Là một trong những Công ty xử lý chất thải và quan tâm đến tương lai của hành tinh chúng ta, tình cảnh khó khăn của đại dịch virus corona (Covid – 19). Công ty chúng tôi đã có bài viết về những bài học con người có thể rút ra từ đại dịch.
Việc tất cả mọi người hạn chế tập trung ở chỗ đông người để tránh lây lan Covid-19 đã mang lại cho trái đất một luồng không khí trong lành khác thường. Các nhà khoa học dự đoán khí thải nhà kính thời gian này có thể đạt mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Nhưng trên hết, đại dịch Covid-19 đã dạy chúng ta được những bài học hữu ích gì.
Bài học cho con người trước đại dịch
Trong khi các dữ liệu đều chỉ ra sự sụt giảm của khí thải nhà kính do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nhà khoa học đã cảnh báo khí thải vẫn còn có thể phát tán theo nhiều cách khác.
Con người cũng thải ra môi trường hàng tấn rác thải khi ngồi tại nhà và đặt đồ ăn, còn các nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn, đồ uống mang đi trong các cốc, hộp nhựa dùng một lần mà chưa thể tái chế. Trung Quốc là một trong những nước cũng đang ngập ngụa trong chất thải y tế (thường là các mặt hàng sử dụng một lần) do các bệnh viện thải ra. Tại thành phố Vũ Hán, chất thải y tế tăng gấp bốn lần lên hơn 250 tấn mỗi ngày.
Về mặt khác, các nhà khoa học cũng đã cảnh báo rằng việc giảm phát thải quan sát được chỉ là tạm thời và khi các thành phố, quốc gia và có nguy cơ nền kinh tế phục hồi trở lại sẽ tiếp tục phát thải, trừ khi con người sẽ có những thay đổi lớn trong xã hội và giúp cho khí hậu thêm trong lành hơn. “Đây là điều quan trọng mà các thành phố cần quan tâm. mà đáng nói là điều này thường bị bỏ quên”.
Liệu tất cả chúng ta có thể tiếp tục áp dụng những thay đổi thân thiện với môi trường hơn trong hành vi của mình sau đại dịch hay không là một câu hỏi khác.
Khi chúng ta chuyển sang khởi động lại các nền kinh tế sau đại dịch, chúng ta cần sử dụng thời điểm này để suy nghĩ về những gì chúng ta cần coi trọng. Chúng ta muốn quay trở lại hiện trạng ô nhiễm, hay muốn giải quyết những vấn đề lớn này và tái cấu trúc nền kinh tế của chúng ta theo hướng giảm khí thải và ô nhiễm?
1. Cách chúng ta đối xử với thiên
Việc bị mất môi trường sống và đa dạng sinh học đã tạo điều kiện cho các loại virus và bệnh mới như Covid-19 lan tràn vào cộng đồng. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục thải những chất thải ra môi trường thì chúng ta sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và phá hủy hệ sinh thái tự nhiên mà chúng ta đang có.
2. Hành động sớm, ít tổn thất
Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng, quyết liệt sẽ làm giảm số lượng ca nhiễm, giảm tỷ lệ tử vong. Vì vậy, hành động quyết liệt ứng phó với biến đổi khí hậu có thể giải quyết sự thiếu hụt về lương thực, nguồn nước, thiên tai, mực nước biển dâng, bảo vệ cộng đồng cũng chính là đang bảo vệ bản thân.
3. Chúng ta có khả năng thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ
Hiện nay, trên toàn cầu có rất nhiều quốc gia đang tự thay đổi lối sống để bảo vệ những người dễ bị tổn thương hơn trong cộng đồng. Quyết tâm tương tự trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tất cả chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và đóng vai trò quan trọng trong kiến tạo giải pháp.
Vì vậy, cho dù đang ở nhà hay trong bệnh viện, hay đang chiến đấu ở tuyến đầu, chúng ta đều đang đóng góp sức mình để môi trường và khí hậu được giữ nguyên và trong lành như hiện tại. Khi Covid-19 bị đẩy lùi, thay vì quay lại cuộc sống bình thường thì chúng ta cần phải rút ra bài học cho cuộc chiến chống lại sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.
