- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Nói đến thú vui uống trà, người ta thường nghĩ tới những nghi thức trà đạo long trọng, cầu kỳ với nhiều thủ tục kỹ lưỡng. Thế nhưng, tại đất Hà thành nhất là khi vào hạ, có một hình thức “ẩm trà” được nhiều người yêu thích có bề dày nối dài cùng thời gian, đó là trà đá.
Quán trà đá được gọi là “đắc địa” khi ở gần những khu vực công sở, khu dân cư đông đúc, bến tàu xe, trường học… Nhưng đôi khi trong những ngõ nhỏ thưa vắng của tấp nập phố phường cũng không thể thiếu vắng một vài quán trà đá lặng lẽ xuất hiện. Gọi là quán cho “sang” vậy thôi, vì hầu hết những quán trà đá thường không có mái che, chủ quán ngồi dựa vào một bức tường nhà, ngõ nhỏ có khu vực trước mặt thoáng một chút đủ kê vài chiếc ghế là được. Khách cũng chẳng cầu kỳ chỗ ngồi, bởi với họ được ngồi trên những chiếc ghế cũ kỹ, ly nước cũng đặt trên một chiếc ghế nhỏ cùng đĩa hạt hướng dương, vậy là đủ.
Ấm pha trà của những quán trà đá thường là loại ấm tích cỡ đại mua ở chợ, cốc thì đủ loại từ cốc thủy tinh, cốc nhựa, cốc sứ đủ cả nhưng nói chung đều là loại rẻ tiền và kiểu dáng đơn giản. Trà cũng không phải loại quá đắt tiền, người bán thường lấy ở mối quen nào đó loại trà đựng trong túi nilon, không có bao bì, nhãn mác cầu kỳ. Để mở đầu một buổi bán hàng, người bán cho trà vào ấm, tráng qua một lượt nước sôi để cánh trà bung nở rồi “om” một lát với lượng nước xâm xấp trà, khi bắt đầu mở hàng bán mới đổ đầy nước sôi và ủ vào giỏ để giữ hơi nóng. Với chè tươi, người bán chọn loại chè “vẩy ốc”, lá chè nhỏ nhưng giòn, được nước, thỉnh thoảng chen lẫn ít quả trà nho nhỏ. Sau khi rửa sạch, họ vò nhàu lá chè và cho vào ấm, rót nước sôi bỏ đi nước đầu cho bớt chát sau đó đổ đầy nước sôi vào là được. Mùa nào cũng có cả trà nóng và trà đá, nhưng mọi người thường rủ nhau bằng câu mặc định: “Trà đá đi…” khi muốn rủ bạn bè ra những quán trà như vậy.
Nhớ những ngày xa xưa, quán trà ở Hà Nội chỉ vỏn vẹn ấm trà, vài bao thuốc lá Thăng Long, Du lịch, Tam Đảo, thậm chí là thuốc lá cuốn thủ công và cái điếu cày để phục vụ cả thuốc lào cho khách. Bán kèm với trà là các loại kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, kẹo bột được những người làm thủ công đưa tới cho quán. Hồi đó, đá lạnh là một thứ xa xỉ chỉ bán trong các cửa hàng mậu dịch giải khát của Nhà nước nên các quán trà chưa có trà đá. Theo năm tháng, quán trà giờ cũng phong phú lắm! Ngoài trà nóng, trà đá, còn có trà chanh, trà quất…. và đi kèm là hạt hướng dương, hạt dưa, các loại kẹo cao su đủ loại.
Chỉ là trà đá thôi, có gì mà lôi cuốn mọi người đến vậy? Có lẽ bởi khi đến đó, họ không chỉ uống trà mà còn có được một không gian giản tiện nhất, không cần phải bó mình trong những hình thức, lời nói giáo điều phù phiếm. Ở đó, bạn sẽ bắt gặp những nhóm bạn “chém gió” tưng bừng đủ các thể loại đề tài xã hội ở mọi “cấp độ”. Cũng có người chỉ đơn giản ghé qua tranh thủ uống cốc nước đỡ khát rồi lại vội vã lao vào dòng người xe tấp nập ngoài kia. Lại có những đôi bạn ngồi rủ rỉ bên nhau chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, cắn hạt hướng dương tí tách và ngắm lá rơi vàng trên phố.
Trải qua bao năm tháng, trà đá Hà Nội du nhập từ TP HCM vào các tỉnh phía Nam sau ngày đất nước thống nhất, được mọi người nhắc tới như một nét văn hóa độc đáo khó quên. Có lẽ bởi trà đá Hà Nội không kén chọn khách mà còn kết nối họ từ những điều giản dị nhất.
