- Tham gia
- 24/12/2010
- Bài viết
- 8.336
Sang cũng có, bình dân cũng có: Trà tiếp khách, trà trong cưới hỏi, dạm ngõ; chén trà lề đường hay trong các nhà hàng sang trọng... Quả thật, tục uống trà và nghệ thuật thưởng trà đã trở thành một nét tinh hoa văn hóa của người Việt.
Chẳng thế mà dân gian vẫn bảo nhau rằng: "Làm trai biết đánh tổ tôm/ Uống trà mạn hảo, ngâm nôm Thúy Kiều". Một chén trà khi vừa xong bữa, hay chỉ là ngang đường tiện chân dừng lại quán vỉa hè nào đó để thưởng thức chén trà đá của chị hàng nước... và cảm nhận cái vị ngọt đắng ngấm dần với vị giác.
Trải qua hàng ngàn năm, trà đã trở thành một nét văn hóa truyền thống
Dù trong thời buổi đã có đủ các thức uống mới mẻ sang trọng, đắt tiền nhưng chén trà vẫn được người Việt coi trọng và bảo tồn như một nét đẹp văn hóa. Tục uống trà ở nước ta có cách đây hơn một ngàn năm. Qua thời gian kết hợp với sự cầu kỳ, tinh tế của con người, trà Việt đã trở thành một nét văn hóa truyền thống, đã được nâng lên mức nghệ thuật tinh túy.
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia cũng có phong tục uống trà, như Trung Quốc với trà Long Tỉnh, trà Ô Long; trà đạo nổi tiếng ở Nhật Bản, Hàn Quốc...
Người Việt cũng có nhiều cách thưởng thức trà như trà mạn, trà tươi. Nhưng đặc sắc và thể hiện rõ trường phái riêng của trà Việt thì phải kể đến trà hương (trà ngũ hương, hương hoa nhài, hoa cúc, hoa ngâu, hoa sứ...). Nhất là trà hương sen – loại trà mà người Việt ta luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng trà. Cũng vì lẽ, vị trà đó kết hợp được hương thơm của loài hoa vốn biểu tượng cho sự thanh khiết trong tâm hồn người Việt.
Sử sách có ghi rằng, trà Sen được dân ta biết và ưa chuộng từ khi có cách thưởng trà đặc biệt của vua quan triều Nguyễn. Trà sen thể hiện được nét cầu kỳ, tinh sảo của người chuẩn bị, từ khâu hái trà, ướp trà, pha trà đến uống trà.
Người sành trà trước hết phải biết chọn chè, giữ chè được ngon lâu, rồi kén bộ đồ trà, kén nước pha trà, dùng lượng trà vừa phải và các thao tác pha trà theo quy trình hợp lý, bài bản.
Trà sen mang sự tinh túy và dấu ấn riêng của trà Việt
Hái búp trà chỉ “một tôm hai lá”, hái nhanh và không để lá bị nhàu nát. Vua quan thời nhà Nguyễn thường ướp trà trong những bông sen nở vào buổi đêm, qua một ngày ngâm ướp dưới đầm rồi mới lấy ra và đem đi pha. Ướp như vậy sẽ cho loại trà thơm và đậm nhất. Nhưng vì tốn quá nhiều thời gian, nên ngày nay người ta thường ướp trà sen bằng cách hái những bông hoa sen mang về, lấy nhụy hoa, dải đều với trà và đem sấy khô để hương sen quyện vào trà.
Có được ấm trà ngon quả tình không dễ chút nào. Nên việc pha trà và thưởng trà cũng cầu kỳ không kém. Các bậc trà nhân cổ thường dùng nước lấy trên lá sen vào buổi sớm tinh mơ, nấu sôi để pha trà. Nhưng ngày nay, người ta lại đơn giản hơn, chỉ cần nước mưa hoặc loại nước đạt “tiêu chuẩn” bốn không (không vẩn đục, không màu, không mùi, không vị) là được. Nấu nuớc pha trà đến lúc sôi vừa phải, không được quá sôi, không nên là nước sôi hai lần, sôi non lại càng không tốt.
