- Tham gia
- 25/9/2016
- Bài viết
- 79
Đây là câu hỏi đang làm đau đầu các nhà lý luận và cộng đồng người hâm mộ bộ truyện suốt thời gian qua sau khi xuất hiện những thuyết âm mưu “sởn gai ốc”.
Thời gian vừa qua, nhiều game thủ cũng như các fans hâm mộ bộ phim Tây Du Ký đã thực sự “náo loạn” khi xuất hiện những thông tin mang tính “thuyết âm mưu” về lai lịch, xuất xứ của Tôn Ngộ Không. Nhất là giả thuyết “rợn người” về cuộc so tài giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu (vốn là con khỉ đá thứ 2 giống Tôn Ngộ Không như đúc).
Hầu như ai cũng cũng biết về “bản sao” của Tôn Ngộ Không sau khi bộ phim Tây Du Ký hoàn thành tiếp các phần phim còn thiếu vào năm 2007 và công chiếu trên truyền hình.
Đây cũng được coi là phần phim được nhiều khán giả quan tâm nhất khi tái hiện lại cuộc chiến phân định thắng thua giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu.
Theo đó, vào thời điểm mà Tôn Ngộ Không được sinh ra từ tảng đá ngoài biển, thì cũng là lúc Lục Nhĩ Mỹ Hầu được xuất hiện, điểm đặc biệt của con thạch hầu này là cùng “nơi sản xuất”, cùng họ và đều có pháp lực ngang với Tôn Ngộ Không.
Tuy nhiên theo nhận xét của nhiều người, Lục Nhĩ Mỹ Hầu thực sự còn có pháp lực cao hơn cả Tôn Ngộ Không.
Bởi vì Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung, đã được hưởng một cơ số không nhỏ kim đan, đào tiên nên pháp lực tăng muôn phần. Trong khi đó Lục Nhĩ Mỹ Hầu lại tự tu luyện để có pháp lực cao siêu.
Vậy mà khi giao đấu, hai người đều ngang ngửa nhau, nên suy ra Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn có pháp lực cao hơn Tôn Ngộ Không.
Nhân lúc Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã giả làm Tôn Ngộ Không để quay lại, hòng trà trộn vào để đi lấy kinh. Sau đó Tôn Ngộ Không phát hiện ra và đã trở về phân tranh thật giả.
Điều này đã tạo nên một cuộc chiến “kinh thiên động địa” của 2 con khỉ “khủng” nhất tam giới. Cả 2 đánh nhau ngày đêm không ngừng nhưng vẫn không thể nào ngã ngũ.
Cuối cùng đã đến gặp rất nhiều vị thần, tướng khắp tam giới để nhờ phân định. Tuy nhiên vẫn không cách nào tìm ra ai là kẻ giả mạo.
Mọi chuyện mới chỉ thực sự ngã ngũ khi cả 2 đến trước mặt Phật Tổ Như Lai, chân tướng của Lục Nhĩ Mỹ Hầu mới lộ nguyên hình và bị Tôn Ngộ Không 1 gậy đánh chết.
Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng điều này không thể xảy ra và dựng nên những “thuyết âm mưu” đáng sợ:
Thứ nhất: Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu giống nhau như đúc, đến cả gậy Như Ý cũng bị “copy” thì việc phân định thật giả thật không dễ. Nếu nhân lúc đó mà Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh chết Tôn Ngộ Không thì cũng không có ai đối chứng.
Và như đã nêu ở phần đầu, Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn có pháp lực mạnh hơn Tôn Ngộ Không, nên không thể có chuyện Tôn Ngộ Không một gậy đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu được.
Thứ 2: Trước khi đến gặp Phật Tổ, cả 2 đã đến gặp Đế Thính, người này đã nói: “Ta nghe ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ nói ra sẽ khiến Lục Nhĩ Mỹ Hầu nổi loạn? Hay là sợ thế lực đứng sau con thạch hầu nguy hiểm này?
Thứ 3: Ai cũng biết trước sự kiện Tôn Ngộ Không đại chiến Lục Nhĩ Mỹ Hầu thì Tôn Ngộ Không luôn là một con thạch hầu ngang ngược, hạ sát người không ghê tay, thường xuyên bất đồng với sự phụ mình, vì thế mới nhiều lần bị Đường Tăng đuổi đi.
