- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Giải đua xe đạp lớn nhất thế giới năm 2015 đang thật sự trở thành một trò đùa lố bịch, khi mang đầy những thị phi và bê bối.
Tay đua người Anh Chris Froome đang giữ áo vàng chung cuộc với thành tích vượt xa người về nhì đến hơn 3 phút. Nhưng thay vì tán dương tài nghệ và sức khỏe tuyệt vời của Chris, người ta lại tổng tấn công anh vì hoài nghi gian dối.
Các chuyên gia sau khi quan sát đã ngờ vực xe anh gắn... động cơ. Một người chơi Twitter bình luận: "Tôi thấy xe của Froome khi lên núi chạy còn... nhanh hơn khi xuống núi". Đến cả Lance Armstrong cũng... chịu hết nổi khi tuyên bố Froome "quá mạnh để có thể trung thực". Sự nghi ngờ ấy còn lan đến cả khán giả, những người đã ném nước tiểu vào người anh.
Luôn có nhiều góc khuất phía sau những cuộc đua ở Tour de France. Ảnh: Reuters.
Năm nay, Tour de France không thiếu những scandal kiểu như thế. Một VĐV của đội Sky - Richie Porte - tố với ban tổ chức là anh bị đấm trên đường đua. Một VĐV khác - Eduardo Sepulveda - thì bị loại bởi quá giang xe ô tô. Nghe cứ như đang đọc truyện cười chứ không còn là những thông tin từ giải đua xe đạp có quy mô lớn nhất trong năm.
Trên thực tế, sự chán ghét của khán giả dành cho Tour de France không phải là vô cớ. Scandal thế kỷ của Armstrong thật ra chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi. Từ 1998-2013, hơn một phần ba số cuarơ giành áo vàng chung cuộc đều dính líu đến doping. Những người còn lại rất có thể cũng đã dùng chất cấm, nhưng... chưa bị phát hiện mà thôi.
"Bạn sẽ không thể thắng được Tour de France mà không dùng doping. Đấy là chuyện rõ ràng mà ai cũng biết. Tôi không phải là kẻ chế ra doping. Doping là thứ đã, đang và sẽ luôn xuất hiện trong những cuộc tranh tài thể thao. Tôi chỉ tham gia như một phần trong hệ thống. Tôi cũng chỉ là con người". Đó là lời khẳng định của Lance Armstrong, từng được xưng tụng là VĐV vĩ đại nhất trong lịch sử Tour de France với 7 lần giành áo vàng chung cuộc.
Phát ngôn của Armstrong - một người "sống trong chăn, biết chăn có rận" - cho người hâm mộ cái nhìn thực tế về giải đấu này. Đó là cuộc chạy đua giữa các hãng xe đạp mà sau lưng họ là cả một hệ thống nghiên cứu doping ở mức độ tinh vi nhất. Đội chiến thắng không phải là đội có chiến thuật xuất sắc hơn, có những VĐV tài ba hơn mà là đội có thứ doping lách tốt hơn qua hệ thống kiểm tra.
Khi chiếc mặt nạ rớt xuống, Lance Armstrong trở thành một kẻ nói dối vĩ đại ở Tour de France.
Trong bóng đá, Italy là đất nước khét tiếng về sử dụng doping. Thế nhưng theo Andrea Pirlo, hệ thống doping của Serie A chưa là gì so với Tour de France. Anh viết trong cuốn tự truyện như sau: "Tôi luôn tức giận khi những VĐV xe đạp trả lời phỏng vấn và có ý dè bỉu cầu thủ. Họ bảo cầu thủ quá giàu, lại luôn là tâm điểm của sự chú ý. Nhưng họ quên mất bóng đá là một thế giới sạch sẽ. Còn thế giới xe đạp thì sao? Việc những cuarơ sau khi giải nghệ thừa nhận họ từng tiêm thuốc khi còn thi đấu chẳng còn làm ai cảm thấy ngạc nhiên nữa. Có đáng buồn không chứ".
Đúng như lời của Pirlo, Jan Ullrich - tay đua Đức đã đoạt giải nhì Tour de France năm 1996 - và Ivan Basso - nhà vô địch Giro d' Italia năm 2006 của Italy- đều thừa nhận việc sử dụng doping. Nhà cựu vô địch Tour de France 1996 - Bjarne Riis - thì tiết lộ đã tiêm hormone tăng trưởng trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998 và "biết có nhiều người khác cũng làm thế".
Tại Tour de France 1967, Tom Simpson thiệt mạng vì dùng chất kích thích amphetamine. Năm 1998, cảnh sát bất ngờ đột kích vào khách sạn của đội TVM và phát hiện ra đội này tàng trữ chất kích thích để dùng cho... cả đội. Năm 2004, Philippe Gaumont của đội Cofidis thừa nhận doping là "bệnh dịch trong đội đua".