Không riêng gì với trà sen, nghệ thuật trà Việt nói chung cầu kỳ ngay từ bộ đồ trà. Bộ đồ trà đẹp có những nét hoa văn uốn lượn tinh và thường được làm bằng sứ. Bộ đồ pha trà sẽ được truyền từ đời này sang đời khác như một vật quý gia truyền.
Pha trà là khâu quan trọng nhất. Trà được đưa vào ấm, giội nước sôi vào thật nhanh rồi đậy kín nắp lại. Sau đó giội nước sôi lên nắp ấm và xung quanh để bên ngoài ấm cũng được nóng. Đợi cho trà ngấm, rót hết nước cốt ra chén tống rồi pha ngay nước hai. Từ chén tống, nước trà cốt được chuyển sang các chén còn lại sao cho mỗi chén đều có một nửa là nứớc cốt, một nửa là nước hai và độ đậm nhạt của mỗi chén trà được như nhau.
Cách uống trà cũng là một nghệ thuật. Trà uống lúc nước trà còn bốc khói nhẹ, uống từng ngụm nhỏ một để thưởng thức vị và hương trà, không được uống kiểu “một hơi”. Và hơn nữa, “ẩm nhi tri vị kỷ” - đối với những người sành trà, bạn trà cũng rất quan trọng. Bạn thưởng trà thường là những người bạn lâu đời, vui buồn gọi nhau, trầm tư nhâm nhi chén trà và giãi bày câu chuyện.
Từ xa xưa, uống trà đã là một tập quán, một thú vui thanh tao của người Việt.
Và trong không khí nhộn nhịp, xô bồ của thời hiện đại người ta lại mong muốn tìm đến hương vị của chén trà như tìm đến vẻ đẹp thuần khiết, bình dị trong tâm khảm mỗi con người.
Trong cuộc sống đời thường, chén trà lại có muôn hình muôn vẻ. Và đặc biệt, mỗi gia đình Việt Nam luôn có trong nhà một bộ ấm pha trà, như một thói quen cũng như thể hiện sự hiếu khách:
“Chẳng mấy khi khách đến chơi nhà
Đốt than, quạt nước, pha trà em mời người xơi
Trà này quý lắm người ơi
Mỗi người mỗi chén cho em vui lòng…”
(trích thơ Đoàn Thị Thúy Ngần)
Nguồn: Amthuc365
Chẳng thế mà dân gian vẫn bảo nhau rằng: "Làm trai biết đánh tổ tôm/ Uống trà mạn hảo, ngâm nôm Thúy Kiều". Một chén trà khi vừa xong bữa, hay chỉ là ngang đường tiện chân dừng lại quán vỉa hè nào đó để thưởng thức chén trà đá của chị hàng nước... và cảm nhận cái vị ngọt đắng ngấm dần với vị giác.
Dù trong thời buổi đã có đủ các thức uống mới mẻ sang trọng, đắt tiền nhưng chén trà vẫn được người Việt coi trọng và bảo tồn như một nét đẹp văn hóa. Tục uống trà ở nước ta có cách đây hơn một ngàn năm. Qua thời gian kết hợp với sự cầu kỳ, tinh tế của con người, trà Việt đã trở thành một nét văn hóa truyền thống, đã được nâng lên mức nghệ thuật tinh túy.
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều quốc gia cũng có phong tục uống trà, như Trung Quốc với trà Long Tỉnh, trà Ô Long; trà đạo nổi tiếng ở Nhật Bản, Hàn Quốc...