Nhưng rõ ràng sau khi hạ được Lục Nhĩ Mỹ Hầu, Tôn Ngộ Không lại rất ngoan ngoãn nghe theo Đường Tăng và phò trợ đến nơi thỉnh kinh. Vậy đó thực sự là Tôn Ngộ Không hay Lục Nhĩ Mỹ Hầu?
Thứ 4: Lục Nhĩ Mỹ Hầu được mô tả là con thạch hầu có pháp lực cao cường, có thể biết trước tương lai, thấu được quá khứ.
Nếu như vậy thì tại sao nó lại chấp nhận đến trước mặt Phật Tổ Như Lai nếu biết trước mình bị vạch trần và bị đánh chết? Như vậy rõ ràng là có sự vô lý ở đây.
Đồng thời, trong lịch sử cũng từng xuất hiện nhiều dị bản với các đề tài tương tự về một kịch bản khác của Tây Du Ký, được gọi là “phản Tây Du”.
Trong đó, cốt truyện này đề cập đến những vấn đề trái ngược hoàn toàn trong Tây Du Ký, thậm chí mang sắc màu đen tối đáng sợ.
Sự thật thì không ai có thể biết được ngoại trừ tác giả Ngô Thừa Ân. Tuy nhiên theo những suy đoán của nhiều độc giả, Lục Nhĩ Mỹ Hầu là một hình tượng có hàm sắc phi thường.
Đó là cách ám chỉ của tác giả đối với những người tu hành nhưng trong tâm tính vẫn còn tà niệm, đến với tu hành chỉ vì mong muốn được đến cõi niết bàn, sung sướng không lo nghĩ.
Nhưng thực chất việc tu hành là phải xuất phát từ ngộ tính của bản thân, từ trong tâm niệm chứ không phải h.am m.uốn. Có lẽ đó mới là điều quan trọng nhất mà Tây Du Ký mang lại cho hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.
Theo gamek
Thời gian vừa qua, nhiều game thủ cũng như các fans hâm mộ bộ phim Tây Du Ký đã thực sự “náo loạn” khi xuất hiện những thông tin mang tính “thuyết âm mưu” về lai lịch, xuất xứ của Tôn Ngộ Không. Nhất là giả thuyết “rợn người” về cuộc so tài giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu (vốn là con khỉ đá thứ 2 giống Tôn Ngộ Không như đúc).
Hầu như ai cũng cũng biết về “bản sao” của Tôn Ngộ Không sau khi bộ phim Tây Du Ký hoàn thành tiếp các phần phim còn thiếu vào năm 2007 và công chiếu trên truyền hình.
Đây cũng được coi là phần phim được nhiều khán giả quan tâm nhất khi tái hiện lại cuộc chiến phân định thắng thua giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu.
Theo đó, vào thời điểm mà Tôn Ngộ Không được sinh ra từ tảng đá ngoài biển, thì cũng là lúc Lục Nhĩ Mỹ Hầu được xuất hiện, điểm đặc biệt của con thạch hầu này là cùng “nơi sản xuất”, cùng họ và đều có pháp lực ngang với Tôn Ngộ Không.
Tuy nhiên theo nhận xét của nhiều người, Lục Nhĩ Mỹ Hầu thực sự còn có pháp lực cao hơn cả Tôn Ngộ Không.
Bởi vì Tôn Ngộ Không sau khi đại náo thiên cung, đã được hưởng một cơ số không nhỏ kim đan, đào tiên nên pháp lực tăng muôn phần. Trong khi đó Lục Nhĩ Mỹ Hầu lại tự tu luyện để có pháp lực cao siêu.
Vậy mà khi giao đấu, hai người đều ngang ngửa nhau, nên suy ra Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn có pháp lực cao hơn Tôn Ngộ Không.
Nhân lúc Tôn Ngộ Không bị Đường Tăng đuổi đi, Lục Nhĩ Mỹ Hầu đã giả làm Tôn Ngộ Không để quay lại, hòng trà trộn vào để đi lấy kinh. Sau đó Tôn Ngộ Không phát hiện ra và đã trở về phân tranh thật giả.