Quán trà đá được gọi là “đắc địa” khi ở gần những khu vực công sở, khu dân cư đông đúc, bến tàu xe, trường học… Nhưng đôi khi trong những ngõ nhỏ thưa vắng của tấp nập phố phường cũng không thể thiếu vắng một vài quán trà đá lặng lẽ xuất hiện. Gọi là quán cho “sang” vậy thôi, vì hầu hết những quán trà đá thường không có mái che, chủ quán ngồi dựa vào một bức tường nhà, ngõ nhỏ có khu vực trước mặt thoáng một chút đủ kê vài chiếc ghế là được. Khách cũng chẳng cầu kỳ chỗ ngồi, bởi với họ được ngồi trên những chiếc ghế cũ kỹ, ly nước cũng đặt trên một chiếc ghế nhỏ cùng đĩa hạt hướng dương, vậy là đủ.
Ấm pha trà của những quán trà đá thường là loại ấm tích cỡ đại mua ở chợ, cốc thì đủ loại từ cốc thủy tinh, cốc nhựa, cốc sứ đủ cả nhưng nói chung đều là loại rẻ tiền và kiểu dáng đơn giản. Trà cũng không phải loại quá đắt tiền, người bán thường lấy ở mối quen nào đó loại trà đựng trong túi nilon, không có bao bì, nhãn mác cầu kỳ. Để mở đầu một buổi bán hàng, người bán cho trà vào ấm, tráng qua một lượt nước sôi để cánh trà bung nở rồi “om” một lát với lượng nước xâm xấp trà, khi bắt đầu mở hàng bán mới đổ đầy nước sôi và ủ vào giỏ để giữ hơi nóng. Với chè tươi, người bán chọn loại chè “vẩy ốc”, lá chè nhỏ nhưng giòn, được nước, thỉnh thoảng chen lẫn ít quả trà nho nhỏ. Sau khi rửa sạch, họ vò nhàu lá chè và cho vào ấm, rót nước sôi bỏ đi nước đầu cho bớt chát sau đó đổ đầy nước sôi vào là được. Mùa nào cũng có cả trà nóng và trà đá, nhưng mọi người thường rủ nhau bằng câu mặc định: “Trà đá đi…” khi muốn rủ bạn bè ra những quán trà như vậy.
Nhớ những ngày xa xưa, quán trà ở Hà Nội chỉ vỏn vẹn ấm trà, vài bao thuốc lá Thăng Long, Du lịch, Tam Đảo, thậm chí là thuốc lá cuốn thủ công và cái điếu cày để phục vụ cả thuốc lào cho khách. Bán kèm với trà là các loại kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, kẹo bột được những người làm thủ công đưa tới cho quán. Hồi đó, đá lạnh là một thứ xa xỉ chỉ bán trong các cửa hàng mậu dịch giải khát của Nhà nước nên các quán trà chưa có trà đá. Theo năm tháng, quán trà giờ cũng phong phú lắm! Ngoài trà nóng, trà đá, còn có trà chanh, trà quất…. và đi kèm là hạt hướng dương, hạt dưa, các loại kẹo cao su đủ loại.
Chỉ là trà đá thôi, có gì mà lôi cuốn mọi người đến vậy? Có lẽ bởi khi đến đó, họ không chỉ uống trà mà còn có được một không gian giản tiện nhất, không cần phải bó mình trong những hình thức, lời nói giáo điều phù phiếm. Ở đó, bạn sẽ bắt gặp những nhóm bạn “chém gió” tưng bừng đủ các thể loại đề tài xã hội ở mọi “cấp độ”. Cũng có người chỉ đơn giản ghé qua tranh thủ uống cốc nước đỡ khát rồi lại vội vã lao vào dòng người xe tấp nập ngoài kia. Lại có những đôi bạn ngồi rủ rỉ bên nhau chia sẻ buồn vui trong cuộc sống, cắn hạt hướng dương tí tách và ngắm lá rơi vàng trên phố.
Trải qua bao năm tháng, trà đá Hà Nội du nhập từ TP HCM vào các tỉnh phía Nam sau ngày đất nước thống nhất, được mọi người nhắc tới như một nét văn hóa độc đáo khó quên. Có lẽ bởi trà đá Hà Nội không kén chọn khách mà còn kết nối họ từ những điều giản dị nhất.
Vy Anh
...Theo Pháp luật & Xã hội
...Theo Pháp luật & Xã hội