- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Chuyện của người cho:
Lẽ ra, khi biết chắc một mai không còn nhưng thân xác không hoàn toàn tan rã mà vẫn còn lại chút gì tiếp tục tồn tại trên cõi đời này thì cảm xúc của tôi phải là mừng vui, hạnh phúc. Nhất là với tâm trạng được chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cái chết thanh thản, nhẹ nhàng... Nhưng, không, tới một lúc bất định, tôi chỉ thấy nơi cổ họng mình niềm dư vị đắng chát.
Như bất kỳ ai sắp chết, tôi cố gắng sắp xếp ngăn nắp cuộc sống của mình. Tuy nhiên, với một cuộc đời đơn giản, một công việc đơn giản, một lối sống đơn giản, một hoàn cảnh gia đình đơn giản, những mối quan hệ càng đơn giản hơn... việc sắp xếp dù chi li cũng không mất nhiều thời gian cho lắm. Tôi vẫn còn dư dả một ít ngày giờ chờ đợi thời điểm chấm dứt.
Giải thích lý do vì sao tôi sắp chết có lẽ chỉ càng làm câu chuyện nhuốm thêm sắc màu bi thương ảo não. Đại khái bạn chỉ cần biết tôi đang mắc phải một căn bệnh không thuốc chữa, kiểu như ung thư hay AIDS (nhưng tất nhiên không phải AIDS lẫn ung thư). Lại phải ghi chú thêm: tôi là một gã trai còn rất trẻ, mới chỉ một lần yêu. Bạn sẽ nói có gì đâu phải dài dòng. Trẻ hay già, yêu ít hay yêu nhiều thì cũng chỉ chết là hết. Chết - động từ không tiếp diễn. Thế giới bên kia là chuyện huyễn hoặc, hành trang cuộc đời cho dù nặng hay nhẹ thì người nằm xuống ba tấc đất cũng không còn biết, không việc gì phải bận lòng hay quan tâm.
Người ta vẫn nói có hai tình huống dễ nói thật - một, lúc đã say mèm và hai, khi sắp chết. Tôi sẽ không việc gì phải giấu bạn: Nhà tôi rất nghèo, sự nghiệp của tôi cho tới nay vẫn chỉ là con số không. Bố mất sớm, mẹ vất vả làm lụng nuôi tôi ăn học trưởng thành. Cuối cùng, mẹ trở nên một người phụ nữ lao lực, suy nhược thần kinh, nhan sắc tàn tạ. Căn bệnh không thuốc chữa của tôi là đỉnh điểm nỗi khổ đau, cay đắng, nhọc nhằn của mẹ. Nhưng không vì vậy mà mẹ bớt yêu thương tôi. Mẹ đã chắt chiu chút sinh lực cạn cùng để nâng đỡ tôi trên hành trình sau cuối... Tôi bây giờ chỉ khát khao mong có được chút gì để đền bù lại cho mẹ, trước khi tôi ra đi. Gì đó là gì thì tôi nghĩ mãi không ra. Ngoài thân xác trống trơn, lắt lay mảnh tình tội nghiệp, tôi hoàn toàn tay trắng. Và rồi ông đã tới. Ông tìm tôi - như tôi khắc khoải tìm cho mình giải pháp.
"Cậu đúng như tôi hình dung", ông nhìn tôi cảm thương.
Tôi chỉ biết gật đầu, vừa là chào ông vừa để đồng ý. Tôi biết tôi bình thường về mọi phương diện, ai đó không có gì khó để tưởng tượng ra một mẫu người như tôi.
"Cậu đúng là người tôi cần", ông nhấn giọng, cách nói ấm áp của người cha chỉ việc cho con - hơn là cách ông chủ căn dặn người làm công mới được tuyển dụng.
Tôi rất muốn vui vẻ đáp: "Bác cũng đúng là người cháu cần", nhưng không hiểu sao tôi chỉ tiếp tục im lặng. Ngắm nhìn ông: một trung niên tầm thước, giàu có, sang trọng, bề ngoài tưởng chừng viên mãn, tràn đầy nếu trong ánh mắt không vướng vất chút muộn phiền sâu thẳm. Tới đây thì hẳn bạn đã đoán được ông là ai, gặp tôi có mục đích gì. Phải, ông chính là người đang có ý mua của tôi một phần th.ân thể khỏe mạnh, vì một lý do chính đáng, hợp tình hợp lý. Bạn sẽ mơ hồ thắc mắc: phần th.ân thể nào? À vâng. Tôi cũng không có gì phải giấu: Đó chính là trái tim tôi, "món hàng đặc biệt" mà tôi đã lặng lẽ rao bán suốt mười ngày nay trên Internet.
Ở đây, tôi cần phải rẽ ngang vài dòng để kể về Nga, cô bạn gái, chính xác hơn là người yêu đầu đời (và có lẽ duy nhất) của tôi. Sự thể là, khi phát hiện căn bệnh tệ hại không thuốc chữa, tôi đã kiên quyết chia tay Nga bằng những lý do bịa đặt không xác đáng. Đầu tiên Nga ngạc nhiên phản ứng, sau đó tức giận, cuối cùng thấy tôi cứ khăng khăng, Nga âm thầm điều tra và phát hiện ra sự thật. Từ ấy, Nga sát cánh bên tôi, quan tâm chia sẻ và động viên tôi rất nhiều. Nga là nguồn vui, là năng lượng sống không chỉ với riêng tôi mà còn cả với mẹ tôi. Mẹ thường xót xa thở dài, nói giá như tôi không bệnh tật thì chắc chắn tôi và Nga sẽ là một đôi hạnh phúc lâu dài và viên mãn. Thậm chí tôi biết mẹ có khi đã thả hồn mơ tưởng về những đứa bé...
Trở lại thực tế, tôi và Nga đã kín đáo bàn bạc và tranh luận khá gay gắt để có thể thống nhất với nhau về việc hiến tim có điều kiện. Chính Nga là người đã giúp tôi đăng tải những tin nhắn hết sức tế nhị trên các website rao vặt miễn phí, và cũng Nga đại diện tôi tiếp xúc trước với những người liên hệ. Nhiều lần, nhiều người, dù chỉ trong khoảng thời gian mười ngày ngắn ngủi - cho tới lúc Nga chọn được ông ta.
Chúng tôi phải giấu mẹ vì biết chắc bà sẽ không bao giờ đồng ý để tôi hiến tim, dù lấy bất kỳ lý do nào. Đó quả tình là một quyết định khó chấp nhận. Thử suy nghĩ ở góc độ của bà, tre già phải khóc măng non, làm sao người mẹ có thể đành lòng tiễn đưa con mình về nơi an nghỉ cuối cùng với một cơ thể sẽ không còn trọn vẹn. Một thân xác không có trái tim. Một con ma không tình cảm. Một linh hồn không còn gì để níu kéo, vướng vất... Nhưng thôi, ý tôi đã quyết. Dù ai cản ngăn cũng không khiến tôi thay đổi được nữa. Đúng như câu nói: cái gì cũng có giá của nó. Trái tim tôi sẽ được đền bù bằng khoản tiền không nhỏ: một con số tận cùng bằng tám chữ số không. Tôi khấp khởi với kế hoạch sẽ mở cho mẹ một sổ tiết kiệm tại một ngân hàng uy tín. Tôi yêu cầu ông thay tôi làm việc đó khi tôi qua đời (hợp đồng được thực thi), với sự giám sát của Nga. Ông đồng ý. Món tiền đã làm tôi sôi nổi hẳn lên.
Tới đây, cần phải suy tư để thấu đáo tiếp những vấn đề khác. Tôi hoàn toàn có quyền đòi hỏi được biết ông theo đuổi hợp đồng này với mục đích gì. Cụ thể hơn, ông mua trái tim tôi để làm gì? Lời giải thích của ông với chúng tôi - như một lẽ tất nhiên - là để thay thế cho trái tim bệnh tật vô phương cứu chữa của một người. Người đó là một trong số những người ông vô cùng thân thiết, yêu quý.
Rồi, một sáng chủ nhật đẹp trời, hẹn trước với tôi và Nga để thu xếp cho mẹ tôi vắng mặt hợp lý, ông dắt người con trai (duy nhất của ông) vào thăm tôi trong bệnh viện. Chính hắn là nguyên nhân gây cho tôi dư vị đắng chát về lẽ tồn sinh, luân hồi, phận số, rủi may, ân oán ở đời...
Hắn hai mươi tám tuổi, một đại diện tiêu biểu cho đời sống tự nhiên chủ nghĩa vô ý thức. Tôi nhận ra Nga cũng như tôi, ngay từ đầu ác cảm với hắn. Chúng tôi ngấm ngầm thống nhất quan điểm chung: Hắn chẳng hề xứng là con của một ông cha đàng hoàng tử tế. Hắn ăn mặc hầm hố dị hợm, trang bị vài món phục sức ngớ ngẩn, gây sốc như tên bụi đời. Tóc hắn dài, nhuộm đủ màu, xác xơ, bẩn thỉu (tóc nhuộm màu đang là mốt, tôi cũng chẳng muốn khắt khe - nhưng kiểu tóc tả tơi bết bát mà hắn để quả tình quá sức phản cảm). Vóc dáng hắn tiều tụy, đôi mắt thất thần trõm lơ, ánh mắt bạc nhược của người ăn chơi trác táng, vô độ kinh niên. Qua những nút áo mở phanh bất cần, không hiểu hắn vô tình hay cố ý để lộ vài mảng d.a thịt có những hình xăm quái gở. Còn những móng tay liên tục búng tanh tách thì còng queo, cáu bẩn.
Hắn thờ ơ khinh bạc quan sát tôi, rồi Nga. Hững hờ nghe giới thiệu, và khi bị cha nhắc nhở, hắn miễn cưỡng hỏi han với lời lẽ hết sức lạnh nhạt. Cũng cần phải nói ngay: tôi không thất vọng do hình dung tệ hại hay thái độ dửng dưng, mà chán vì hắn không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của những gã con nhà giàu đồng thời hư hỏng. Những phẩm chất tầm thường toát ra từ chân lông kẽ tóc.
Hắn ăn nói với cha chỏng lỏn, thường xuyên đổ quạu với chiếc di động vằn vện cứ rú lên từng chặp inh ỏi. Hắn cũng chẳng thèm tiết chế lời lẽ cục cằn khi bị cô y tá của bệnh viện nhắc nhở "đi nhẹ, nói khẽ". Tôi đâm bất bình. Trái tim khỏe mạnh trong lành của tôi, không lẽ sẽ phải trao cho một tên thô bỉ, gớm ghiếc, cục cằn như tên này?
Trong cơn tức giận, tôi đã tính hủy bỏ hợp đồng. Thà để mặc hắn chết quách với trái tim bệnh hoạn của hắn. Đột nhiên, dòng tư duy như cỗ xe đang chạy ro ro ngon trớn bỗng vấp phải cục đá. Có chi tiết nào đó lợn gợn, không ăn khớp ở đây. Phát huy tối đa công suất những nơ-rông thần kinh, tôi kiên nhẫn lần dò. Cuối cùng cũng vỡ ra đầu mối: Tại sao trông hắn không có vẻ gì là sắp chết vì bệnh tim? Gầy guộc, hoang đàng, tàn tạ, bẩn thỉu thì có, nhưng bệnh tật tới mức thập tử nhất sinh thì không. Nếu hắn không bị bệnh tim, cha con hắn cần trái tim của tôi để làm gì? Cho ai? Ngoài ra, thật khó tin một người khả kính như cha hắn lại có ý lừa dối tôi, một người sắp chết ...