Chỉ cần gõ hai từ khóa "Tour de France" và "Scandal" vào ô tìm kiếm của Google, bạn sẽ được... 17 triệu kết quả. Bạn thích đọc thì có bài dài, có thống kê, còn lười thì có cả... đồ họa. Nhiều vô kể.
Nhiều người hâm mộ tỏ ra bất mãn với giải đấu từng được xem là danh giá nhất làng đua xe đạp.
Những VĐV vô địch Tour de France luôn được ca tụng như những con người nỗ lực tập luyện đến quên mình, là biểu tượng của nghị lực và sự hy sinh cao cả cho nghề nghiệp. Để rồi những con người tươi cười trên bục nhận giải ấy một thời gian sau hiện nguyên hình là những diễn viên kiệt xuất. Họ nói những điều tốt đẹp, nhưng thực ra là những kẻ gian lận để đạt được mục đích.
Vẫn là Andrea Pirlo viết trong tự truyện: "Dường như tất cả đều phải bơm một thứ gì đó vào người. Bởi vì người thường ai mà có thể đạp 300 km/ngày với tốc độ bình quân 40km/h, rồi lại thức dậy ngay sáng hôm sau và nuốt một lộ trình tương tự? Có những đoạn leo đèo mà ngay cả động cơ xe hơi cũng muốn chịu không thấu, vậy mà các cuarơ vẫn nuốt trọn dễ dàng. Tôi thật sự rất rất buồn khi Lance Armstrong và một dàn cuarơ khác thừa nhận là họ đã gian dối".
Có thể Armstrong và các cuarơ cũng chẳng muốn dùng doping, nhưng đội đua của họ vì thành tích, vì áp lực của nhà tài trợ buộc phải dùng "vì ta không dùng thì kẻ khác cũng dùng". Thế giới xe đạp đỉnh cao trở thành cuộc đua chế doping, ai chế ra những doping hiện đại hơn, tinh vi hơn thì đội của họ có khả năng vô địch cao hơn. Nhưng không một ai lên tiếng dạy cho các cuarơ: gian dối là một tội ác.
Trên mỗi gói thuốc lá, người ta đã ghi dòng chữ "Hút thuốc là hủy hoại sức khỏe của bạn". Và có lẽ, khi nào người ta ghi lên bình nước của các CĐV "Đừng bỏ bất kỳ thứ rác rưởi gì vào đây" thì ngày ấy, Tour de France mới mong lấy lại danh tiếng và niềm tin nơi người hâm mộ.
Tay đua người Anh Chris Froome đang giữ áo vàng chung cuộc với thành tích vượt xa người về nhì đến hơn 3 phút. Nhưng thay vì tán dương tài nghệ và sức khỏe tuyệt vời của Chris, người ta lại tổng tấn công anh vì hoài nghi gian dối.
Các chuyên gia sau khi quan sát đã ngờ vực xe anh gắn... động cơ. Một người chơi Twitter bình luận: "Tôi thấy xe của Froome khi lên núi chạy còn... nhanh hơn khi xuống núi". Đến cả Lance Armstrong cũng... chịu hết nổi khi tuyên bố Froome "quá mạnh để có thể trung thực". Sự nghi ngờ ấy còn lan đến cả khán giả, những người đã ném nước tiểu vào người anh.
Luôn có nhiều góc khuất phía sau những cuộc đua ở Tour de France. Ảnh: Reuters.
Năm nay, Tour de France không thiếu những scandal kiểu như thế. Một VĐV của đội Sky - Richie Porte - tố với ban tổ chức là anh bị đấm trên đường đua. Một VĐV khác - Eduardo Sepulveda - thì bị loại bởi quá giang xe ô tô. Nghe cứ như đang đọc truyện cười chứ không còn là những thông tin từ giải đua xe đạp có quy mô lớn nhất trong năm.
Trên thực tế, sự chán ghét của khán giả dành cho Tour de France không phải là vô cớ. Scandal thế kỷ của Armstrong thật ra chỉ là bề nổi của một tảng băng trôi. Từ 1998-2013, hơn một phần ba số cuarơ giành áo vàng chung cuộc đều dính líu đến doping. Những người còn lại rất có thể cũng đã dùng chất cấm, nhưng... chưa bị phát hiện mà thôi.
"Bạn sẽ không thể thắng được Tour de France mà không dùng doping. Đấy là chuyện rõ ràng mà ai cũng biết. Tôi không phải là kẻ chế ra doping. Doping là thứ đã, đang và sẽ luôn xuất hiện trong những cuộc tranh tài thể thao. Tôi chỉ tham gia như một phần trong hệ thống. Tôi cũng chỉ là con người". Đó là lời khẳng định của Lance Armstrong, từng được xưng tụng là VĐV vĩ đại nhất trong lịch sử Tour de France với 7 lần giành áo vàng chung cuộc.
