jennifer L. Hames, Cognitive Vulnerability to Depression Can Be Contagious Clinical Psychological Science 2167702613485075, first published on April 16, 2013 as doi:10.1177/2167702613485075
2. Cacioppo, J. T., Fowler, J. H., & Christakis, N. A. Alone in the crowd: The structure and spread of loneliness in a large social network. Journal of Personality and Social Psychology, 97 (2009). 977-991.
Nguồn
Depression and Loneliness Are More Contagious Than You Think
How to avoid ‘catching’ a negative outlook and thinking style
Published on August 9, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday
Tại sao trầm cảm có thể lây lan
Tất cả chúng ta có những thái độ khác nhau về cuộc sống và những cách phản ứng khác nhau trước những sự kiện gây stress. Một xu hướng diễn giải những sự kiện một cách tiêu cực, cảm thấy tuyệt vọng hoặc bất lực khi bạn gặp phải những thách thức, và nghiền ngẫm về những sự kiện tiêu cực và những cảm xúc có thể làm bạn dễ bị tổn thương hơn trước trầm cảm.
Một nghiên cứu gần đây đánh giá về thái độ và lối suy nghĩ của những sinh viên đại học mới đến trước khi họ chuyển đến ở cùng những người bạn cùng phòng được phân ngẫu nhiên của họ và lặp lại những đánh giá 3 tháng trong học kì 6 tháng và 6 tháng sau. Họ phát hiện thấy những sinh viên không có lối suy nghĩ tiêu cực nhưng ở cùng phòng với một người bạn có lối suy nghĩ tiêu cực, thường "nhiễm" thái độ tiêu cực của bạn cùng phòng của họ và có gấp 2 lần những triệu chứng của trầm cảm ở 6 tháng sau. Những kết quả đó là rất đáng báo động và rất quan trọng, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng hiệu ứng này có thể không chỉ bị giới hạn trong những tình huống của những biến chuyển lớn trong cuộc sống.
Nói cách khác, khi bạn dành nhiều thời gian với một ai đó có thái độ sống tiêu cực và bi quan (trong trường hợp này là khi một người đang bị trầm cảm) thì những nhận thức và suy nghĩ kém thích nghi của họ có thể ảnh hưởng đến những nhận thức và suy nghĩ của bạn theo thời gian, bạn cũng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước trầm cảm.
Tại sao cô đơn có thể lây lan
Ngoài nỗi đau cảm xúc và buồn phiền mà người cô đơn cảm nhận, tình trạng cô đơn thuờng xuyên có một tác động tàn phá lên sức khoẻ thể chất của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến hệ tim mạch cũng như hệ miễn dịch của chúng ta đến mức nó lấy đi nhiều năm tuổi thọ của chúng ta theo nghĩa đen. Do đó, con người trở nên cô đơn như thế nào và liệu sự cô đơn của một người có thể ảnh hưởng đến những người gần gũi nhất với họ là rất quan trọng.
Một nghiên cứu khác gần đây xem xét về sự lan truyền của cô đơn trong những mạng lưới xã hội theo thời gian và phát hiện thấy sự cô đơn lan truyền thông qua một quá trình lây lan rõ ràng. Người từng tiếp xúc với những người cô đơn lúc bắt đầu nghiên cứu có nhiều khả năng trở nên cô đơn vào cuối nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu thậm chí còn phát hiện thấy một yếu tố độc hại. Một người càng gần gũi với một người cô đơn, họ càng thông báo là cảm thấy cô đơn hơn về sau này. Thêm nữa, những ảnh hưởng của sự lây bệnh cô đơn lan truyền vượt ra ngoài những mối tiếp xúc ở mức độ đầu đến toàn mạng lưới xã hội. (Ý là bạn bè của bạn bè của người cô đơn cũng dễ bị lây bệnh cô đơn).
Làm sao để tránh bị "nhiễm" trầm cảm hoặc cô đơn
Những nghiên cứu đó cho rằng bạn có thể bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh bạn và làm theo những nhận thức và lối suy nghĩ tiêu cực của họ. Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng bạn nên tránh những người bạn và những người thân yêu nếu họ đang bị trầm cảm hoặc cô đơn. Đúng hơn là, hãy nhớ những điều sau khi bạn dành thời gian và tiếp xúc với họ.
1. Ý thức được những nguy hiểm. Hãy chú ý đến thái độ và những lối suy nghĩ của những người xung quanh bạn. Khi một ai đó thân thiết với bạn có một lối suy nghĩ quá tiêu cực, hãy nhắc bản thân là sự tiêu cực của họ không phải là "sự thật". Một người đang bị trầm cảm có thể xem những sự kiện sắp xảy ra là tất phải thất bại. Một người đang cô đơn có thể có xu hướng miêu tả về mọi người và những ý định của họ theo cách không tin tưởng hoặc tiêu cực. Hãy cố gắng "không đồng tình" bên trong bạn khi bạn nghe những điều như vậy. Liệu bạn có nên nói ra sự không đồng tình của bạn với người đó là tuỳ thuộc ở bạn khi không phải lúc nào cũng cần thiết làm điều đó.
2. Nhận ra và sửa chữa tính tiêu cực của riêng bạn. Sự lạc quan và tích cực có thể được học và luyện tập. Nếu bạn thấy bản thân đang suy nghĩ tiêu cực và bi quan, hãy cân bằng những ý nghĩ của bạn với những lối nghĩ hợp lý, tích cực về cùng những sự kiện đó.
3. Tìm những người có thái độ sống tích cực và dễ gần. Nếu bạn thấy mình đang sống hoặc ở cạnh những người có thái độ sống tiêu cực, hãy xem xét việc cân bằng những người bạn của bạn và tìm kiếm một ai đó có thái độ sống tích cực, lạc quan và đầy hy vọng.
Tài liệu tham khảo:
1. Gerald J. Haeffel and Jennifer L. Hames, Cognitive Vulnerability to Depression Can Be Contagious Clinical Psychological Science 2167702613485075, first published on April 16, 2013 as doi:10.1177/2167702613485075
2. Cacioppo, J. T., Fowler, J. H., & Christakis, N. A. Alone in the crowd: The structure and spread of loneliness in a large social network. Journal of Personality and Social Psychology, 97 (2009). 977-991.
Nguồn
Depression and Loneliness Are More Contagious Than You Think
How to avoid ‘catching’ a negative outlook and thinking style
Published on August 9, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
PsychologyToday