Trầm cảm thực sự đáng sợ và nó dễ lây lan hơn bạn nghĩ

Aida Furuta

Có một ngày trời xanh mây trắng.
Tham gia
7/1/2018
Bài viết
4
Ít ai có thể ngờ căn bệnh tưởng chừng như chỉ xảy ra với mỗi cá thể riêng lẻ này lại có thể lây lan cho những người xung quanh 1 cách giản đơn đến thế.

Trầm cảm được biết đến như 1 chứng bệnh tinh thần phổ biến và bạn có hay, cuộc đời mỗi người đều có 10% khả năng mắc bệnh trầm cảm ở một thời điểm nào đó.

Đây là kết luận của Giáo sư, Tiến sĩ Sudhir Bhave - trưởng khoa tâm thần tại Viện Khoa học Y khoa NKP Salve. Và khi lỡ vướng vào trầm cảm thì 40% người trưởng thành sẽ trải nghiệm sự cô đơn trong suốt cuộc đời họ.

depression-new-625625x35041455702847-1513694603613.jpg


Ấy thế nhưng câu hỏi đặt ra là, trầm cảm liệu có lây lan giữa mọi người hay không? Và câu trả lời là CÓ.

Chúng ta biết, mỗi người đều có những thái độ, phản ứng khác nhau về các sự kiện, cảm xúc xảy ra trong cuộc sống.

Nhưng chính những cảm xúc như giận dữ, buồn chán, đau khổ cô đơn... kia đều có thể lộ diện và lan tỏa khắp nơi, ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh nữa. Bởi không phải ai cũng nhận ra tồn tại 1 căn bệnh lây nhiễm virus cảm xúc và độ lan tỏa của nó nguy hiểm đến thế nào.

Một nghiên cứu được tiến hành năm 2014 bởi tiến sĩ Gerald Haeffel và Jennifer Hames thuộc Đại học Notre Dame ở Indiana (Mỹ) với nhóm sinh viên đã chỉ ra rằng trầm cảm, các cảm xúc tiêu cực có thể lây lan tới những người xung quanh.

1vu78eudhorqwr5endubpeg-1513693529416.jpeg


Cụ thể, nghiên cứu đã đánh giá về thái độ và lối suy nghĩ của 103 đôi bạn sinh viên cùng phòng, là sinh viên năm nhất đại học. Các đánh giá sẽ được tiến hành 3 tháng, 6 tháng sau đó.

Nhóm nghiên cứu phát hiện, sinh viên không có lối suy nghĩ tiêu cực nhưng ở cùng phòng với người bạn có lối suy nghĩ tiêu cực, sẽ bị nhiễm thái độ này. Và họ còn có những triệu chứng của trầm cảm ở 6 tháng sau đó tăng gấp 2 lần.

Các chuyên gia lý giải rằng, khi bạn dành nhiều thời gian với 1 ai đó có thái độ sống tiêu cực, bi quan thì nhận thức, suy nghĩ của họ cũng ảnh hưởng đến nhận thức của bạn. Theo thời gian, bạn cũng dễ bị tổn thương và trầm cảm hơn.

sad-woman-4-1513693982176.jpg


Tiến sĩ Gerald Haeffel chia sẻ, nhận thức "mong manh, dễ bị tổn thương" hình thành khi con người bước vào tuổi trưởng thành, nhưng có thể tồn tại trong suốt khoảng thời gian trước trung niên.

Chính vì thế, ở gần với người mong manh dễ vỡ bạn có nhiều khả năng bị nhiễm cách suy nghĩ đó, và tự bản thân cũng hình thành cảm xúc tiêu cực.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người phản ứng tiêu cực với các sự kiện căng thẳng của cuộc sống - khi cho rằng đó là việc "Tôi không thay đổi được điều đó" hay "Đây là lỗi của bản thân mình" - có nhiều khả năng bị trầm cảm.

Nhận thức dễ bị tổn thương kiểu này là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá và dự đoán việc mỗi người có khả năng bị trầm cảm trong tương lai hay không.

455219799-1513693982173.jpg

Một nghiên cứu khác tiến hành trên chuột vào năm 2015 cũng chỉ ra rằng, trầm cảm có thể lây lan trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu đã tạo áp lực, stress lên những cá thể chuột như đổ nước lên gi.ường của chúng, rồi bật đèn sáng trong suốt 48 tiếng để chúng trở nên căng thẳng, ít quan tâm đến nước đường - món khoái khẩu của chúng.

how-trauma-can-lead-to-depression-722x406-1513694510006.jpg


Lúc này, chuột dường như không kiểm soát được cảm xúc của mình - tương tự như stress mãn tính ở người.

Một vài người bạn cùng phòng mới được thả vào ở cùng với chú chuột bị stress. Trong vòng vài tuần, chuột mới có triệu chứng tương tự như chú chuột bị stress kia - sự chán nản, thờ ơ mọi điều xung quanh ngày 1 rõ rệt.

Điều đó cho thấy, gần gũi tiếp xúc với người cô đơn, bạn cũng có cảm xúc tương tự, đôi khi bi quan hơn.

Vậy làm gì để tránh bị "nhiễm" bệnh trầm cảm?

Nghiên cứu trên chỉ ra bạn có thể bị ảnh hưởng nếu như tiếp xúc với người trầm cảm, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn bỏ mặc họ - những người thân yêu đang thấy cô đơn tột cùng này.

Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian chia sẻ, nói chuyện, tiếp xúc với họ nhưng cũng cần tỉnh táo...

- Ý thức được mối nguy hiểm để cân bằng
Khi ai đó bày tỏ 1 suy nghĩ quá tiêu cực, bạn cần nhắc nhở mình "sự tiêu cực" kia không phải là sự thật để tránh bị cuốn theo đó.

- Luôn tỉnh táo, sửa chữa tính tiêu cực trong suy nghĩ của mình
Sự lạc quan, suy nghĩ tích cực có thể học và luyện tập được. Nếu cảm thấy bản thân đang có suy nghĩ ủ dột, buồn bã... hãy ra ngoài chơi, rủ bạn bè tán chuyện, tâm sự với người thân để cân bằng lại với những suy nghĩ hợp lý, tích cực.

- Chia sẻ, vui chơi cùng những người bạn có thái độ sống tích cực, dễ gần
Do nỗi buồn có thể lây lan thì niềm vui cũng sẽ có thể lan tỏa. Chính bởi sự lạc quan, thái độ sống tích cực sẽ giúp cho cuộc sống của bạn nhẹ nhàng, tươi mới và ngập tràn hi vọng hơn rất nhiều đấy!


Nguồn: PsychologyToday
 
Có 1 thời gian tự kỉ lắm, không muốn nói chuyện với ai, cả ngày lầm lầm lì lì, may mà vượt qua được, nghĩ đến quãng thời gian đó cực kì sợ,nghĩ quẫn
 
×
Quay lại
Top Bottom