- Tham gia
- 13/1/2011
- Bài viết
- 359
Đang học năm thứ hai trường Y, tôi được gởi tới bệnh viện nhi thực tập. Ở đấy tôi gặp Jimmy.
Đôi mắt tròn lóng lánh như hai giọt nước, mái tóc vàng loăn xoăn, má đỏ hồng như hai trái dâu tây, bé xinh đẹp như một thiên thần nhỏ trong các bức tranh thời trung cổ. Thế nhưng, Jimmy là một đứa trẻ mồ côi 15 tháng tuổi. Bị lên sởi và viêm phổi, Jimmy phải thở bằng ống cấp oxy. Hễ thức giấc, Jimmy lại khóc oe oe như một con mèo hen. Tôi thường tranh thủ đến bên Jimmy, đu đưa chiếc nôi, ầu ơ những bài hát ru và thì thào với bé: "Jimmy... cô hứa hễ tốt nghiệp là cô sẽ làm mẹ của cháu".
Ở bệnh viện, tôi được giao đi tua theo dõi bệnh tình của các bệnh nhân tí hon. Công việc nhiều, có lúc mệt muốn đứt hơi nên tôi thường chỉ lướt qua các gi.ường bệnh khác để dành thời gian cho Jimmy. Người hướng dẫn thực tập của tôi là một người phụ nữ đã gần 40 tuổi, dáng cao gầy, gương mặt khắc khổ. Tên thật của chị là Stickleby nhưng tôi đặt cho chị biệt hiệu "Tim đá". Cứ căn cứ theo lối xét nét và vẻ mặt không hài lòng của Stickleby mỗi khi thấy tôi xoắn xuýt bên Jimmy, có thể nghĩ rằng chị ta đang ghen với tôi. Mỗi lần tôi chạy vạy xin đổi ca trực để ở lại với Jimmy, đôi lông mày của chị ta nhíu lại và lắc đầu. Tình thực tôi không hiểu nổi người phụ nữ này. Việc tôi yêu Jimmy hơn các bé khác thì có gì là sai? Hẳn chị ta là loại người không yêu trẻ con và làm việc tại bệnh viện nhi này chỉ là một sự miễn cưỡng?
Tôi phải về trường 2 tuần để nghe giảng. Nhân đi qua mấy cửa hàng đồ chơi, tôi tạt vào chọn cho Jimmy một vài thứ. Việc đầu tiên khi trở lại bệnh viện là tôi chạy ào vào phòng săn sóc đặc biệt. Chiếc nôi của Jimmy trống trơn.
"Jimmy chuyển phòng đi đâu rồi?", tôi hỏi một cô y tá.
"Cô chưa biết sao? Nó chết từ đêm hôm thứ bảy kìa".
Tôi ngồi phịch xuống ghế, tay nắm chặt gói đồ chơi dành cho Jimmy, hai dòng lệ chảy dài trên má. Đúng lúc đó, chị Stickleby xuất hiện: "Lau nước mắt đi rồi còn đi làm nữa. Mau đi!". Nghe tới đây, tôi nổi cơn điên gào lên: "Tôi không đi đâu hết. Tôi khóc kệ tôi. Các người là những kẻ vô tình. Trái tim các người là đá. Jimmy không có mẹ, vậy mà các người không chăm sóc nó để nó chết...". Tôi ngồi gục mặt than khóc, bỏ làm, bỏ ăn trưa. Các cô y tá lặng lẽ choàng gánh công việc hộ tôi.
Một đôi bàn tay đặt lên vai tôi. Một giọt nước rớt trúng giày của tôi. Tôi ngẩng đầu lên. Khuôn mặt chị Stickleby đầm đìa nước mắt đang nhìn tôi! Chị nói qua tiếng nấc: "Chị hiểu em. Nhưng em nên nhớ còn biết bao nhiêu sinh linh bé nhỏ đang chờ chúng ta. Chị và em không thể để trái tim làm tan nát nghị lực. Em nên biết rằng chị đã thức trắng đêm thứ bảy để cố giành giật Jimmy khỏi bàn tay tử thần. Nhưng, chị đã bất lực, bất lực như nhiều năm trước chị đã từng bất lực nhìn đứa con ruột của mình chết dần chết mòn. Cũng từ ngày đó, chị xin vào làm ở đây, vừa học vừa làm. Chị cố sức để những đứa trẻ không phải chịu số phận như con chị nhưng không phải bao giờ cũng thành công. Nếu trái tim đá giúp ích được cho lũ trẻ thì chị xin nhận biệt danh mà em tặng cho chị".
