Trải nghiệm "thoát xác" qua thí nghiệm khoa học

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Bàn tay thứ ba, cơ thể lơ lửng bên ngoài, trở thành một vật khác...

“Thoát xác” là hiện tượng con người cảm thấy nhận thức tách rời khỏi cơ thể sống, hay cảm nhận mình trong một vị trí hoặc môi trường khác, thậm chí có thể quan sát thấy cơ thể chính mình từ một địa điểm nhìn khác.


Thực tế, các nhà khoa học đã chỉ ra đó chỉ là trí tưởng tượng đáng kinh ngạc của bộ não chúng ta.

thoat-xac-teeniscover-kenh14-01d-5950f-671829-1779.jpg


Liệu con người có thể dịch chuyển trong không gian theo ý muốn? Gần đây, một số nhà khoa học đã đưa ra một vài thí nghiệm giúp con người thực hiện điều đó.


1. Bàn tay thứ ba

thoat-xac-teeniscover-kenh14-01-5950f-671829-5955.jpg


Bạn hãy ngồi vào bàn với chỉ một tay phía trước và tay kia giấu đi. Đặt một cánh tay giả bên cạnh cánh tay thật thay thế cánh tay đã giấu đi. Hãy đảm bảo bạn chỉ nhìn thấy một cánh tay thật và cánh tay giả.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-01b-5950f-671829-9315.jpg



Sau đó, nhờ một người khác chạm nhẹ vào cánh tay đã được giấu đi và đồng thời cùng lúc chạm vào cánh tay giả. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy cánh tay giả là của bạn!


thoat-xac-teeniscover-kenh14-01a-5950f-671829-6460.jpg


Kiểm tra: Sau hai phút, nhắm mắt lại, hãy cố gắng để chỉ ra đâu là bàn tay thật của bạn và hầu hết tất cả mọi người đều chỉ vào cánh tay giả.


2. Cơ thể lơ lửng bên ngoài


Trong một thí nghiệm, người tình nguyện viên được gắn các điện cực trên đầu và chứng kiến cơ thể người trong không gian 3D (avatar) mô phỏng chính xác từng hành động của họ.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-02c-5950f-671829-7881.jpg


Các nhà khoa học chạm vào người tình nguyện viên bằng một cây gậy thật, đồng thời máy tính cũng chạm vào avatar bằng một cây gậy ảo.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-02-5950f-671829-3639.jpg



Nhưng người tình nguyện viên không nhận ra sự khác biệt đó. Họ đinh ninh rằng, cơ thể mình đang ở phía trước, cách xa cơ thể thật đến 2m và cảm giác bị đụng chạm mà họ cảm thấy không phải là cảm giác thật… Người tình nguyện viên đã hoàn toàn nhầm lẫn giữa cơ thể thực với avatar của mình.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-04-5950f-671829-5131.jpg


Kiểm tra: Thử bóp nhẹ ngón tay của người tình nguyện viên, nhưng không đụng chạm đến avatar, khi tưởng rằng cơ thể mình là cơ thể avatar, người tình nguyện hầu như không cảm thấy đau đớn.


3. Trở thành một vật khác


Người tình nguyện viên được gắn trên đầu một màn hình kết nối với hai máy quay video. Máy quay gửi cho họ hình ảnh của một con búp bê nằm trên một chiếc gi.ường bên cạnh, điểm nhìn từ trên cao xuống.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-03-5950f-671829-5590.jpg


Người tình nguyện nhìn thông qua máy quay tới chân của họ và nhận được hình ảnh như kích thước và hình dạng của con búp bê.


Một người khác vuốt ve cơ thể giả (búp bê) với một cây gậy đồng thời cùng lúc chạm nhẹ vào cơ thể thực của người tình nguyện viên theo cùng một cách chính xác. Người tình nguyện nhanh chóng có cảm giác kỳ lạ rằng họ đã “sinh sống” trên cơ thể của con búp bê.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-04a-5950f-671829-2868.jpg


Kiểm tra: Người tình nguyện viên trở nên căng thẳng và đổ mồ hôi khi một ai đó đe dọa dùng dao để cắt con búp bê, giống như người đó đang phải trực tiếp đối mặt với nguy hiểm đó.


Đi tìm lời giải


Sau khi tiến hành các thí nghiệm trên, các nhà thần kinh học và tâm lý học hiện đại đưa ra lời giải thích. Họ nói, hiện tượng “thoát xác” thực ra chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi tiềm thức của con người, tức là hiện tượng này không khác giấc mơ thông thường về mặt bản chất.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-02b-5950f-671829-4832.jpg


“Thoát xác” xảy ra khi bộ não của chúng ta ở vào trạng thái hoạt động nhưng mối liên hệ với các giác quan lại bị chặn đứng. Lúc này, bộ não sẽ tự tạo ra hình ảnh hoặc sự việc không có trên thực tế. Điều này xảy ra là bởi có sự rối loạn giữa xúc giác và thị giác.


thoat-xac-teeniscover-kenh14-03a-5950f-671829-2207.jpg


Kỹ thuật mà các nhà khoa học sử dụng để tạo ra trạng thái “thoát xác” có thể ứng dụng để sản xuất các trò chơi nhập vai, để điều trị những căn bệnh bắt nguồn từ việc cảm nhận méo mó về ngoại hình như chứng biếng ăn hay làm dịu các cơn đau về thể xác.


Nó cũng được hy vọng để đem đến cho những người bị liệt cơ hội để trải nghiệm cuộc sống thông qua một vật thể được kết nối khác như robot hình người chẳng hạn.
 
×
Quay lại
Top Bottom