Chuyện của người cha:
Ninh sinh thiếu tháng. Ninh ra đời khi thai kỳ vợ tôi mới tròn tháng thứ bảy. Lý do sinh non là vì vợ tôi bị té lúc đang đạp xe trên đường, cơ thể của cô ấy yếu quá nên mới xảy ra nông nỗi. Lúc sinh ra, Ninh cân nặng một ký hai năm chục, một trọng lượng làm tất thảy mọi người đều hốt hoảng lo ngại. Nhất là trong bối cảnh Sài Gòn mới giải phóng được một năm, đất nước còn nhiều thiếu thốn về mọi mặt, kể cả y tế. Đã vậy, Ninh còn bị bệnh tim bẩm sinh. Do đó, tôi cố gắng sắp xếp để vợ tôi nghỉ hẳn việc ở nhà, chỉ còn chăm chú cho việc nuôi nấng săn sóc đứa con đau yếu tội nghiệp.
Thời điểm đó thì đây là một quyết định rất phi thường, huống hồ cuộc sống gia đình tôi chẳng phải khấm khá gì. Vợ tôi đã suy nhược sẵn, con sinh ra lại bệnh triền miên nên cô càng đuối sức; rốt cuộc, cô ấy bị mất sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài. Tuổi thơ của Ninh trôi qua phần lớn trong bệnh viện, những trận cấp cứu thường xuyên như cơm bữa. Theo năm tháng Ninh lớn lên, trái tim bệnh tật trở chứng vô chừng. Đến nỗi dần dần, các bác sĩ, y tá cho tới hộ lý ở khoa nhi bệnh viện đã trở nên nhẵn mặt, “phát chán” gia đình tôi.
Tôi làm quần quật lo cho thân mình đã khó, nay lại phải cáng đáng thêm vợ, con. Khổ cực, thiếu thốn trăm bề. Ngỡ như có phải làm trâu đi cày mà được trả tiền thì tôi cũng chẳng sá. Tôi đã trải qua đủ thứ nghề, kể cả những nghề bây giờ hoàn toàn "tuyệt chủng", không còn thấy ai nhắc nữa.
Ở đây, chỉ xin kể hầu bạn đọc một vài nghề tiêu biểu. Chẳng hạn như có một dạo - vào khoảng những năm 80, một trong số những ông anh bà con của tôi bỏ một ít vốn đứng ra thu gom giá rẻ những vỏ xe tải hư, cũ. Ông ấy đem về phân loại, rồi thuê người có sức khỏe cắt, xẻ, pha ra thành từng "phiến", sau đó giao lại cho các thợ gia công. Những người thợ - trong đó có tôi - dùng một bộ đồ nghề tự chế tỉ mẩn tỉa tót, chế biến thành những đế dép với đủ loại hoa văn. Sau đó, những đế dép này được đem đi gắn quai dây dù, trở thành những đôi dép cao su tuy dày cui, nặng nề nhưng cực kỳ bền chắc, rửa nước thoải mái, có đủ kiểu dáng cho đàn ông, đàn bà, trẻ nít. Những đôi dép mà yếu tố thời trang tuyệt đối bị gạt sang bên, người đeo thấy chán thì quăng bỏ chứ chẳng đời nào hư. Một thời, hàng bán khá chạy vì tính "trường kỳ kháng chiến", đáp ứng cặn kẽ cho một thị trường phục vụ những con người kham khổ, chủ trương ăn chắc mặc bền. Mãi tới khi dép nhựa đủ màu ra đời, rồi "dép Lào" xốp mềm nhẹ nhõm tràn ngập các sạp hàng ở chợ, loại dép cao su "nặng ký" này mới thoái trào.
Tôi chuyển qua nghề mài kính. Nhận hàng qua sự giới thiệu của một người quen, từ một cơ sở sản xuất kính bảo hộ dùng cho thợ hàn. Cũng là một sự tận dụng: từ những mảnh kính màu có kích cỡ, hình dạng, phẩm chất không phù hợp (được thu mua với giá rẻ), phải tốn công sức và thời gian mài lại để có thể đưa vào sử dụng. Giá cả gia công thật bèo bọt, phải làm hoàn toàn bằng tay qua rất nhiều công đoạn như: mài phá, mài tinh, mài bóng... trên các loại đá mài và giấy nhám có độ mịn khác nhau. Chưa kể trong quá trình mài mà làm hư hay bể (rất dễ bể) thì phải đền tiền nguyên liệu rất nặng. Nhưng không làm thì đói, không làm thì có kẻ khác chờ chực sẵn giành ngay mất việc, nên tôi đành phải mắm môi mắm lợi oằn lưng. Bàn tay tôi cứ vậy bợt đi, răn reo nứt nẻ, da mòn tứa máu. Cặm cụi, kỳ cạch, cắc ca cắc củm.
Cơn sốt mài kính tan rã cũng là lúc tôi vớ được nghề uốn dây kẽm gai. Với nghề này, chủ cơ sở mua rẻ được những bó dây kẽm gai từ các cơ sở thu gom phế liệu - nhiều nhất là từ việc dỡ bỏ hàng rào các ấp chiến lược, những khu quân sự ngày trước. Họ giao cho các nhân công từng bó lớn, được tính bằng vài chục ký tới cả trăm ký. Nhân công đem về, dùng những đồ nghề tự tạo để gỡ gai trên dây kẽm, sau đó nắn thẳng, cắt ngắn ra từng đoạn phù hợp (loại bỏ những đoạn bị sét gỉ), rồi uốn lại thành những đầu móc của sợi "dây ràng". Hàng giao lại cho chủ cơ sở đếm cái tính tiền - cũng rẻ bèo, rất tệ so với công sức bỏ ra. Hết dây kẽm gai thì ký sổ nhận dây mới. Cần phải ghi chú thêm rằng thời đó, sợi dây ràng chưa màu mè, kiểu cọ, đẹp đẽ như bây giờ, chủ yếu chỉ dùng cao su ruột xe cắt ra thành sợi, gắn móc hai đầu - cũng một kiểu ăn chắc mặc bền khác. Nghề nào cũng vậy, trăm hay không bằng tay quen. Khi bàn tay tôi bắt đầu chai sần vì công việc cũng là lúc năng suất tăng dần, thu nhập khấm khá hơn. Nhưng có một quy luật tất yếu, nghiệt ngã: chính đó cũng là lúc phong trào từ từ suy thoái, hàng làm ra mất dần người tiêu thụ, cơ sở càng lúc càng lụn bại, èo uột, nhân công thất nghiệp thi nhau bỏ việc, chạy lo xoay xở, tảo tần nghề khác.
Tuy nhiên, chính trong những ngày vất vả uốn móc sắt, tôi vô tình gầy dựng được mối quan hệ tốt đẹp đầu tiên cho nền tảng sau này. Nhiều lần tới tổ hợp gia công nhận kẽm gai, giao móc sắt, tôi quen được với Út Hơn, con trai ông chủ cơ sở mua bán sắt thép phế liệu. Ân nhân này - vì quý mến và cảm thông cho hoàn cảnh của tôi - đã lôi tôi về làm chiến hữu, mở ra cho tôi những đường hướng làm ăn mạnh dạn và lớn lao hơn gấp nhiều lần, so với những công việc chân tay lượm bạc cắc mà tôi đã từng trải nếm.
Tôi thơ thới đạp bỏ quá khứ nhọc nhằn, tận tụy theo chân Út Hơn rong ruổi khắp các nẻo đường từ miền Tây sang miền Đông, ở đâu có dấu vết chiến tranh để lại thì ở đó có mặt chúng tôi. Những đống sắt thép - vốn là tàn dư những thứ vũ khí khủng khiếp trong cuộc chiến - trở thành mỏ vàng của dân thu gom. Thời buổi khó khăn, đất nước còn nhiều vấn đề ngổn ngang cần được ưu tiên giải quyết trước, phế liệu chiến tranh như lãnh địa tạm thời bị bỏ ngỏ, kẻ nào nhanh tay quơ quào thì kẻ đó dễ bề nặng túi. Sau mỗi chuyến đi trở về, tôi kha khá tiền để dúi tay vợ lo cho con, còn dư dả để sắm vàng, từng chỉ góp dần thành cây, gói kỹ, bỏ lon sữa bò chôn dưới chân cột nhà.
Có lẽ tôi cũng chưa dứt khỏi cái nghề thu gom phế liệu đó nếu không xảy ra một biến cố kinh hoàng. Đó là lần tôi cùng Út Hơn đi thu gom hàng ở Phước Long, Sông Bé (tức Bình Phước bây giờ). Chuyến hàng oan nghiệt có lẫn một quả mìn trong đống mảnh vụn sắt thép đã bất ngờ phát nổ. Thật đúng như ông bà xưa nói "Sinh nghề, tử nghiệp", Út Hơn chết bất đắc kỳ tử, không kịp nói với tôi hay với bất cứ ai nửa lời trăng trối, thân xác chẳng còn được mảnh nào trọn vẹn. Tôi đã cùng với gia đình anh tổ chức tang lễ trọng thể, sau đó đưa hỏa táng những phần thi thể còn lại, rồi đem tro cốt vào thờ trong chùa. Cái chết của Út Hơn đã gây cho tôi nỗi đau đớn, xót xa, như lòng tôi bị một vết thương khó thể lành miệng. Tôi đau buồn tới mức quyết định bỏ nghề.
Mười hai năm tiếp theo, vợ tôi tiếp tục một mình xoay xở lo cho Ninh, để tôi hoàn toàn rảnh rang bươn chải làm ăn. Đã dành dụm được chút vốn, tôi mở một cửa tiệm nhỏ buôn bán sắt thép xây dựng. Công việc làm ăn thuận lợi, vốn liếng của tôi phình to dần. Dĩ nhiên, trên bước đường tôi đi, không tránh khỏi những cuộc bon chen, so kè từ những kẻ ganh đua, chọc phá. Nhưng, giống như được Út Hơn phù hộ, bao giờ tôi cũng có đủ tâm sức và bản lãnh vượt qua, để cuối cùng, mọi xung đột căng thẳng cạnh tranh gay gắt đều hóa giải được. Kết thúc chặng đường mười hai năm, tôi trở thành một trong các đại gia mua bán sắt thép khá hùng mạnh trên thương trường. Tôi đã có đất đai, nhà xưởng, phố lầu, xe hơi, đã lo được cho vợ con một đời sống sung túc, dư dả. Thì bỗng nhiên căn bệnh tim của Ninh bùng phát cơn nguy kịch.
Ninh năm đó mới vào tuổi mười chín, lứa tuổi thanh xuân tươi đẹp. Đứa con trai duy nhất tội nghiệp của tôi, vì bệnh tật nên vẫn chưa tốt nghiệp xong trung học phổ thông. Suốt bao năm qua, nó sống hầu như trong cô độc, bởi lẽ không thể lớn lên bình thường như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác. Ước mơ một thời thơ dại của nó - có lẽ chôn vùi quẩn quanh đâu đó giữa bốn bức tường bệnh viện... Bây giờ, nó nằm đó, thoi thóp trên gi.ường bệnh giữa những dây nhợ, chai lọ, máy móc, thuốc men.