Người Việt cũng có nhiều cách thưởng thức trà như trà mạn, trà tươi. Nhưng đặc sắc và thể hiện rõ trường phái riêng của trà Việt thì phải kể đến trà hương (trà ngũ hương, hương hoa nhài, hoa cúc, hoa ngâu, hoa sứ...). Nhất là trà hương sen – loại trà mà người Việt ta luôn tự hào với công phu tẩm ướp, pha trà và thưởng trà. Cũng vì lẽ, vị trà đó kết hợp được hương thơm của loài hoa vốn biểu tượng cho sự thanh khiết trong tâm hồn người Việt.
Sử sách có ghi rằng, trà Sen được dân ta biết và ưa chuộng từ khi có cách thưởng trà đặc biệt của vua quan triều Nguyễn. Trà sen thể hiện được nét cầu kỳ, tinh sảo của người chuẩn bị, từ khâu hái trà, ướp trà, pha trà đến uống trà.
Người sành trà trước hết phải biết chọn chè, giữ chè được ngon lâu, rồi kén bộ đồ trà, kén nước pha trà, dùng lượng trà vừa phải và các thao tác pha trà theo quy trình hợp lý, bài bản.
Hái búp trà chỉ “một tôm hai lá”, hái nhanh và không để lá bị nhàu nát. Vua quan thời nhà Nguyễn thường ướp trà trong những bông sen nở vào buổi đêm, qua một ngày ngâm ướp dưới đầm rồi mới lấy ra và đem đi pha. Ướp như vậy sẽ cho loại trà thơm và đậm nhất. Nhưng vì tốn quá nhiều thời gian, nên ngày nay người ta thường ướp trà sen bằng cách hái những bông hoa sen mang về, lấy nhụy hoa, dải đều với trà và đem sấy khô để hương sen quyện vào trà.
Có được ấm trà ngon quả tình không dễ chút nào. Nên việc pha trà và thưởng trà cũng cầu kỳ không kém. Các bậc trà nhân cổ thường dùng nước lấy trên lá sen vào buổi sớm tinh mơ, nấu sôi để pha trà. Nhưng ngày nay, người ta lại đơn giản hơn, chỉ cần nước mưa hoặc loại nước đạt “tiêu chuẩn” bốn không (không vẩn đục, không màu, không mùi, không vị) là được. Nấu nuớc pha trà đến lúc sôi vừa phải, không được quá sôi, không nên là nước sôi hai lần, sôi non lại càng không tốt.
Không riêng gì với trà sen, nghệ thuật trà Việt nói chung cầu kỳ ngay từ bộ đồ trà. Bộ đồ trà đẹp có những nét hoa văn uốn lượn tinh và thường được làm bằng sứ. Bộ đồ pha trà sẽ được truyền từ đời này sang đời khác như một vật quý gia truyền.
Cách uống trà cũng là một nghệ thuật. Trà uống lúc nước trà còn bốc khói nhẹ, uống từng ngụm nhỏ một để thưởng thức vị và hương trà, không được uống kiểu “một hơi”. Và hơn nữa, “ẩm nhi tri vị kỷ” - đối với những người sành trà, bạn trà cũng rất quan trọng. Bạn thưởng trà thường là những người bạn lâu đời, vui buồn gọi nhau, trầm tư nhâm nhi chén trà và giãi bày câu chuyện.
Và trong không khí nhộn nhịp, xô bồ của thời hiện đại người ta lại mong muốn tìm đến hương vị của chén trà như tìm đến vẻ đẹp thuần khiết, bình dị trong tâm khảm mỗi con người.
Trong cuộc sống đời thường, chén trà lại có muôn hình muôn vẻ. Và đặc biệt, mỗi gia đình Việt Nam luôn có trong nhà một bộ ấm pha trà, như một thói quen cũng như thể hiện sự hiếu khách:
“Chẳng mấy khi khách đến chơi nhà
Đốt than, quạt nước, pha trà em mời người xơi
Trà này quý lắm người ơi
Mỗi người mỗi chén cho em vui lòng…”
(trích thơ Đoàn Thị Thúy Ngần)
Nguồn: Amthuc365