Việc tất cả mọi người hạn chế tập trung ở chỗ đông người để tránh lây lan Covid-19 đã mang lại cho trái đất một luồng không khí trong lành khác thường. Các nhà khoa học dự đoán khí thải nhà kính thời gian này có thể đạt mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Nhưng trên hết, đại dịch Covid-19 đã dạy chúng ta được những bài học hữu ích gì.
Bài học cho con người trước đại dịch
Trong khi các dữ liệu đều chỉ ra sự sụt giảm của khí thải nhà kính do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các nhà khoa học đã cảnh báo khí thải vẫn còn có thể phát tán theo nhiều cách khác.
Con người cũng thải ra môi trường hàng tấn rác thải khi ngồi tại nhà và đặt đồ ăn, còn các nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn, đồ uống mang đi trong các cốc, hộp nhựa dùng một lần mà chưa thể tái chế. Trung Quốc là một trong những nước cũng đang ngập ngụa trong chất thải y tế (thường là các mặt hàng sử dụng một lần) do các bệnh viện thải ra. Tại thành phố Vũ Hán, chất thải y tế tăng gấp bốn lần lên hơn 250 tấn mỗi ngày.
Về mặt khác, các nhà khoa học cũng đã cảnh báo rằng việc giảm phát thải quan sát được chỉ là tạm thời và khi các thành phố, quốc gia và có nguy cơ nền kinh tế phục hồi trở lại sẽ tiếp tục phát thải, trừ khi con người sẽ có những thay đổi lớn trong xã hội và giúp cho khí hậu thêm trong lành hơn. “Đây là điều quan trọng mà các thành phố cần quan tâm. mà đáng nói là điều này thường bị bỏ quên”.
Liệu tất cả chúng ta có thể tiếp tục áp dụng những thay đổi thân thiện với môi trường hơn trong hành vi của mình sau đại dịch hay không là một câu hỏi khác.
Khi chúng ta chuyển sang khởi động lại các nền kinh tế sau đại dịch, chúng ta cần sử dụng thời điểm này để suy nghĩ về những gì chúng ta cần coi trọng. Chúng ta muốn quay trở lại hiện trạng ô nhiễm, hay muốn giải quyết những vấn đề lớn này và tái cấu trúc nền kinh tế của chúng ta theo hướng giảm khí thải và ô nhiễm?
1. Cách chúng ta đối xử với thiên
Việc bị mất môi trường sống và đa dạng sinh học đã tạo điều kiện cho các loại virus và bệnh mới như Covid-19 lan tràn vào cộng đồng. Và nếu chúng ta cứ tiếp tục thải những chất thải ra môi trường thì chúng ta sẽ làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và phá hủy hệ sinh thái tự nhiên mà chúng ta đang có.
2. Hành động sớm, ít tổn thất
Chúng ta cần phải hành động nhanh chóng, quyết liệt sẽ làm giảm số lượng ca nhiễm, giảm tỷ lệ tử vong. Vì vậy, hành động quyết liệt ứng phó với biến đổi khí hậu có thể giải quyết sự thiếu hụt về lương thực, nguồn nước, thiên tai, mực nước biển dâng, bảo vệ cộng đồng cũng chính là đang bảo vệ bản thân.
3. Chúng ta có khả năng thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ
Hiện nay, trên toàn cầu có rất nhiều quốc gia đang tự thay đổi lối sống để bảo vệ những người dễ bị tổn thương hơn trong cộng đồng. Quyết tâm tương tự trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tất cả chúng ta có thể tạo nên sự khác biệt và đóng vai trò quan trọng trong kiến tạo giải pháp.
Vì vậy, cho dù đang ở nhà hay trong bệnh viện, hay đang chiến đấu ở tuyến đầu, chúng ta đều đang đóng góp sức mình để môi trường và khí hậu được giữ nguyên và trong lành như hiện tại. Khi Covid-19 bị đẩy lùi, thay vì quay lại cuộc sống bình thường thì chúng ta cần phải rút ra bài học cho cuộc chiến chống lại sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.