Thời gian tuyệt vọng đếm lùi... Ninh. Nó là tất cả tình yêu thương, niềm hy vọng, là mục tiêu phấn đấu của sự nghiệp, tiền tài, là hạnh phúc mà vợ chồng tôi theo đuổi, cả đời hướng tới. Chỉ còn một cách cuối cùng, nếu khả thi sẽ là tia sáng ở đáy đường hầm. Tôi và vợ bám lấy lời ông bác sĩ như người chết đuối bám cọng cỏ rỗng làm phao. Chúng tôi không tiếc bất cứ điều gì để đổi lấy tính mạng cho Ninh. Bác sĩ trầm giọng: "Có lẽ phải thay tim!". Vấn đề không chỉ là tiền, không chỉ là việc thành lập một ê-kíp phẫu thuật cực giỏi có thể đảm đương công việc nặng nề, mà chính là một trái tim. Chúng tôi rất cần một trái tim khỏe mạnh.
Một trái tim khỏe mạnh. Nhưng... Ở đâu? Ở đâu? Ở đâu?
Chạy đua với thời gian, chúng tôi rao tìm khắp nơi, qua nhiều người, với nhiều phương tiện, bằng nhiều cách. Tất cả đều chỉ dừng lại ở những lời hứa, trong khi tình trạng của Ninh mỗi ngày một thêm nghiêm trọng. Ánh sáng tận đáy đường hầm càng lúc càng thêm lu mờ, xa tắp. Tuyệt vọng, buồn bã, không nơi cậy dựa tinh thần, tôi lầm lũi đưa vợ tới thắp nhang ở ngôi chùa nơi để hũ tro cốt của Út Hơn. Chính ở đó, vợ tôi tình cờ quen biết một người đàn bà. Người đời quả không sai khi nói: không nỗi đau nào dễ được cảm thông hơn nỗi đau của người mẹ.
Nghe hết những lời nức nở tâm sự của vợ tôi, người đàn bà kia tỏ ra vô cùng xúc động. Hồi lâu, bằng một giọng trầm khàn u uất, bà cay đắng kể chuyện mình – câu chuyện mà bà ngỡ như sẽ mãi đào sâu chôn chặt trong tim. Thì ra, bà tìm tới nơi này để tụng kinh khấn Phật, cầu xin đấng thiêng liêng rửa sạch những tội lỗi cho con. Con trai bà là một thanh niên hăm lăm tuổi mang án tử hình vì tội cướp của, giết chết ba mạng người vô tội - hai ông bà già và một đứa trẻ lên sáu. Án đã tuyên y sau ba lần xét xử, và sẽ được thi hành trong vài ngày tới. Nỗi đau đớn tận cùng của bà là nỗi đau của người không còn nước mắt để khóc. Đôi mắt bà trống rỗng, âm u. Vợ tôi đã ngồi lặng lẽ bên bà suốt cả buổi chiều. Không một lời nào được thốt ra. Chỉ có bàn tay người này nắm lấy tay người kia, và những cái siết nhẹ. Đầy cảm thông.
Và rồi, tất cả những chuyện xảy ra tiếp theo đều vượt khỏi mọi dự định, suy nghĩ, toan tính của chúng tôi. Người mẹ của tử tội đã thuyết phục được con trai mình hiến cho Ninh trái tim khỏe mạnh của hắn trước khi bị tử hình. Bà khuyên hắn hãy coi hành động đó như một điều thiện cuối cùng, một lời tạ tội sau chót với đời, để mong hóa giải phần nào gánh nặng tội lỗi kinh hoàng của kẻ sát nhân... Mong muốn đó của bà được thực thi – không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Trở thành ơn nghĩa vô biên mà chúng tôi nghĩ sẽ không bao giờ trả hết. Như nỗi niềm day dứt khôn nguôi, sau khi Ninh được thay tim và nhanh chóng bình phục, bà lặng lẽ bỏ đi. Vợ chồng tôi đã cho đăng những lời cám ơn trên báo, đài, và nhắn tin tìm kiếm khắp nơi, nhưng tuyệt nhiên không có hồi âm. Ân nhân của chúng tôi đã hoàn toàn mất dấu.
Trái tim mới đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Ninh. Từ đứa con trai bệnh hoạn, rụt rè, yếu ớt, cô độc... Ninh như lột xác thành người khác: khỏe mạnh, dạn dĩ, quyết liệt, giỏi xã giao... Chúng tôi vui vẻ dễ dãi, bật đèn xanh cho tất cả những gì Ninh muốn, Ninh đòi hỏi. Chúng tôi cố gắng đền bù cho Ninh những năm tháng thiệt thòi, thiếu thốn, khổ sở. Tốt nghiệp mười hai, Ninh thi vô đại học thiếu bốn điểm. Tôi buộc phải chạy vạy để kiếm chỗ cho nó học tiếp, nhưng Ninh tỏ thái độ không vừa ý. Chiều con, tôi bỏ tiền lo một suất du học ở Úc. Gởi gắm bạn bè, người quen (từ quen thân cho chí quen sơ) bên đó, tôi biết Ninh học thì ít mà đua đòi ăn chơi thì nhiều. Nhưng ạch đụi mãi rồi cũng phải xong, bốn năm sau Ninh tốt nghiệp trở về. Chúng tôi trích vốn, giao cho Ninh để thành lập một công ty - hoàn toàn do nó làm chủ.
Trái với mong đợi của chúng tôi, Ninh càng ngày càng tệ hại. Thay vì chăm chỉ làm ăn, gầy dựng cơ nghiệp, nó mải mê sa đà vào những trò trác táng, hoang đàng, quậy phá. Công ty của nó hoạt động chẳng mấy chốc đã sập tiệm, lún trong nợ nần. Nó bị thưa kiện vì huy động vốn vô tội vạ, suýt nữa bị đi tù nếu tôi không đứng ra bảo lãnh và trả nợ thay. Ngoài ra, nó còn dây dưa cả mớ với những mối tình theo kiểu mua vui qua đường, một vài trong số đó để lại hậu quả. Chính vợ tôi (không chỉ một lần) phải đứng ra dàn xếp. Nó từng đi cai nghiện hai lần. Từng qua tận Ma-cao, rồi cả Gen-ting (Malaysia) để nướng vào casino vài chục ngàn đô chỉ trong vài đêm. Tóm lại, nó gom đủ thói xấu trong tứ đổ tường. Tôi bàng hoàng nhận ra chỉ qua bảy năm kể từ ngày thay tim, hầu như toàn bộ bản chất bên trong con người nó đã trở nên hư hỏng, tác tệ, thối nát.. tới mức không còn tường tận nổi. Thậm chí ngay cái vỏ bên ngoài, càng về sau cũng càng bị nó làm cho xa lạ, biến thái. Nhiều lần, vợ chồng tôi đã thất vọng đến nước chỉ muốn từ bỏ nó.
Cho tới một hôm, Ninh bị bắt vì tội đua xe hơi trái phép trên xa lộ, sau một chầu quậy phá mát trời ông địa trong một bar cao cấp ở khu trung tâm thành phố. Xe sau đó bị tịch thu, còn Ninh bị xử ba năm tù treo, bị phạt tiền, bị đưa đi lao động công ích sáu tháng. Tệ hại hơn, vì “thành tích” hối lộ cảnh sát không thành, gương mặt Ninh liên tục bị đưa lên báo, đài kèm hàng loạt những thông tin đen. Trong đó, người ta không quên day dứt vợ chồng tôi, những đấng sinh thành kém cỏi chỉ biết làm giàu (nứt đố đổ vách) mà không biết dưỡng dục con.
Không thể làm ngơ, chúng tôi thống nhất với nhau phải áp dụng nhanh cấp kỳ giải pháp thay thế. Rõ ràng, trái tim khỏe mạnh nhưng đầy tội lỗi và bất kham của kẻ tử tù đã tha hồ tung hoành, tác oai tác quái trong lồng ngực Ninh. Phải rứt bỏ nó ra khỏi đứa con trai tội nghiệp của chúng tôi, thay vô đó một trái tim khác cũng khỏe mạnh nhưng ôn hòa, nhân hậu. Không chỉ vấn đề tiền, không chỉ là việc thành lập một ê-kíp phẫu thuật có tay nghề thượng thặng, mà là một trái tim. Chúng tôi rất cần một trái tim vừa khỏe mạnh, lại vừa tốt đẹp, trong lành.
Một trái tim tốt đẹp, trong lành. Nhưng... Ở đâu? Ở đâu? Ở đâu?
Thần may mắn dường như lại mỉm cười thêm lần nữa khi cuối cùng, chúng tôi đã tìm được người hiến tim có đầy đủ những yêu cầu cần thiết. Một cậu trai trẻ hiền lành, nhu thuận, hiếu thảo, trong trẻo như suối nguồn. Chuyện còn lại bây giờ chỉ là thuyết phục Ninh thuận tình.
Chuyện của người nhận:
Tôi không sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Phải nói ngay như vậy để quí vị hiểu rằng tôi không có thói quen đổ lỗi cho ai, hay cho bất cứ điều gì. Dù tôi hoàn toàn có cơ hội đổ lỗi cho trái tim vốn bệnh tật bẩm sinh của mình.
Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả. Ba tôi làm ăn giỏi giang trên thương trường, mẹ tôi vén khéo, đảm đang việc nhà.
Tóm lại, tôi được cưng như trứng mỏng vì ba lý do. Thứ nhất – vì tôi là con trai một. Thứ hai – vì tôi bệnh tật. Thứ ba – vì nhà tôi giàu.
Nếu đã đọc kỹ hai phần trên, chắc chắn bạn sẽ chép miệng than những thông tin tôi vừa liệt kê chẳng mang thêm lại điều gì mới. Do đó, để bạn khỏi chán tôi sẽ cố tránh, không nhắc lại những gì người cho tim và ba tôi đã kể.
Như vậy, chuyện phải được bắt đầu từ chỗ tôi không đồng ý thay tim. Thực tế, quyết định đó của tôi đã làm ba nổi giận, còn mẹ thì khóc lóc. Không phải tôi chê trái tim người ta. Gã trai cù lần tội nghiệp – với sự hỗ trợ nhiệt tình nhưng đầy bế tắc của cô người yêu – vô cùng muốn bán một phần cơ thể để đổi lấy cuốn sổ tiết kiệm cho bà mẹ hay đau yếu, sau khi gã thác về bên kia thế giới. Mặc dù rất ghét cái nhìn đầy ác cảm và vô cùng soi mói của hắn dành cho tôi, nhưng tôi hoàn toàn tin trái tim gã thánh thiện, tốt đẹp, trong lành. Cũng như không nghi ngờ trái tim tên tử tù tôi đang mang trong lồng ngực là trái tim khô lạnh, buông thả, hoang đàng. Nhưng có một lý lẽ khác mà tôi nhất mực đinh ninh: trong những hoàn cảnh sống khắc nghiệt, một trái tim dù thánh thiện, trong lành, tốt đẹp tới đâu vẫn có thể dần dần bị biến chất thành trái tim khô lạnh, hoang đàng, buông thả – thậm chí mục ruỗng.