Phát ngôn của Armstrong - một người "sống trong chăn, biết chăn có rận" - cho người hâm mộ cái nhìn thực tế về giải đấu này. Đó là cuộc chạy đua giữa các hãng xe đạp mà sau lưng họ là cả một hệ thống nghiên cứu doping ở mức độ tinh vi nhất. Đội chiến thắng không phải là đội có chiến thuật xuất sắc hơn, có những VĐV tài ba hơn mà là đội có thứ doping lách tốt hơn qua hệ thống kiểm tra.
Khi chiếc mặt nạ rớt xuống, Lance Armstrong trở thành một kẻ nói dối vĩ đại ở Tour de France.
Trong bóng đá, Italy là đất nước khét tiếng về sử dụng doping. Thế nhưng theo Andrea Pirlo, hệ thống doping của Serie A chưa là gì so với Tour de France. Anh viết trong cuốn tự truyện như sau: "Tôi luôn tức giận khi những VĐV xe đạp trả lời phỏng vấn và có ý dè bỉu cầu thủ. Họ bảo cầu thủ quá giàu, lại luôn là tâm điểm của sự chú ý. Nhưng họ quên mất bóng đá là một thế giới sạch sẽ. Còn thế giới xe đạp thì sao? Việc những cuarơ sau khi giải nghệ thừa nhận họ từng tiêm thuốc khi còn thi đấu chẳng còn làm ai cảm thấy ngạc nhiên nữa. Có đáng buồn không chứ".
Đúng như lời của Pirlo, Jan Ullrich - tay đua Đức đã đoạt giải nhì Tour de France năm 1996 - và Ivan Basso - nhà vô địch Giro d' Italia năm 2006 của Italy- đều thừa nhận việc sử dụng doping. Nhà cựu vô địch Tour de France 1996 - Bjarne Riis - thì tiết lộ đã tiêm hormone tăng trưởng trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998 và "biết có nhiều người khác cũng làm thế".
Tại Tour de France 1967, Tom Simpson thiệt mạng vì dùng chất kích thích amphetamine. Năm 1998, cảnh sát bất ngờ đột kích vào khách sạn của đội TVM và phát hiện ra đội này tàng trữ chất kích thích để dùng cho... cả đội. Năm 2004, Philippe Gaumont của đội Cofidis thừa nhận doping là "bệnh dịch trong đội đua".
Chỉ cần gõ hai từ khóa "Tour de France" và "Scandal" vào ô tìm kiếm của Google, bạn sẽ được... 17 triệu kết quả. Bạn thích đọc thì có bài dài, có thống kê, còn lười thì có cả... đồ họa. Nhiều vô kể.
Nhiều người hâm mộ tỏ ra bất mãn với giải đấu từng được xem là danh giá nhất làng đua xe đạp.
Những VĐV vô địch Tour de France luôn được ca tụng như những con người nỗ lực tập luyện đến quên mình, là biểu tượng của nghị lực và sự hy sinh cao cả cho nghề nghiệp. Để rồi những con người tươi cười trên bục nhận giải ấy một thời gian sau hiện nguyên hình là những diễn viên kiệt xuất. Họ nói những điều tốt đẹp, nhưng thực ra là những kẻ gian lận để đạt được mục đích.
Vẫn là Andrea Pirlo viết trong tự truyện: "Dường như tất cả đều phải bơm một thứ gì đó vào người. Bởi vì người thường ai mà có thể đạp 300 km/ngày với tốc độ bình quân 40km/h, rồi lại thức dậy ngay sáng hôm sau và nuốt một lộ trình tương tự? Có những đoạn leo đèo mà ngay cả động cơ xe hơi cũng muốn chịu không thấu, vậy mà các cuarơ vẫn nuốt trọn dễ dàng. Tôi thật sự rất rất buồn khi Lance Armstrong và một dàn cuarơ khác thừa nhận là họ đã gian dối".
Có thể Armstrong và các cuarơ cũng chẳng muốn dùng doping, nhưng đội đua của họ vì thành tích, vì áp lực của nhà tài trợ buộc phải dùng "vì ta không dùng thì kẻ khác cũng dùng". Thế giới xe đạp đỉnh cao trở thành cuộc đua chế doping, ai chế ra những doping hiện đại hơn, tinh vi hơn thì đội của họ có khả năng vô địch cao hơn. Nhưng không một ai lên tiếng dạy cho các cuarơ: gian dối là một tội ác.
Trên mỗi gói thuốc lá, người ta đã ghi dòng chữ "Hút thuốc là hủy hoại sức khỏe của bạn". Và có lẽ, khi nào người ta ghi lên bình nước của các CĐV "Đừng bỏ bất kỳ thứ rác rưởi gì vào đây" thì ngày ấy, Tour de France mới mong lấy lại danh tiếng và niềm tin nơi người hâm mộ.
Hiệu chỉnh: