Trải nghiệm công việc, chia sẻ cùng các bạn sinh viên

boomboomhk

Thành viên
Tham gia
4/7/2012
Bài viết
1
Mình đã đi làm và đã qua thời tưởng bở về sự nghiệp như thời sinh viên. Mình chia sẻ một số sự thực công việc cho các bạn sinh viên, để các bạn sớm hiểu thực tế hơn. Chúc cả nhà vui vẻ nhé
 
Chưa thấy ai viết gì nhi, thôi để mình chia sẻ trước vậy??

Nghề nào cũng có cái khó của nó.

Mình là 1 sinh viên mới ra trường (nhưng chưa có bằng) và đã làm việc trong môi trường đào tạo nhân sự, trực tiếp tham gia tuyển dụng nhân sự,... túm lại là có liên quan đến nhân sự được gần 1 năm (mình cũng đã ký hợp đồng lao động chính thức)

Trong thời gian làm việc vừa qua, mình hay gặp nhiều câu hỏi, nhiều lời buồn đến từ những bạn sinh viên chuyên ngành nhân sự, đến từ các anh chị trong nghề vì mọi người... có lẽ là cảm thấy lạc lối, cảm thấy mệt mỏi trong nghề của mình, mệt mỏi khi theo đuổi công việc của người làm nghề nhân sự. Mỗi người đều có hoàn cảnh riêng, các bạn sinh viên thì lo lắng, không biết tương lại mình sẽ làm gì, cơ hội nghề nghiệp của mình như thế nào? ở đâu? Các anh chị trong nghề thì mệt mỏi vì mong muốn làm những công việc khác ngoài quay cuồng bên những công việc nhàm chán như giải quyết thủ tục bảo hiểm, ngày nghỉ nhân viên,... Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như thế này và trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn hỏi mọi người một câu duy nhất: "Lý do bạn chọn nghề nhân sự là gì??"

Với các bạn sinh viên, trước hết, cần khẳng định với các bạn là quản lý nhân sự hiện nay được xem là một ngành nghề chuyên môn có thể mang đến những mang đến những tưởng thưởng xứng đáng cho những ai thực sự đam mê, theo đuổi và thành công trong lãnh vực này.

Theo cuộc khảo sát của McKinsey, ngành nghề này đang trên đà phát triển tốt. Nó đã chứng tỏ được vai trò cũng như sức mạnh đối với sự thành công của các công ty và tổ chức thông qua quá trình tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực. Hơn thế nữa, quản lý nhân sự còn tạo ra lợi thế cân bằng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Quản lý nhân sự ngày càng trở nên quan trọng khi “con người” được xem là nhân tố then chốt trong chiến lược phát triển của các công ty. So với 30 năm trước đây, số lượng các giám đốc nhân sự đã tăng rất nhiều. Chúng ta cũng có thể nhìn thấy nhiều chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc đều xuất thân từ ngành này- trước đây vốn là lãnh địa của ngành tài chính và kinh doanh.

Tính rộng lớn của ngành quản lý nhân sự

Quản lý nhân sự không chỉ bao gồm các hoạt động và nhiệm vị đa dạng mà còn giữa vai trò then chốt đối với quá trình thay đổi của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, con người được đánh giá là tài sản quan trọng nhất, vì thế, quản lý nhân sự trở thành câu nối giao tiếp giữa ban lãnh đạo và tất cả các nhân viên trong công ty. Chúng ta có thể nhận thấy các thành công nổi bật của bộ phận này trong các ngành như: công nghệ thông tin, dịch vụ chuyên nghiệp và tài chính.

Tính bảo mật của nghề nghiệp

Quản lý nhân sự đòi hỏi tính bảo mật cao. Khi tình hình kinh tế đi xuống hay công ty cần thực hiện chính sách giảm biên chiến, bộ phận này cần phải đề ra các chương trình hỗ trợ cho người lao động. Họ cũng cần phải tổ chức các khoá huấn luyện, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng đúng người, đúng lúc và đúng việc. Tính cơ động cũng là đặc trưng của nghề này. Bạn có thể dễ dàng tìm được các vị trí mới dựa vào các nội dung công việc và kinh nghiệm hiện tại.

Ừ thì cuộc sống ngày càng khó khăn, ừ thì không có nghề nghiệp nào là đơn giản, Vì vậy, muốn có cơ hội nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay, các bạn cần học hỏi nhiều hơn nữa.

Rất nhiều bạn sinh viên chuyên ngành nhân sự nói với tôi rằng, không biết công việc của mình là làm những gì. Cái các bạn cần là thực tế, các bạn cần mở rộng các mối quan hệ nghề nghiệp, các bạn cần học hỏi các anh chị đi trước và các bạn cần đọc, tìm hiểu thông tin nhiều hơn nữa.

Cuối cùng hãy ghi nhớ những điều sau đây. Chúng ta thường nghe một ai đó nói rằng họ chọn ngành quản lý nhân sự vì thích giúp đỡ và làm việc với “mọi người”. Tôi không phủ nhận vai trò của sự cảm thông và chia sẻ, tuy nhiên đây lại là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sự phát triển của các công ty và tổ chức. Bạn sẽ không bao giờ có thể triển khai các nguyên tắc kỷ luật một cách thuận lợi. Lời khuyên tốt nhất là :” Hãy tách bạch rạch ròi giữa quan điểm cá nhân và nhiệm vụ công việc”
 
Lúc trước mình cũng thích nghề "nhân sự" vì tính mình có cái tâm giúp đỡ người khác và cũng thích tâm lý học.Nhưng thực tế công việc của nhân sự tại VN thì ko được màu hồng cho lắm.
Thứ nhất, mình thấy chỉ những công ty cỡ vừa trở lên mới cần nhân viên hành chính-nhân sự =>cơ hội tìm việc khó hơn (vd so với nhân viên kinh doanh, kế toán, ...)
Thứ hai, quan sát bác nhân sự trong công ty cũ của mình làm việc thì đa phần là giấy tờ, bảo hiểm, làm lương => nhiều khi thấy nhàm chán.
Thứ ba, mức luơng khá thấp so với những vị trí còn lại vì chưa sử dụng đúng, dẫn đến hiệu suất không cao.

Bạn Edu Việt có vẻ khá am hiểu về nghề "nhân sự" có thể lập hẳn 1 topic để bàn chuyện nghề mình.Có như vậy thì các bạn SV mới có cái nhìn thực tế hơn.
 
Mình mong làm bác sĩ đa khoa, thật ra thì từ sự mong muốn của ba mẹ. Đến năm nay mình mới thật sự bắt đầu có hứng thú và yêu thích công việc này. Mình đang chuẩn bị lên lớp 12 nên cũng còn chưa dám tin tưởng vào khả năg của mình (thi vào cũng rất khó) . Mình hi vọng làm quen với nhiều anh chị đang học làm bác sĩ đa khoa để tìm hiểu thêm về ngành này. Rất vui được làm quen với mọi người
 
Mình đã có kinh nghiệm đi làm 1 năm, bài học nhiều, trải nghiệm nhiều, có nhiều và mất cũng nhiều. Nhớ câu : " quan trọng là mất gì và được gì". 1 định luật đầu tiên : Định luật được mất
 
đúng vậy đấy, đi làm ko phải là giải thoát khỏi đời đi học, mà là kéo mình ra khỏi cái vỏ trứng sung sướng nhất cuộc đời bạn ạ :)
mình cảm thấy để tìm được công việc ưng ý, trước hết hãy hỏi xem mình thích làm gì nhất, ko phải là 1 công việc cụ thể ,mà chỉ là một số niềm yêu thích nho nhỏ, ví dụ bạn thích giao tiếp đám đông, hay thích là người đứng sau cánh gà tổ chức sự kiện, thích làm những công việc an nhàn, tĩnh tại, hay thích tới những nơi ồn ã, vui vẻ. Tự hỏi bản thân mình thích gì nhất, sau đó cố gắng để đạt được và làm thật tốt, :), thành công là quá trình mà, đâu phải thời điểm đâu :)
 
Đúng vậy, đi làm không như mình nghĩ. Được nhiều mất cũng nhiều. Mình không còn thời gian để bay nhảy và tự do suy nghĩ, tự do làm những gì mình muốn như thời sinh viên nữa. Mình cũng chỉ mới đi làm 1 tháng thui nhưng cũng thấm thía chút nào về đời sống của một nhân viên văn phòng. Sáng 8h đi làm rồi về đến nhà là 6h tối, tối đi học thêm 1 lớp Anh Văn nhưng rồi cũng không có thời gian luyện tập. Chính vì vậy phải có niềm đam mê thật sự thì mới có thể làm việc lâu dài được!

Mong là mọi người trong chúng ta đều tìm ra con đường của mình và sẽ luôn thành công trên con đường ấy ^o^
 
nghề nghiệp là quan trọng vì nó gắn với mình, nếu ko tìm dc niềm đam mê thì bạn sẽ không thể làm nó lâu dài, mình ra trg 1 năm rùi nhưng lại làm việc ko liên quan tới ngành học, cũng hơi chán nhưng sau dần thì thầy bt ak, thậm chí nhiều khi cảm thấy mê. quan trọng là bản thân mình nghĩ như thế nào làm nó ra sao thôi
 
Hiện có một phần sinh viên các trường DH hàng đầu ở VN mơ tưởng viễn cảnh sau khi ra trường rất nhiều, đa số các nhà tuyển dụng cảm thấy mạo hiểm khi tuyển sinh viên mới ra trường làm việc bởi vì thiếu kinh nghiệm thực tế, kỹ năng mềm (giao tiếp, xử lý, giải quyết, phân tích vấn đề, sắp xếp, tổ chức công việc...). Vậy đó là điều cần thiết khi ngồi trên ghế giảng đường là ngoài việc các bạn chăm chỉ học hành thì các bạn nên tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội, làm part time. Từ đó mới tích lũy, trau dồi được kinh nghiệm, kỹ năng cho các bạn trước khi ra ngoài xin việc làm full time. Thêm vào đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá và nhìn nhận sinh viên mới ra trường ở 1 góc độ khác là các bạn hầu như rất nhiệt huyết, dám nói, dám làm nhiệt tình trong công việc và đó cũng là phầm chất mà các nhà tuyển dụng đề cao, đánh giá.

Hy vọng đôi dòng chia sẻ này, giúp ích được các bạn!

Chúc các bạn thành công!
 
Mình nghĩ rằng không phải làm nghề gì mà là làm như thế nào. Mình hiện giờ đang làm nghề xuất nhập khẩu và cũng tạm gọi là có kinh nghiệm 5 năm nhưng phải đến khi trải qua 3 công việc trước đó mình mới biết mình thích gì. Giờ với kinh nghiệm của mình, mình cũng mong muốn được chia sẻ, truyền đạt lại cho các bạn qua việc mở lớp dạy xuất nhập khẩu. Rất mong được sự sẻ chia, ủng hộ, đóng góp ý kiến của các bạn!
 
Quay lại
Top Bottom