TOP 10 TÁC HẠI của STRESS lên cơ thể của bạn

hungtkss

Banned
Tham gia
3/3/2022
Bài viết
0
Chào các bạn,

Stress, hay còn gọi là căng thẳng. Đây là tình trạng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, khi mà mọi thứ đang thay đổi chóng mặt, kèm theo đó là bao bộ bề cuộc sống và công việc dẫn đến đa phần nhiều người lâm vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, suy sụp tinh thần.
Vậy tác hại của stress ảnh hưởng lên cơ thể như thế nào? Có nguy hiểm không?


10 Tác hại của stress thường gặp nhất

Tim
  • Những người có công việc căng thẳng dễ bị đau tim hơn những người có công việc ít căng thẳng. Bạn cần tập trung vào làm giảm căng thẳng trong cuộc sống để duy trì sức khỏe tim.
benh-tim-mach-o-nguoi-cao-tuoi-600x400.jpg
Đau đầu
  • Các chất như adrenalin và cortisol có thể gây ra những thay đổi mạch máu, dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu. Stress cũng có thể khiến cơ bắp của bạn căng thẳng, có thể khiến cơn đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn.
Suy giảm trí nhớ, mất tập trung

lam-gi-khi-bi-dau-dau-suy-giam-tri-nho-5.jpg
  • Khi bị stress, người bệnh thường cảm thấy không có hứng thú làm việc, luôn rơi vào trạng thái mất tập trung, đầu óc trống rỗng và suy giảm trí nhớ. Dẫn tới làm việc không hiệu quả và chán nản.
  • Lặp lại vòng luẩn quẩn và tình trạng stress lại càng kéo dài. Do đó người bệnh cần theo dõi những dấu hiệu ban đầu của stress để kịp thời xử lý, chủ động phòng tránh những hậu quả có thể gây ra.
Bạn có thể tham khảo: 7 Cách tăng trí nhớ, cải thiện suy giảm nhận thức hiệu quả tại nhà

Rối loạn cảm xúc
  • Bệnh nhân bị stress kéo dài sẽ luôn trong trạng thái ức chế, xúc động. Những việc làm nhỏ nhặt cũng có thể không làm vừa ý người bệnh. Ngoài ra, căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người bệnh.
  • Họ thường mất kiểm soát hành vi của mình hoặc biểu lộ cảm xúc thái quá và dễ xúc động.
Các vấn đề về tiêu hoá
  • Mặc dù stress không gây ra các vết loét ở đường tiêu hóa nhưng có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn.
  • Đây cũng là yếu tố phổ biến trong nhiều vấn đề khác ở đường tiêu hóa, chẳng hạn như chứng ợ nóng mạn tính (hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản, GERD) và hội chứng ruột kích thích (IBS).
Béo phì
  • Stress ảnh hưởng đến sức khỏe là điều đã được nhiều nghiên cứ khoa học chứng minh. Với tình trạng béo phì, stress khiến mỡ thừa tích trữ nhiều ở vùng bụng.
  • Trong khi đó, mỡ thừa ở bụng gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe hơn là mỡ thừa ở những vùng cơ thể khác.
  • Tình trạng stress khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol hơn bình thường và chúng khiến cơ thể tích trữ lượng mỡ dư thừa ở bụng.
Đau lưng
  • Stress có thể gây đau lưng cấp tính. Nó cũng có thể góp phần gây đau lưng mạn tính. Những người hay lo âu và suy nghĩ tiêu cực dễ bị đau lưng.
dau-lung.jpg
Đái tháo đường
  • Stress có thể khiến bệnh đái tháo đường nặng hơn theo hai chiều hướng.
  • Đầu tiên, căng thẳng khiến bạn hình thành các thói quen xấu, chẳng hạn như ăn uống không lành mạnh và không kiểm soát.
  • Thứ hai, tình trạng stress có thể trực tiếp làm tăng nồng độ glucose trong máu ở những người bị đái tháo đường tuýp 2.
Da
  • Stress có thể gây ra mụn trứng cá. Sự gia tăng hormon nam tính androgen là thủ phạm chính gây mụn trứng cá ở phụ nữ.
  • Giảm sức hấp dẫn
  • Người ta thấy rằng phụ nữ ít bị hấp dẫn bởi những nam giới có hàm lượng hormon stress cortisol cao so với những người có hàm lượng này thấp. Điều này là do họ tin rằng hàm lượng hormon stress cho thấy sức mạnh và sức khỏe.
Ảnh hưởng tới cấu trúc tóc
  • Stress nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới cấu trúc tóc. Stress được cho là tác nhân gây rụng tóc ở bệnh tự miễn được gọi là alopecia areata (rụng tóc từng mảng).
Một số cách giảm stress hiệu quả
  • Thường xuyên trò chuyện, trao đổi với bạn bè nhiều hơn với những câu chuyện vui, tích cực.
  • Tập trung vào những công việc mình yêu thích, hạn chế để bản thân phát sinh thời gian rỗi, không làm gì.
  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên, đem lại niềm vui và sức khoẻ cho bản thân.
  • Ăn các thực phẩm tốt cho não như: quả bơ, cam, việt quất, các loại quả hạch, cá hồi, trứng gà, sữa và các chế phẩm từ sữa.
vitamin-tong-hop-e1594874211474.jpg
  • Bổ sung các vi chất tốt cho não bộ, chẳng hạn các loại thuốc bổ não có nhiều dưỡng chất tốt cho não, giúp não tái tạo và phục hồi lại sức khoẻ, ngăn ngừa stress, giảm lo âu, chóng mặt, tăng cường trí nhớ, tăng cường tuần hoàn máu lên não tốt hơn...
Gợi ý cho bạn: 8 loại thuốc bổ não giúp tăng cường trí nhớ tốt nhất, được chuyên gia khuyên dùng

Trên là những chia sẻ về 10 tác hại của stress, hi vọng bạn đọc có được những thông tin bổ ích giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ tinh thần tốt hơn.

Chúc bạn thành công!


Nguồn tham khảo: nhathuocviet.vn
 
×
Quay lại
Top