Bạn sẽ cười khẩy vào mặt tôi, một đời sống viên mãn, phủ phê, muốn gì được nấy, sao có thể gọi là “hoàn cảnh sống khắc nghiệt”. Bởi vì bạn không từng phải sống như tôi. Suốt một thời tuổi thơ vào ra bệnh viện như cơm bữa, tôi hầu như chỉ có mẹ, hoàn toàn thiếu vắng tình thương của ba. Đến mức tôi cứ tưởng mình là con ghẻ con thêm. Mặt khác, tôi vẫn hiểu rất rõ không thể trách cứ ba: nếu ông không lăn xả vào đời, bươn chải xuôi ngược làm ăn thì tôi và mẹ đã không có được như ngày hôm nay. Dù vậy, trái tim có lý lẽ riêng. Nhu cầu tình cảm là thứ mà người ta không thể thay thế bằng cơm áo gạo tiền. Khoảng trống mà ba để lại trong tôi mãi mãi không thể lấp đầy. Càng không thể lấp bằng sự cam chịu tới mức nhẫn nhục mà mẹ tôi suốt đời răm rắp. Tôi mãi mãi là kẻ mang tâm hồn khuyết tật. Cho tới khi, tôi được thay trái tim khỏe mạnh, cũng là lúc ba bắt đầu thu xếp được thời gian để gần gũi tôi hơn. Điều này trước hết làm vui lòng mẹ, người đàn bà chưa bao giờ biết đòi hỏi điều gì cho riêng mình. Nhưng với tôi thì khác, sự thể đã quá trễ.
Sau cuộc đại phẫu, tôi âm thầm nhận ra (không cần đợi bác sĩ nói) trái tim mới với tôi hoàn toàn tương thích. Thậm chí, vào một lúc ngồi tĩnh tâm suy tưởng, tôi đã hình dung nếu trái tim nguyên thủy của tôi không bệnh tật, có lẽ nó phải hoang đàng, khô lạnh, buông thả hơn nhiều lần trái tim hiện hữu. Bởi lẽ, tôi càng lúc càng muốn sống như một kẻ hiện sinh, điên cuồng thực dụng. Tôi muốn chết chìm trong chủ nghĩa hưởng thụ, ích kỷ tận cùng. Tôi muốn thả mình trôi vô mục đích. Tóm gọn nhất: tôi muốn là kiểu người hoàn toàn trái ngược với kiểu mà ba tôi (có lẽ cả mẹ tôi) chờ mong, hy vọng. Tôi muốn chống lại ba bằng cách hủy hoại đời mình. Tôi muốn nổi loạn, phản kháng.
Tôi không cần sự nghiệp lẫn danh vọng, bởi nếu cần, ba sẽ tạo ra cả danh vọng lẫn sự nghiệp đặt vào tay tôi trong nháy mắt. Tôi không sợ hư hỏng, sai lầm, vì nếu hỏng, nếu sai, ba sẽ đứng ra thu xếp ổn thỏa, xóa sạch mọi dấu vết. Tôi không có ước mơ, không có khát vọng, do tất cả mọi khao khát hiện sinh của tôi đã, đang và sẽ mua, bán được bằng tiền. Trào lưu hippie những năm 70 của thế kỷ cũ và hiphop đương đại những năm đầu thế kỷ 21 tương đồng nhau ở chỗ đề cao cách sống buông thả tự nhiên theo bản năng, sống phá cách, vượt thoát ngoài mọi khuôn khổ. Hãy thể hiện mình rất quái chiêu, độc đáo, khác đời. Hãy cách tân từ hình thức cho tới nội dung.
Sự lập dị là đỉnh cao của cá tính. Chẳng phải cuốn sách "Những kỷ lục Guiness" ra đời cũng để đáp ứng mục đích đó? Bạn thấy không, có những người trở nên nổi tiếng chỉ vì để tóc, để râu, để móng chân, móng tay luông tuồng không cắt, không cạo, không tỉa, chỉ vì dám ở chung với cả nùi rắn rết, hay ong, hay bò cạp, chỉ vì dám leo lên cọc cao và sống trên đó ngày này qua ngày khác, chỉ vì suốt đời căm cụi nhai nuốt các loại mảnh chai, kim khí...
Như khi bạn đua xe hơi, bạn chơi thuốc lắc, bạn thay bồ như thay rượu tây, bạn hít heroin, bạn dúi tờ xanh tiền Mỹ hối lộ cảnh sát, bạn bị đưa ra xét xử rồi tống vô tù..., vấn đề không phải chỉ là hành động, là cảm giác, là tâm trạng, là biểu hiện, là bề ngoài, mà còn là bạn đã dám dấn thân vào những việc mà người bình thường không dám... Có sá gì một nhân dáng tù mù, một số phận giản đơn, một tính cách cào bằng trong đám đông. Cái chính là bạn đã khác!!!
Mấy năm trời du học Úc là mấy năm tôi tha hồ bay nhảy, tung hê. Tôi hơn tụi nó ở chỗ không phải lo tranh thủ những ngày, giờ nghỉ để làm thêm kiếm tiền (bưng bê, rửa chén, dọn bàn...), tôi còn hơn tụi nó chuyện ăn chơi, xa xỉ, ngạo mạn, coi trời bằng vung. Học hành, dù yếu kém một chút cũng chẳng sao. Hãy vin vào cái lý bất đồng ngôn ngữ! Tôi lượm lặt từ thằng bạn thân câu triết lý xanh rờn: "Đời người ngắn lắm, sống mà không hưởng thụ thiệt uổng phí. Chơi cho thế gian biết đẳng cấp của... ông bà già mình!". Tôi sống không mục đích, không tương lai. Chủ ý của tôi (hơi ác tâm một chút) liên tục được duy trì, đó là: giày vò ba, làm cho ông đi đến tận cùng đau khổ. Tôi cố khoét trong lòng ông một khoảng trống, khiến cho ba cũng phải bị như tôi: khuyết tật tâm hồn.
Tuy nhiên, cũng đã nảy sinh một điều nằm ngoài dự định: nỗi buồn đau của mẹ - người mẹ đã tận tâm, khổ nhọc, cạn lòng yêu thương chăm sóc tôi. Người chưa bao giờ biết đòi hỏi cho riêng mình một điều gì. Người đàn bà chỉ biết cam chịu nhẫn nhục, hết hy sinh cho chồng lại tận tụy vì con. Dễ bi lụy trước tình thương của mẹ chính là điểm yếu của tôi. Rất nhiều khi tôi đã phải nhân nhượng ba - nhân danh những giọt nước mắt của mẹ mà với tôi, xót lòng hơn muối xát.
Nhưng rồi về lâu về dài, tôi cố luyện cho mình cảm xúc chai sạn. Tôi nghiến răng lạnh lùng khi đứng trước thứ vũ khí lợi hại đó. Khi nỗi chai sạn thuần thục, tôi bắt đầu chập chững va vấp những sai phạm đầu tiên. Từ bước trượt thứ nhất tới bước trượt thứ hai, khoảng cách vẫn còn tương đối dài; nhưng ở những bước sau, khoảng cách càng ngày càng thu ngắn. Cho tới lúc, tôi không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần lún trong tội lỗi. Có thể nói, tất cả những lầm lỡ của tôi mà ba tôi đã kể ở trên đều đúng, nhưng chưa đủ. Muốn kể hết, có lẽ phải cần khá nhiều ngày giờ xưng tội, sám hối.
Rốt cuộc, tôi cũng đã phải trả giá. Rất nhiều cái giá ở nhiều mức độ khác nhau. Bởi, ai cũng biết, lưới trời lồng lộng - tuy thưa nhưng không dễ lọt. Lẽ ra, tôi còn phải bị trả giá nhiều lần hơn như vậy mới đáng. Nhưng, ba tôi đã luôn đứng sẵn ở đằng sau tôi. Ba dang tay ra vực đỡ. Nặng nhất là chuyện đi tù, thì ba cũng phải gỡ được cho tôi thành án treo. Sự trừng phạt đã êm đềm chuyển ra cảnh cáo, nói nôm na là hù dọa. Mức độ nghiêm minh, khắc kỷ của luật pháp từ mười phần đã giảm sút xuống chỉ còn hai, ba. Tôi hoang mang xen lẫn hả hê trong sức mạnh của thế lực và đồng tiền…
Thay đổi tim cho tôi chắc chắn sẽ là một giải pháp cực kỳ vô nghĩa, nếu cuộc sống của tôi vẫn vậy, ý thức tinh thần vẫn vậy, hoàn cảnh gia đình vẫn vậy, ba vẫn vậy, và mẹ vẫn vậy… Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới lời cảnh báo của vị bác sĩ trưởng ê-kíp giải phẫu: nếu trái tim mới không tương thích, nó sẽ bị cơ thể người nhận đào thải, gây nên hàng loạt rắc rối. Tất nhiên, ông bác sĩ nói với quan điểm y khoa, hoàn toàn về khía cạnh sinh học, giải phẫu. Còn tôi lại nghĩ theo quan điểm tâm lý. Với bề dày hư hỏng bê bối thâm niên, tôi e mình không còn phù hợp với bất kỳ bộ phận cơ thể nào thuộc "trường phái" đàng hoàng tử tế…
Ở đây, xin phép mở rộng ra một chút: bạn chắc đã nghe, xem hay đọc về những trái dưa hấu vuông đầu tiên của trái đất? Theo thông tin mà tôi biết, một nông dân người Nhật đã cho ra đời giống mới này bằng cách chăm sóc và nuôi lớn dần những trái dưa non trong các hộp vuông (lý luận của ông ta là để tiện cho việc đóng gói xuất khẩu). À há, người ta thay ruột đỏ bằng ruột vàng, trái tròn bằng trái dài, rồi bây giờ là trái vuông – vậy mà thiên hạ vẫn coi đó là dưa hấu ư?! Tôi đã trả lời ba mẹ rằng: tôi không muốn trở thành chủ sở hữu của một trái tim vuông, chằn chặn bốn góc, y như quân xúc xắc.
Cái mà tôi thiếu bây giờ có lẽ là sự từng trải đích thực. Tôi cần được sống những ngày khổ cực, thiếu thốn, cơ hàn; cần được biết thế nào là chịu đựng, mất mát, hy sinh; cần được thấm thía nỗi nghèo, nỗi nhục, nỗi đau. Cần bị vấp, bị ngã nhưng phải tự đứng lên. Thật sự giờ đây, tôi chỉ muốn ba tôi hiểu: chính ông mới là người cần thay đổi lý lẽ của trái tim. Giá như ba đến với tôi, tiếp cận tôi, yêu thương tôi, cảm hóa tôi, dạy dỗ tôi, thậm chí răn đe và trừng phạt tôi bằng một cách thức đúng đắn, rất có thể mọi chuyện sẽ khác.
Chẳng đáng gây cho gã trai cù lần tội nghiệp (đang gần đất xa trời) cùng cô nàng người yêu đáng thương của hắn nỗi khổ đau, thất vọng, bi quan. Với chút lương tâm bé bỏng còn sót, tôi đoan chắc một điều rằng bà mẹ khả kính của gã sẽ vẫn nhận được cuốn sổ tiết kiệm đáng giá - cho dù, chúng tôi nhất quyết sẽ chẳng động chạm gì tới trái tim khỏe mạnh, trong lành của gã. Tôi nghĩ gã vô cùng xứng đáng được ra đi, về bên kia thế giới, với một thể xác và linh hồn hoàn toàn trọn vẹn.