Đôi mắt tròn lóng lánh như hai giọt nước, mái tóc vàng loăn xoăn, má đỏ hồng như hai trái dâu tây, bé xinh đẹp như một thiên thần nhỏ trong các bức tranh thời trung cổ. Thế nhưng, Jimmy là một đứa trẻ mồ côi 15 tháng tuổi. Bị lên sởi và viêm phổi, Jimmy phải thở bằng ống cấp oxy. Hễ thức giấc, Jimmy lại khóc oe oe như một con mèo hen. Tôi thường tranh thủ đến bên Jimmy, đu đưa chiếc nôi, ầu ơ những bài hát ru và thì thào với bé: "Jimmy... cô hứa hễ tốt nghiệp là cô sẽ làm mẹ của cháu".
Ở bệnh viện, tôi được giao đi tua theo dõi bệnh tình của các bệnh nhân tí hon. Công việc nhiều, có lúc mệt muốn đứt hơi nên tôi thường chỉ lướt qua các gi.ường bệnh khác để dành thời gian cho Jimmy. Người hướng dẫn thực tập của tôi là một người phụ nữ đã gần 40 tuổi, dáng cao gầy, gương mặt khắc khổ. Tên thật của chị là Stickleby nhưng tôi đặt cho chị biệt hiệu "Tim đá". Cứ căn cứ theo lối xét nét và vẻ mặt không hài lòng của Stickleby mỗi khi thấy tôi xoắn xuýt bên Jimmy, có thể nghĩ rằng chị ta đang ghen với tôi. Mỗi lần tôi chạy vạy xin đổi ca trực để ở lại với Jimmy, đôi lông mày của chị ta nhíu lại và lắc đầu. Tình thực tôi không hiểu nổi người phụ nữ này. Việc tôi yêu Jimmy hơn các bé khác thì có gì là sai? Hẳn chị ta là loại người không yêu trẻ con và làm việc tại bệnh viện nhi này chỉ là một sự miễn cưỡng?
Tôi phải về trường 2 tuần để nghe giảng. Nhân đi qua mấy cửa hàng đồ chơi, tôi tạt vào chọn cho Jimmy một vài thứ. Việc đầu tiên khi trở lại bệnh viện là tôi chạy ào vào phòng săn sóc đặc biệt. Chiếc nôi của Jimmy trống trơn.
"Jimmy chuyển phòng đi đâu rồi?", tôi hỏi một cô y tá.
"Cô chưa biết sao? Nó chết từ đêm hôm thứ bảy kìa".
Tôi ngồi phịch xuống ghế, tay nắm chặt gói đồ chơi dành cho Jimmy, hai dòng lệ chảy dài trên má. Đúng lúc đó, chị Stickleby xuất hiện: "Lau nước mắt đi rồi còn đi làm nữa. Mau đi!". Nghe tới đây, tôi nổi cơn điên gào lên: "Tôi không đi đâu hết. Tôi khóc kệ tôi. Các người là những kẻ vô tình. Trái tim các người là đá. Jimmy không có mẹ, vậy mà các người không chăm sóc nó để nó chết...". Tôi ngồi gục mặt than khóc, bỏ làm, bỏ ăn trưa. Các cô y tá lặng lẽ choàng gánh công việc hộ tôi.
Một đôi bàn tay đặt lên vai tôi. Một giọt nước rớt trúng giày của tôi. Tôi ngẩng đầu lên. Khuôn mặt chị Stickleby đầm đìa nước mắt đang nhìn tôi! Chị nói qua tiếng nấc: "Chị hiểu em. Nhưng em nên nhớ còn biết bao nhiêu sinh linh bé nhỏ đang chờ chúng ta. Chị và em không thể để trái tim làm tan nát nghị lực. Em nên biết rằng chị đã thức trắng đêm thứ bảy để cố giành giật Jimmy khỏi bàn tay tử thần. Nhưng, chị đã bất lực, bất lực như nhiều năm trước chị đã từng bất lực nhìn đứa con ruột của mình chết dần chết mòn. Cũng từ ngày đó, chị xin vào làm ở đây, vừa học vừa làm. Chị cố sức để những đứa trẻ không phải chịu số phận như con chị nhưng không phải bao giờ cũng thành công. Nếu trái tim đá giúp ích được cho lũ trẻ thì chị xin nhận biệt danh mà em tặng cho chị".