Điều này đã tạo nên một cuộc chiến “kinh thiên động địa” của 2 con khỉ “khủng” nhất tam giới. Cả 2 đánh nhau ngày đêm không ngừng nhưng vẫn không thể nào ngã ngũ.
Cuối cùng đã đến gặp rất nhiều vị thần, tướng khắp tam giới để nhờ phân định. Tuy nhiên vẫn không cách nào tìm ra ai là kẻ giả mạo.
Mọi chuyện mới chỉ thực sự ngã ngũ khi cả 2 đến trước mặt Phật Tổ Như Lai, chân tướng của Lục Nhĩ Mỹ Hầu mới lộ nguyên hình và bị Tôn Ngộ Không 1 gậy đánh chết.
Tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng điều này không thể xảy ra và dựng nên những “thuyết âm mưu” đáng sợ:
Thứ nhất: Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu giống nhau như đúc, đến cả gậy Như Ý cũng bị “copy” thì việc phân định thật giả thật không dễ. Nếu nhân lúc đó mà Lục Nhĩ Mỹ Hầu đánh chết Tôn Ngộ Không thì cũng không có ai đối chứng.
Và như đã nêu ở phần đầu, Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn có pháp lực mạnh hơn Tôn Ngộ Không, nên không thể có chuyện Tôn Ngộ Không một gậy đánh chết Lục Nhĩ Mỹ Hầu được.
Thứ 2: Trước khi đến gặp Phật Tổ, cả 2 đã đến gặp Đế Thính, người này đã nói: “Ta nghe ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ nói ra sẽ khiến Lục Nhĩ Mỹ Hầu nổi loạn? Hay là sợ thế lực đứng sau con thạch hầu nguy hiểm này?
Thứ 3: Ai cũng biết trước sự kiện Tôn Ngộ Không đại chiến Lục Nhĩ Mỹ Hầu thì Tôn Ngộ Không luôn là một con thạch hầu ngang ngược, hạ sát người không ghê tay, thường xuyên bất đồng với sự phụ mình, vì thế mới nhiều lần bị Đường Tăng đuổi đi.
Nhưng rõ ràng sau khi hạ được Lục Nhĩ Mỹ Hầu, Tôn Ngộ Không lại rất ngoan ngoãn nghe theo Đường Tăng và phò trợ đến nơi thỉnh kinh. Vậy đó thực sự là Tôn Ngộ Không hay Lục Nhĩ Mỹ Hầu?
Thứ 4: Lục Nhĩ Mỹ Hầu được mô tả là con thạch hầu có pháp lực cao cường, có thể biết trước tương lai, thấu được quá khứ.
Nếu như vậy thì tại sao nó lại chấp nhận đến trước mặt Phật Tổ Như Lai nếu biết trước mình bị vạch trần và bị đánh chết? Như vậy rõ ràng là có sự vô lý ở đây.
Đồng thời, trong lịch sử cũng từng xuất hiện nhiều dị bản với các đề tài tương tự về một kịch bản khác của Tây Du Ký, được gọi là “phản Tây Du”.
Trong đó, cốt truyện này đề cập đến những vấn đề trái ngược hoàn toàn trong Tây Du Ký, thậm chí mang sắc màu đen tối đáng sợ.
Sự thật thì không ai có thể biết được ngoại trừ tác giả Ngô Thừa Ân. Tuy nhiên theo những suy đoán của nhiều độc giả, Lục Nhĩ Mỹ Hầu là một hình tượng có hàm sắc phi thường.
Đó là cách ám chỉ của tác giả đối với những người tu hành nhưng trong tâm tính vẫn còn tà niệm, đến với tu hành chỉ vì mong muốn được đến cõi niết bàn, sung sướng không lo nghĩ.
Nhưng thực chất việc tu hành là phải xuất phát từ ngộ tính của bản thân, từ trong tâm niệm chứ không phải h.am m.uốn. Có lẽ đó mới là điều quan trọng nhất mà Tây Du Ký mang lại cho hàng triệu độc giả trên toàn thế giới.
Theo gamek