Nguyễn Thu Phương
Lẽ ra, khi biết chắc một mai không còn nhưng thân xác không hoàn toàn tan rã mà vẫn còn lại chút gì tiếp tục tồn tại trên cõi đời này thì cảm xúc của tôi phải là mừng vui, hạnh phúc. Nhất là với tâm trạng được chuẩn bị sẵn sàng đón nhận cái chết thanh thản, nhẹ nhàng... Nhưng, không, tới một lúc bất định, tôi chỉ thấy nơi cổ họng mình niềm dư vị đắng chát.
Như bất kỳ ai sắp chết, tôi cố gắng sắp xếp ngăn nắp cuộc sống của mình. Tuy nhiên, với một cuộc đời đơn giản, một công việc đơn giản, một lối sống đơn giản, một hoàn cảnh gia đình đơn giản, những mối quan hệ càng đơn giản hơn... việc sắp xếp dù chi li cũng không mất nhiều thời gian cho lắm. Tôi vẫn còn dư dả một ít ngày giờ chờ đợi thời điểm chấm dứt.
Giải thích lý do vì sao tôi sắp chết có lẽ chỉ càng làm câu chuyện nhuốm thêm sắc màu bi thương ảo não. Đại khái bạn chỉ cần biết tôi đang mắc phải một căn bệnh không thuốc chữa, kiểu như ung thư hay AIDS (nhưng tất nhiên không phải AIDS lẫn ung thư). Lại phải ghi chú thêm: tôi là một gã trai còn rất trẻ, mới chỉ một lần yêu. Bạn sẽ nói có gì đâu phải dài dòng. Trẻ hay già, yêu ít hay yêu nhiều thì cũng chỉ chết là hết. Chết - động từ không tiếp diễn. Thế giới bên kia là chuyện huyễn hoặc, hành trang cuộc đời cho dù nặng hay nhẹ thì người nằm xuống ba tấc đất cũng không còn biết, không việc gì phải bận lòng hay quan tâm.
Người ta vẫn nói có hai tình huống dễ nói thật - một, lúc đã say mèm và hai, khi sắp chết. Tôi sẽ không việc gì phải giấu bạn: Nhà tôi rất nghèo, sự nghiệp của tôi cho tới nay vẫn chỉ là con số không. Bố mất sớm, mẹ vất vả làm lụng nuôi tôi ăn học trưởng thành. Cuối cùng, mẹ trở nên một người phụ nữ lao lực, suy nhược thần kinh, nhan sắc tàn tạ. Căn bệnh không thuốc chữa của tôi là đỉnh điểm nỗi khổ đau, cay đắng, nhọc nhằn của mẹ. Nhưng không vì vậy mà mẹ bớt yêu thương tôi. Mẹ đã chắt chiu chút sinh lực cạn cùng để nâng đỡ tôi trên hành trình sau cuối... Tôi bây giờ chỉ khát khao mong có được chút gì để đền bù lại cho mẹ, trước khi tôi ra đi. Gì đó là gì thì tôi nghĩ mãi không ra. Ngoài thân xác trống trơn, lắt lay mảnh tình tội nghiệp, tôi hoàn toàn tay trắng. Và rồi ông đã tới. Ông tìm tôi - như tôi khắc khoải tìm cho mình giải pháp.
"Cậu đúng như tôi hình dung", ông nhìn tôi cảm thương.
Tôi chỉ biết gật đầu, vừa là chào ông vừa để đồng ý. Tôi biết tôi bình thường về mọi phương diện, ai đó không có gì khó để tưởng tượng ra một mẫu người như tôi.
"Cậu đúng là người tôi cần", ông nhấn giọng, cách nói ấm áp của người cha chỉ việc cho con - hơn là cách ông chủ căn dặn người làm công mới được tuyển dụng.
Tôi rất muốn vui vẻ đáp: "Bác cũng đúng là người cháu cần", nhưng không hiểu sao tôi chỉ tiếp tục im lặng. Ngắm nhìn ông: một trung niên tầm thước, giàu có, sang trọng, bề ngoài tưởng chừng viên mãn, tràn đầy nếu trong ánh mắt không vướng vất chút muộn phiền sâu thẳm. Tới đây thì hẳn bạn đã đoán được ông là ai, gặp tôi có mục đích gì. Phải, ông chính là người đang có ý mua của tôi một phần th.ân thể khỏe mạnh, vì một lý do chính đáng, hợp tình hợp lý. Bạn sẽ mơ hồ thắc mắc: phần th.ân thể nào? À vâng. Tôi cũng không có gì phải giấu: Đó chính là trái tim tôi, "món hàng đặc biệt" mà tôi đã lặng lẽ rao bán suốt mười ngày nay trên Internet.
Ở đây, tôi cần phải rẽ ngang vài dòng để kể về Nga, cô bạn gái, chính xác hơn là người yêu đầu đời (và có lẽ duy nhất) của tôi. Sự thể là, khi phát hiện căn bệnh tệ hại không thuốc chữa, tôi đã kiên quyết chia tay Nga bằng những lý do bịa đặt không xác đáng. Đầu tiên Nga ngạc nhiên phản ứng, sau đó tức giận, cuối cùng thấy tôi cứ khăng khăng, Nga âm thầm điều tra và phát hiện ra sự thật. Từ ấy, Nga sát cánh bên tôi, quan tâm chia sẻ và động viên tôi rất nhiều. Nga là nguồn vui, là năng lượng sống không chỉ với riêng tôi mà còn cả với mẹ tôi. Mẹ thường xót xa thở dài, nói giá như tôi không bệnh tật thì chắc chắn tôi và Nga sẽ là một đôi hạnh phúc lâu dài và viên mãn. Thậm chí tôi biết mẹ có khi đã thả hồn mơ tưởng về những đứa bé...
Trở lại thực tế, tôi và Nga đã kín đáo bàn bạc và tranh luận khá gay gắt để có thể thống nhất với nhau về việc hiến tim có điều kiện. Chính Nga là người đã giúp tôi đăng tải những tin nhắn hết sức tế nhị trên các website rao vặt miễn phí, và cũng Nga đại diện tôi tiếp xúc trước với những người liên hệ. Nhiều lần, nhiều người, dù chỉ trong khoảng thời gian mười ngày ngắn ngủi - cho tới lúc Nga chọn được ông ta.
Chúng tôi phải giấu mẹ vì biết chắc bà sẽ không bao giờ đồng ý để tôi hiến tim, dù lấy bất kỳ lý do nào. Đó quả tình là một quyết định khó chấp nhận. Thử suy nghĩ ở góc độ của bà, tre già phải khóc măng non, làm sao người mẹ có thể đành lòng tiễn đưa con mình về nơi an nghỉ cuối cùng với một cơ thể sẽ không còn trọn vẹn. Một thân xác không có trái tim. Một con ma không tình cảm. Một linh hồn không còn gì để níu kéo, vướng vất... Nhưng thôi, ý tôi đã quyết. Dù ai cản ngăn cũng không khiến tôi thay đổi được nữa. Đúng như câu nói: cái gì cũng có giá của nó. Trái tim tôi sẽ được đền bù bằng khoản tiền không nhỏ: một con số tận cùng bằng tám chữ số không. Tôi khấp khởi với kế hoạch sẽ mở cho mẹ một sổ tiết kiệm tại một ngân hàng uy tín. Tôi yêu cầu ông thay tôi làm việc đó khi tôi qua đời (hợp đồng được thực thi), với sự giám sát của Nga. Ông đồng ý. Món tiền đã làm tôi sôi nổi hẳn lên.
Tới đây, cần phải suy tư để thấu đáo tiếp những vấn đề khác. Tôi hoàn toàn có quyền đòi hỏi được biết ông theo đuổi hợp đồng này với mục đích gì. Cụ thể hơn, ông mua trái tim tôi để làm gì? Lời giải thích của ông với chúng tôi - như một lẽ tất nhiên - là để thay thế cho trái tim bệnh tật vô phương cứu chữa của một người. Người đó là một trong số những người ông vô cùng thân thiết, yêu quý.
Rồi, một sáng chủ nhật đẹp trời, hẹn trước với tôi và Nga để thu xếp cho mẹ tôi vắng mặt hợp lý, ông dắt người con trai (duy nhất của ông) vào thăm tôi trong bệnh viện. Chính hắn là nguyên nhân gây cho tôi dư vị đắng chát về lẽ tồn sinh, luân hồi, phận số, rủi may, ân oán ở đời...
Hắn hai mươi tám tuổi, một đại diện tiêu biểu cho đời sống tự nhiên chủ nghĩa vô ý thức. Tôi nhận ra Nga cũng như tôi, ngay từ đầu ác cảm với hắn. Chúng tôi ngấm ngầm thống nhất quan điểm chung: Hắn chẳng hề xứng là con của một ông cha đàng hoàng tử tế. Hắn ăn mặc hầm hố dị hợm, trang bị vài món phục sức ngớ ngẩn, gây sốc như tên bụi đời. Tóc hắn dài, nhuộm đủ màu, xác xơ, bẩn thỉu (tóc nhuộm màu đang là mốt, tôi cũng chẳng muốn khắt khe - nhưng kiểu tóc tả tơi bết bát mà hắn để quả tình quá sức phản cảm). Vóc dáng hắn tiều tụy, đôi mắt thất thần trõm lơ, ánh mắt bạc nhược của người ăn chơi trác táng, vô độ kinh niên. Qua những nút áo mở phanh bất cần, không hiểu hắn vô tình hay cố ý để lộ vài mảng d.a thịt có những hình xăm quái gở. Còn những móng tay liên tục búng tanh tách thì còng queo, cáu bẩn.
Hắn thờ ơ khinh bạc quan sát tôi, rồi Nga. Hững hờ nghe giới thiệu, và khi bị cha nhắc nhở, hắn miễn cưỡng hỏi han với lời lẽ hết sức lạnh nhạt. Cũng cần phải nói ngay: tôi không thất vọng do hình dung tệ hại hay thái độ dửng dưng, mà chán vì hắn không thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn của những gã con nhà giàu đồng thời hư hỏng. Những phẩm chất tầm thường toát ra từ chân lông kẽ tóc.
Hắn ăn nói với cha chỏng lỏn, thường xuyên đổ quạu với chiếc di động vằn vện cứ rú lên từng chặp inh ỏi. Hắn cũng chẳng thèm tiết chế lời lẽ cục cằn khi bị cô y tá của bệnh viện nhắc nhở "đi nhẹ, nói khẽ". Tôi đâm bất bình. Trái tim khỏe mạnh trong lành của tôi, không lẽ sẽ phải trao cho một tên thô bỉ, gớm ghiếc, cục cằn như tên này?
Trong cơn tức giận, tôi đã tính hủy bỏ hợp đồng. Thà để mặc hắn chết quách với trái tim bệnh hoạn của hắn. Đột nhiên, dòng tư duy như cỗ xe đang chạy ro ro ngon trớn bỗng vấp phải cục đá. Có chi tiết nào đó lợn gợn, không ăn khớp ở đây. Phát huy tối đa công suất những nơ-rông thần kinh, tôi kiên nhẫn lần dò. Cuối cùng cũng vỡ ra đầu mối: Tại sao trông hắn không có vẻ gì là sắp chết vì bệnh tim? Gầy guộc, hoang đàng, tàn tạ, bẩn thỉu thì có, nhưng bệnh tật tới mức thập tử nhất sinh thì không. Nếu hắn không bị bệnh tim, cha con hắn cần trái tim của tôi để làm gì? Cho ai? Ngoài ra, thật khó tin một người khả kính như cha hắn lại có ý lừa dối tôi, một người sắp chết ...
Chuyện của người cha:
Ninh sinh thiếu tháng. Ninh ra đời khi thai kỳ vợ tôi mới tròn tháng thứ bảy. Lý do sinh non là vì vợ tôi bị té lúc đang đạp xe trên đường, cơ thể của cô ấy yếu quá nên mới xảy ra nông nỗi. Lúc sinh ra, Ninh cân nặng một ký hai năm chục, một trọng lượng làm tất thảy mọi người đều hốt hoảng lo ngại. Nhất là trong bối cảnh Sài Gòn mới giải phóng được một năm, đất nước còn nhiều thiếu thốn về mọi mặt, kể cả y tế. Đã vậy, Ninh còn bị bệnh tim bẩm sinh. Do đó, tôi cố gắng sắp xếp để vợ tôi nghỉ hẳn việc ở nhà, chỉ còn chăm chú cho việc nuôi nấng săn sóc đứa con đau yếu tội nghiệp.
Thời điểm đó thì đây là một quyết định rất phi thường, huống hồ cuộc sống gia đình tôi chẳng phải khấm khá gì. Vợ tôi đã suy nhược sẵn, con sinh ra lại bệnh triền miên nên cô càng đuối sức; rốt cuộc, cô ấy bị mất sữa, phải nuôi con bằng sữa ngoài. Tuổi thơ của Ninh trôi qua phần lớn trong bệnh viện, những trận cấp cứu thường xuyên như cơm bữa. Theo năm tháng Ninh lớn lên, trái tim bệnh tật trở chứng vô chừng. Đến nỗi dần dần, các bác sĩ, y tá cho tới hộ lý ở khoa nhi bệnh viện đã trở nên nhẵn mặt, “phát chán” gia đình tôi.
Tôi làm quần quật lo cho thân mình đã khó, nay lại phải cáng đáng thêm vợ, con. Khổ cực, thiếu thốn trăm bề. Ngỡ như có phải làm trâu đi cày mà được trả tiền thì tôi cũng chẳng sá. Tôi đã trải qua đủ thứ nghề, kể cả những nghề bây giờ hoàn toàn "tuyệt chủng", không còn thấy ai nhắc nữa.
Ở đây, chỉ xin kể hầu bạn đọc một vài nghề tiêu biểu. Chẳng hạn như có một dạo - vào khoảng những năm 80, một trong số những ông anh bà con của tôi bỏ một ít vốn đứng ra thu gom giá rẻ những vỏ xe tải hư, cũ. Ông ấy đem về phân loại, rồi thuê người có sức khỏe cắt, xẻ, pha ra thành từng "phiến", sau đó giao lại cho các thợ gia công. Những người thợ - trong đó có tôi - dùng một bộ đồ nghề tự chế tỉ mẩn tỉa tót, chế biến thành những đế dép với đủ loại hoa văn. Sau đó, những đế dép này được đem đi gắn quai dây dù, trở thành những đôi dép cao su tuy dày cui, nặng nề nhưng cực kỳ bền chắc, rửa nước thoải mái, có đủ kiểu dáng cho đàn ông, đàn bà, trẻ nít. Những đôi dép mà yếu tố thời trang tuyệt đối bị gạt sang bên, người đeo thấy chán thì quăng bỏ chứ chẳng đời nào hư. Một thời, hàng bán khá chạy vì tính "trường kỳ kháng chiến", đáp ứng cặn kẽ cho một thị trường phục vụ những con người kham khổ, chủ trương ăn chắc mặc bền. Mãi tới khi dép nhựa đủ màu ra đời, rồi "dép Lào" xốp mềm nhẹ nhõm tràn ngập các sạp hàng ở chợ, loại dép cao su "nặng ký" này mới thoái trào.
Tôi chuyển qua nghề mài kính. Nhận hàng qua sự giới thiệu của một người quen, từ một cơ sở sản xuất kính bảo hộ dùng cho thợ hàn. Cũng là một sự tận dụng: từ những mảnh kính màu có kích cỡ, hình dạng, phẩm chất không phù hợp (được thu mua với giá rẻ), phải tốn công sức và thời gian mài lại để có thể đưa vào sử dụng. Giá cả gia công thật bèo bọt, phải làm hoàn toàn bằng tay qua rất nhiều công đoạn như: mài phá, mài tinh, mài bóng... trên các loại đá mài và giấy nhám có độ mịn khác nhau. Chưa kể trong quá trình mài mà làm hư hay bể (rất dễ bể) thì phải đền tiền nguyên liệu rất nặng. Nhưng không làm thì đói, không làm thì có kẻ khác chờ chực sẵn giành ngay mất việc, nên tôi đành phải mắm môi mắm lợi oằn lưng. Bàn tay tôi cứ vậy bợt đi, răn reo nứt nẻ, da mòn tứa máu. Cặm cụi, kỳ cạch, cắc ca cắc củm.
Cơn sốt mài kính tan rã cũng là lúc tôi vớ được nghề uốn dây kẽm gai. Với nghề này, chủ cơ sở mua rẻ được những bó dây kẽm gai từ các cơ sở thu gom phế liệu - nhiều nhất là từ việc dỡ bỏ hàng rào các ấp chiến lược, những khu quân sự ngày trước. Họ giao cho các nhân công từng bó lớn, được tính bằng vài chục ký tới cả trăm ký. Nhân công đem về, dùng những đồ nghề tự tạo để gỡ gai trên dây kẽm, sau đó nắn thẳng, cắt ngắn ra từng đoạn phù hợp (loại bỏ những đoạn bị sét gỉ), rồi uốn lại thành những đầu móc của sợi "dây ràng". Hàng giao lại cho chủ cơ sở đếm cái tính tiền - cũng rẻ bèo, rất tệ so với công sức bỏ ra. Hết dây kẽm gai thì ký sổ nhận dây mới. Cần phải ghi chú thêm rằng thời đó, sợi dây ràng chưa màu mè, kiểu cọ, đẹp đẽ như bây giờ, chủ yếu chỉ dùng cao su ruột xe cắt ra thành sợi, gắn móc hai đầu - cũng một kiểu ăn chắc mặc bền khác. Nghề nào cũng vậy, trăm hay không bằng tay quen. Khi bàn tay tôi bắt đầu chai sần vì công việc cũng là lúc năng suất tăng dần, thu nhập khấm khá hơn. Nhưng có một quy luật tất yếu, nghiệt ngã: chính đó cũng là lúc phong trào từ từ suy thoái, hàng làm ra mất dần người tiêu thụ, cơ sở càng lúc càng lụn bại, èo uột, nhân công thất nghiệp thi nhau bỏ việc, chạy lo xoay xở, tảo tần nghề khác.
Tuy nhiên, chính trong những ngày vất vả uốn móc sắt, tôi vô tình gầy dựng được mối quan hệ tốt đẹp đầu tiên cho nền tảng sau này. Nhiều lần tới tổ hợp gia công nhận kẽm gai, giao móc sắt, tôi quen được với Út Hơn, con trai ông chủ cơ sở mua bán sắt thép phế liệu. Ân nhân này - vì quý mến và cảm thông cho hoàn cảnh của tôi - đã lôi tôi về làm chiến hữu, mở ra cho tôi những đường hướng làm ăn mạnh dạn và lớn lao hơn gấp nhiều lần, so với những công việc chân tay lượm bạc cắc mà tôi đã từng trải nếm.
Tôi thơ thới đạp bỏ quá khứ nhọc nhằn, tận tụy theo chân Út Hơn rong ruổi khắp các nẻo đường từ miền Tây sang miền Đông, ở đâu có dấu vết chiến tranh để lại thì ở đó có mặt chúng tôi. Những đống sắt thép - vốn là tàn dư những thứ vũ khí khủng khiếp trong cuộc chiến - trở thành mỏ vàng của dân thu gom. Thời buổi khó khăn, đất nước còn nhiều vấn đề ngổn ngang cần được ưu tiên giải quyết trước, phế liệu chiến tranh như lãnh địa tạm thời bị bỏ ngỏ, kẻ nào nhanh tay quơ quào thì kẻ đó dễ bề nặng túi. Sau mỗi chuyến đi trở về, tôi kha khá tiền để dúi tay vợ lo cho con, còn dư dả để sắm vàng, từng chỉ góp dần thành cây, gói kỹ, bỏ lon sữa bò chôn dưới chân cột nhà.
Có lẽ tôi cũng chưa dứt khỏi cái nghề thu gom phế liệu đó nếu không xảy ra một biến cố kinh hoàng. Đó là lần tôi cùng Út Hơn đi thu gom hàng ở Phước Long, Sông Bé (tức Bình Phước bây giờ). Chuyến hàng oan nghiệt có lẫn một quả mìn trong đống mảnh vụn sắt thép đã bất ngờ phát nổ. Thật đúng như ông bà xưa nói "Sinh nghề, tử nghiệp", Út Hơn chết bất đắc kỳ tử, không kịp nói với tôi hay với bất cứ ai nửa lời trăng trối, thân xác chẳng còn được mảnh nào trọn vẹn. Tôi đã cùng với gia đình anh tổ chức tang lễ trọng thể, sau đó đưa hỏa táng những phần thi thể còn lại, rồi đem tro cốt vào thờ trong chùa. Cái chết của Út Hơn đã gây cho tôi nỗi đau đớn, xót xa, như lòng tôi bị một vết thương khó thể lành miệng. Tôi đau buồn tới mức quyết định bỏ nghề.
Mười hai năm tiếp theo, vợ tôi tiếp tục một mình xoay xở lo cho Ninh, để tôi hoàn toàn rảnh rang bươn chải làm ăn. Đã dành dụm được chút vốn, tôi mở một cửa tiệm nhỏ buôn bán sắt thép xây dựng. Công việc làm ăn thuận lợi, vốn liếng của tôi phình to dần. Dĩ nhiên, trên bước đường tôi đi, không tránh khỏi những cuộc bon chen, so kè từ những kẻ ganh đua, chọc phá. Nhưng, giống như được Út Hơn phù hộ, bao giờ tôi cũng có đủ tâm sức và bản lãnh vượt qua, để cuối cùng, mọi xung đột căng thẳng cạnh tranh gay gắt đều hóa giải được. Kết thúc chặng đường mười hai năm, tôi trở thành một trong các đại gia mua bán sắt thép khá hùng mạnh trên thương trường. Tôi đã có đất đai, nhà xưởng, phố lầu, xe hơi, đã lo được cho vợ con một đời sống sung túc, dư dả. Thì bỗng nhiên căn bệnh tim của Ninh bùng phát cơn nguy kịch.
Ninh năm đó mới vào tuổi mười chín, lứa tuổi thanh xuân tươi đẹp. Đứa con trai duy nhất tội nghiệp của tôi, vì bệnh tật nên vẫn chưa tốt nghiệp xong trung học phổ thông. Suốt bao năm qua, nó sống hầu như trong cô độc, bởi lẽ không thể lớn lên bình thường như bao nhiêu đứa trẻ bình thường khác. Ước mơ một thời thơ dại của nó - có lẽ chôn vùi quẩn quanh đâu đó giữa bốn bức tường bệnh viện... Bây giờ, nó nằm đó, thoi thóp trên gi.ường bệnh giữa những dây nhợ, chai lọ, máy móc, thuốc men.
Thời gian tuyệt vọng đếm lùi... Ninh. Nó là tất cả tình yêu thương, niềm hy vọng, là mục tiêu phấn đấu của sự nghiệp, tiền tài, là hạnh phúc mà vợ chồng tôi theo đuổi, cả đời hướng tới. Chỉ còn một cách cuối cùng, nếu khả thi sẽ là tia sáng ở đáy đường hầm. Tôi và vợ bám lấy lời ông bác sĩ như người chết đuối bám cọng cỏ rỗng làm phao. Chúng tôi không tiếc bất cứ điều gì để đổi lấy tính mạng cho Ninh. Bác sĩ trầm giọng: "Có lẽ phải thay tim!". Vấn đề không chỉ là tiền, không chỉ là việc thành lập một ê-kíp phẫu thuật cực giỏi có thể đảm đương công việc nặng nề, mà chính là một trái tim. Chúng tôi rất cần một trái tim khỏe mạnh.
Một trái tim khỏe mạnh. Nhưng... Ở đâu? Ở đâu? Ở đâu?
Chạy đua với thời gian, chúng tôi rao tìm khắp nơi, qua nhiều người, với nhiều phương tiện, bằng nhiều cách. Tất cả đều chỉ dừng lại ở những lời hứa, trong khi tình trạng của Ninh mỗi ngày một thêm nghiêm trọng. Ánh sáng tận đáy đường hầm càng lúc càng thêm lu mờ, xa tắp. Tuyệt vọng, buồn bã, không nơi cậy dựa tinh thần, tôi lầm lũi đưa vợ tới thắp nhang ở ngôi chùa nơi để hũ tro cốt của Út Hơn. Chính ở đó, vợ tôi tình cờ quen biết một người đàn bà. Người đời quả không sai khi nói: không nỗi đau nào dễ được cảm thông hơn nỗi đau của người mẹ.
Nghe hết những lời nức nở tâm sự của vợ tôi, người đàn bà kia tỏ ra vô cùng xúc động. Hồi lâu, bằng một giọng trầm khàn u uất, bà cay đắng kể chuyện mình – câu chuyện mà bà ngỡ như sẽ mãi đào sâu chôn chặt trong tim. Thì ra, bà tìm tới nơi này để tụng kinh khấn Phật, cầu xin đấng thiêng liêng rửa sạch những tội lỗi cho con. Con trai bà là một thanh niên hăm lăm tuổi mang án tử hình vì tội cướp của, giết chết ba mạng người vô tội - hai ông bà già và một đứa trẻ lên sáu. Án đã tuyên y sau ba lần xét xử, và sẽ được thi hành trong vài ngày tới. Nỗi đau đớn tận cùng của bà là nỗi đau của người không còn nước mắt để khóc. Đôi mắt bà trống rỗng, âm u. Vợ tôi đã ngồi lặng lẽ bên bà suốt cả buổi chiều. Không một lời nào được thốt ra. Chỉ có bàn tay người này nắm lấy tay người kia, và những cái siết nhẹ. Đầy cảm thông.
Và rồi, tất cả những chuyện xảy ra tiếp theo đều vượt khỏi mọi dự định, suy nghĩ, toan tính của chúng tôi. Người mẹ của tử tội đã thuyết phục được con trai mình hiến cho Ninh trái tim khỏe mạnh của hắn trước khi bị tử hình. Bà khuyên hắn hãy coi hành động đó như một điều thiện cuối cùng, một lời tạ tội sau chót với đời, để mong hóa giải phần nào gánh nặng tội lỗi kinh hoàng của kẻ sát nhân... Mong muốn đó của bà được thực thi – không kèm theo bất kỳ điều kiện nào. Trở thành ơn nghĩa vô biên mà chúng tôi nghĩ sẽ không bao giờ trả hết. Như nỗi niềm day dứt khôn nguôi, sau khi Ninh được thay tim và nhanh chóng bình phục, bà lặng lẽ bỏ đi. Vợ chồng tôi đã cho đăng những lời cám ơn trên báo, đài, và nhắn tin tìm kiếm khắp nơi, nhưng tuyệt nhiên không có hồi âm. Ân nhân của chúng tôi đã hoàn toàn mất dấu.
Trái tim mới đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời Ninh. Từ đứa con trai bệnh hoạn, rụt rè, yếu ớt, cô độc... Ninh như lột xác thành người khác: khỏe mạnh, dạn dĩ, quyết liệt, giỏi xã giao... Chúng tôi vui vẻ dễ dãi, bật đèn xanh cho tất cả những gì Ninh muốn, Ninh đòi hỏi. Chúng tôi cố gắng đền bù cho Ninh những năm tháng thiệt thòi, thiếu thốn, khổ sở. Tốt nghiệp mười hai, Ninh thi vô đại học thiếu bốn điểm. Tôi buộc phải chạy vạy để kiếm chỗ cho nó học tiếp, nhưng Ninh tỏ thái độ không vừa ý. Chiều con, tôi bỏ tiền lo một suất du học ở Úc. Gởi gắm bạn bè, người quen (từ quen thân cho chí quen sơ) bên đó, tôi biết Ninh học thì ít mà đua đòi ăn chơi thì nhiều. Nhưng ạch đụi mãi rồi cũng phải xong, bốn năm sau Ninh tốt nghiệp trở về. Chúng tôi trích vốn, giao cho Ninh để thành lập một công ty - hoàn toàn do nó làm chủ.
Trái với mong đợi của chúng tôi, Ninh càng ngày càng tệ hại. Thay vì chăm chỉ làm ăn, gầy dựng cơ nghiệp, nó mải mê sa đà vào những trò trác táng, hoang đàng, quậy phá. Công ty của nó hoạt động chẳng mấy chốc đã sập tiệm, lún trong nợ nần. Nó bị thưa kiện vì huy động vốn vô tội vạ, suýt nữa bị đi tù nếu tôi không đứng ra bảo lãnh và trả nợ thay. Ngoài ra, nó còn dây dưa cả mớ với những mối tình theo kiểu mua vui qua đường, một vài trong số đó để lại hậu quả. Chính vợ tôi (không chỉ một lần) phải đứng ra dàn xếp. Nó từng đi cai nghiện hai lần. Từng qua tận Ma-cao, rồi cả Gen-ting (Malaysia) để nướng vào casino vài chục ngàn đô chỉ trong vài đêm. Tóm lại, nó gom đủ thói xấu trong tứ đổ tường. Tôi bàng hoàng nhận ra chỉ qua bảy năm kể từ ngày thay tim, hầu như toàn bộ bản chất bên trong con người nó đã trở nên hư hỏng, tác tệ, thối nát.. tới mức không còn tường tận nổi. Thậm chí ngay cái vỏ bên ngoài, càng về sau cũng càng bị nó làm cho xa lạ, biến thái. Nhiều lần, vợ chồng tôi đã thất vọng đến nước chỉ muốn từ bỏ nó.
Cho tới một hôm, Ninh bị bắt vì tội đua xe hơi trái phép trên xa lộ, sau một chầu quậy phá mát trời ông địa trong một bar cao cấp ở khu trung tâm thành phố. Xe sau đó bị tịch thu, còn Ninh bị xử ba năm tù treo, bị phạt tiền, bị đưa đi lao động công ích sáu tháng. Tệ hại hơn, vì “thành tích” hối lộ cảnh sát không thành, gương mặt Ninh liên tục bị đưa lên báo, đài kèm hàng loạt những thông tin đen. Trong đó, người ta không quên day dứt vợ chồng tôi, những đấng sinh thành kém cỏi chỉ biết làm giàu (nứt đố đổ vách) mà không biết dưỡng dục con.
Không thể làm ngơ, chúng tôi thống nhất với nhau phải áp dụng nhanh cấp kỳ giải pháp thay thế. Rõ ràng, trái tim khỏe mạnh nhưng đầy tội lỗi và bất kham của kẻ tử tù đã tha hồ tung hoành, tác oai tác quái trong lồng ngực Ninh. Phải rứt bỏ nó ra khỏi đứa con trai tội nghiệp của chúng tôi, thay vô đó một trái tim khác cũng khỏe mạnh nhưng ôn hòa, nhân hậu. Không chỉ vấn đề tiền, không chỉ là việc thành lập một ê-kíp phẫu thuật có tay nghề thượng thặng, mà là một trái tim. Chúng tôi rất cần một trái tim vừa khỏe mạnh, lại vừa tốt đẹp, trong lành.
Một trái tim tốt đẹp, trong lành. Nhưng... Ở đâu? Ở đâu? Ở đâu?
Thần may mắn dường như lại mỉm cười thêm lần nữa khi cuối cùng, chúng tôi đã tìm được người hiến tim có đầy đủ những yêu cầu cần thiết. Một cậu trai trẻ hiền lành, nhu thuận, hiếu thảo, trong trẻo như suối nguồn. Chuyện còn lại bây giờ chỉ là thuyết phục Ninh thuận tình.
Chuyện của người nhận:
Tôi không sinh ra đời dưới một ngôi sao xấu. Phải nói ngay như vậy để quí vị hiểu rằng tôi không có thói quen đổ lỗi cho ai, hay cho bất cứ điều gì. Dù tôi hoàn toàn có cơ hội đổ lỗi cho trái tim vốn bệnh tật bẩm sinh của mình.
Tôi lớn lên trong một gia đình khá giả. Ba tôi làm ăn giỏi giang trên thương trường, mẹ tôi vén khéo, đảm đang việc nhà.
Tóm lại, tôi được cưng như trứng mỏng vì ba lý do. Thứ nhất – vì tôi là con trai một. Thứ hai – vì tôi bệnh tật. Thứ ba – vì nhà tôi giàu.
Nếu đã đọc kỹ hai phần trên, chắc chắn bạn sẽ chép miệng than những thông tin tôi vừa liệt kê chẳng mang thêm lại điều gì mới. Do đó, để bạn khỏi chán tôi sẽ cố tránh, không nhắc lại những gì người cho tim và ba tôi đã kể.
Như vậy, chuyện phải được bắt đầu từ chỗ tôi không đồng ý thay tim. Thực tế, quyết định đó của tôi đã làm ba nổi giận, còn mẹ thì khóc lóc. Không phải tôi chê trái tim người ta. Gã trai cù lần tội nghiệp – với sự hỗ trợ nhiệt tình nhưng đầy bế tắc của cô người yêu – vô cùng muốn bán một phần cơ thể để đổi lấy cuốn sổ tiết kiệm cho bà mẹ hay đau yếu, sau khi gã thác về bên kia thế giới. Mặc dù rất ghét cái nhìn đầy ác cảm và vô cùng soi mói của hắn dành cho tôi, nhưng tôi hoàn toàn tin trái tim gã thánh thiện, tốt đẹp, trong lành. Cũng như không nghi ngờ trái tim tên tử tù tôi đang mang trong lồng ngực là trái tim khô lạnh, buông thả, hoang đàng. Nhưng có một lý lẽ khác mà tôi nhất mực đinh ninh: trong những hoàn cảnh sống khắc nghiệt, một trái tim dù thánh thiện, trong lành, tốt đẹp tới đâu vẫn có thể dần dần bị biến chất thành trái tim khô lạnh, hoang đàng, buông thả – thậm chí mục ruỗng.
Bạn sẽ cười khẩy vào mặt tôi, một đời sống viên mãn, phủ phê, muốn gì được nấy, sao có thể gọi là “hoàn cảnh sống khắc nghiệt”. Bởi vì bạn không từng phải sống như tôi. Suốt một thời tuổi thơ vào ra bệnh viện như cơm bữa, tôi hầu như chỉ có mẹ, hoàn toàn thiếu vắng tình thương của ba. Đến mức tôi cứ tưởng mình là con ghẻ con thêm. Mặt khác, tôi vẫn hiểu rất rõ không thể trách cứ ba: nếu ông không lăn xả vào đời, bươn chải xuôi ngược làm ăn thì tôi và mẹ đã không có được như ngày hôm nay. Dù vậy, trái tim có lý lẽ riêng. Nhu cầu tình cảm là thứ mà người ta không thể thay thế bằng cơm áo gạo tiền. Khoảng trống mà ba để lại trong tôi mãi mãi không thể lấp đầy. Càng không thể lấp bằng sự cam chịu tới mức nhẫn nhục mà mẹ tôi suốt đời răm rắp. Tôi mãi mãi là kẻ mang tâm hồn khuyết tật. Cho tới khi, tôi được thay trái tim khỏe mạnh, cũng là lúc ba bắt đầu thu xếp được thời gian để gần gũi tôi hơn. Điều này trước hết làm vui lòng mẹ, người đàn bà chưa bao giờ biết đòi hỏi điều gì cho riêng mình. Nhưng với tôi thì khác, sự thể đã quá trễ.
Sau cuộc đại phẫu, tôi âm thầm nhận ra (không cần đợi bác sĩ nói) trái tim mới với tôi hoàn toàn tương thích. Thậm chí, vào một lúc ngồi tĩnh tâm suy tưởng, tôi đã hình dung nếu trái tim nguyên thủy của tôi không bệnh tật, có lẽ nó phải hoang đàng, khô lạnh, buông thả hơn nhiều lần trái tim hiện hữu. Bởi lẽ, tôi càng lúc càng muốn sống như một kẻ hiện sinh, điên cuồng thực dụng. Tôi muốn chết chìm trong chủ nghĩa hưởng thụ, ích kỷ tận cùng. Tôi muốn thả mình trôi vô mục đích. Tóm gọn nhất: tôi muốn là kiểu người hoàn toàn trái ngược với kiểu mà ba tôi (có lẽ cả mẹ tôi) chờ mong, hy vọng. Tôi muốn chống lại ba bằng cách hủy hoại đời mình. Tôi muốn nổi loạn, phản kháng.
Tôi không cần sự nghiệp lẫn danh vọng, bởi nếu cần, ba sẽ tạo ra cả danh vọng lẫn sự nghiệp đặt vào tay tôi trong nháy mắt. Tôi không sợ hư hỏng, sai lầm, vì nếu hỏng, nếu sai, ba sẽ đứng ra thu xếp ổn thỏa, xóa sạch mọi dấu vết. Tôi không có ước mơ, không có khát vọng, do tất cả mọi khao khát hiện sinh của tôi đã, đang và sẽ mua, bán được bằng tiền. Trào lưu hippie những năm 70 của thế kỷ cũ và hiphop đương đại những năm đầu thế kỷ 21 tương đồng nhau ở chỗ đề cao cách sống buông thả tự nhiên theo bản năng, sống phá cách, vượt thoát ngoài mọi khuôn khổ. Hãy thể hiện mình rất quái chiêu, độc đáo, khác đời. Hãy cách tân từ hình thức cho tới nội dung.
Sự lập dị là đỉnh cao của cá tính. Chẳng phải cuốn sách "Những kỷ lục Guiness" ra đời cũng để đáp ứng mục đích đó? Bạn thấy không, có những người trở nên nổi tiếng chỉ vì để tóc, để râu, để móng chân, móng tay luông tuồng không cắt, không cạo, không tỉa, chỉ vì dám ở chung với cả nùi rắn rết, hay ong, hay bò cạp, chỉ vì dám leo lên cọc cao và sống trên đó ngày này qua ngày khác, chỉ vì suốt đời căm cụi nhai nuốt các loại mảnh chai, kim khí...
Như khi bạn đua xe hơi, bạn chơi thuốc lắc, bạn thay bồ như thay rượu tây, bạn hít heroin, bạn dúi tờ xanh tiền Mỹ hối lộ cảnh sát, bạn bị đưa ra xét xử rồi tống vô tù..., vấn đề không phải chỉ là hành động, là cảm giác, là tâm trạng, là biểu hiện, là bề ngoài, mà còn là bạn đã dám dấn thân vào những việc mà người bình thường không dám... Có sá gì một nhân dáng tù mù, một số phận giản đơn, một tính cách cào bằng trong đám đông. Cái chính là bạn đã khác!!!
Mấy năm trời du học Úc là mấy năm tôi tha hồ bay nhảy, tung hê. Tôi hơn tụi nó ở chỗ không phải lo tranh thủ những ngày, giờ nghỉ để làm thêm kiếm tiền (bưng bê, rửa chén, dọn bàn...), tôi còn hơn tụi nó chuyện ăn chơi, xa xỉ, ngạo mạn, coi trời bằng vung. Học hành, dù yếu kém một chút cũng chẳng sao. Hãy vin vào cái lý bất đồng ngôn ngữ! Tôi lượm lặt từ thằng bạn thân câu triết lý xanh rờn: "Đời người ngắn lắm, sống mà không hưởng thụ thiệt uổng phí. Chơi cho thế gian biết đẳng cấp của... ông bà già mình!". Tôi sống không mục đích, không tương lai. Chủ ý của tôi (hơi ác tâm một chút) liên tục được duy trì, đó là: giày vò ba, làm cho ông đi đến tận cùng đau khổ. Tôi cố khoét trong lòng ông một khoảng trống, khiến cho ba cũng phải bị như tôi: khuyết tật tâm hồn.
Tuy nhiên, cũng đã nảy sinh một điều nằm ngoài dự định: nỗi buồn đau của mẹ - người mẹ đã tận tâm, khổ nhọc, cạn lòng yêu thương chăm sóc tôi. Người chưa bao giờ biết đòi hỏi cho riêng mình một điều gì. Người đàn bà chỉ biết cam chịu nhẫn nhục, hết hy sinh cho chồng lại tận tụy vì con. Dễ bi lụy trước tình thương của mẹ chính là điểm yếu của tôi. Rất nhiều khi tôi đã phải nhân nhượng ba - nhân danh những giọt nước mắt của mẹ mà với tôi, xót lòng hơn muối xát.
Nhưng rồi về lâu về dài, tôi cố luyện cho mình cảm xúc chai sạn. Tôi nghiến răng lạnh lùng khi đứng trước thứ vũ khí lợi hại đó. Khi nỗi chai sạn thuần thục, tôi bắt đầu chập chững va vấp những sai phạm đầu tiên. Từ bước trượt thứ nhất tới bước trượt thứ hai, khoảng cách vẫn còn tương đối dài; nhưng ở những bước sau, khoảng cách càng ngày càng thu ngắn. Cho tới lúc, tôi không còn nhớ nổi đã bao nhiêu lần lún trong tội lỗi. Có thể nói, tất cả những lầm lỡ của tôi mà ba tôi đã kể ở trên đều đúng, nhưng chưa đủ. Muốn kể hết, có lẽ phải cần khá nhiều ngày giờ xưng tội, sám hối.
Rốt cuộc, tôi cũng đã phải trả giá. Rất nhiều cái giá ở nhiều mức độ khác nhau. Bởi, ai cũng biết, lưới trời lồng lộng - tuy thưa nhưng không dễ lọt. Lẽ ra, tôi còn phải bị trả giá nhiều lần hơn như vậy mới đáng. Nhưng, ba tôi đã luôn đứng sẵn ở đằng sau tôi. Ba dang tay ra vực đỡ. Nặng nhất là chuyện đi tù, thì ba cũng phải gỡ được cho tôi thành án treo. Sự trừng phạt đã êm đềm chuyển ra cảnh cáo, nói nôm na là hù dọa. Mức độ nghiêm minh, khắc kỷ của luật pháp từ mười phần đã giảm sút xuống chỉ còn hai, ba. Tôi hoang mang xen lẫn hả hê trong sức mạnh của thế lực và đồng tiền…
Thay đổi tim cho tôi chắc chắn sẽ là một giải pháp cực kỳ vô nghĩa, nếu cuộc sống của tôi vẫn vậy, ý thức tinh thần vẫn vậy, hoàn cảnh gia đình vẫn vậy, ba vẫn vậy, và mẹ vẫn vậy… Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới lời cảnh báo của vị bác sĩ trưởng ê-kíp giải phẫu: nếu trái tim mới không tương thích, nó sẽ bị cơ thể người nhận đào thải, gây nên hàng loạt rắc rối. Tất nhiên, ông bác sĩ nói với quan điểm y khoa, hoàn toàn về khía cạnh sinh học, giải phẫu. Còn tôi lại nghĩ theo quan điểm tâm lý. Với bề dày hư hỏng bê bối thâm niên, tôi e mình không còn phù hợp với bất kỳ bộ phận cơ thể nào thuộc "trường phái" đàng hoàng tử tế…
Ở đây, xin phép mở rộng ra một chút: bạn chắc đã nghe, xem hay đọc về những trái dưa hấu vuông đầu tiên của trái đất? Theo thông tin mà tôi biết, một nông dân người Nhật đã cho ra đời giống mới này bằng cách chăm sóc và nuôi lớn dần những trái dưa non trong các hộp vuông (lý luận của ông ta là để tiện cho việc đóng gói xuất khẩu). À há, người ta thay ruột đỏ bằng ruột vàng, trái tròn bằng trái dài, rồi bây giờ là trái vuông – vậy mà thiên hạ vẫn coi đó là dưa hấu ư?! Tôi đã trả lời ba mẹ rằng: tôi không muốn trở thành chủ sở hữu của một trái tim vuông, chằn chặn bốn góc, y như quân xúc xắc.
Cái mà tôi thiếu bây giờ có lẽ là sự từng trải đích thực. Tôi cần được sống những ngày khổ cực, thiếu thốn, cơ hàn; cần được biết thế nào là chịu đựng, mất mát, hy sinh; cần được thấm thía nỗi nghèo, nỗi nhục, nỗi đau. Cần bị vấp, bị ngã nhưng phải tự đứng lên. Thật sự giờ đây, tôi chỉ muốn ba tôi hiểu: chính ông mới là người cần thay đổi lý lẽ của trái tim. Giá như ba đến với tôi, tiếp cận tôi, yêu thương tôi, cảm hóa tôi, dạy dỗ tôi, thậm chí răn đe và trừng phạt tôi bằng một cách thức đúng đắn, rất có thể mọi chuyện sẽ khác.
Chẳng đáng gây cho gã trai cù lần tội nghiệp (đang gần đất xa trời) cùng cô nàng người yêu đáng thương của hắn nỗi khổ đau, thất vọng, bi quan. Với chút lương tâm bé bỏng còn sót, tôi đoan chắc một điều rằng bà mẹ khả kính của gã sẽ vẫn nhận được cuốn sổ tiết kiệm đáng giá - cho dù, chúng tôi nhất quyết sẽ chẳng động chạm gì tới trái tim khỏe mạnh, trong lành của gã. Tôi nghĩ gã vô cùng xứng đáng được ra đi, về bên kia thế giới, với một thể xác và linh hồn hoàn toàn trọn vẹn.
Nguyễn Thu Phương