- Tham gia
- 25/11/2011
- Bài viết
- 6.101
(Mask)Mỗi bức hình khiến người xem có cảm giác như thời gian đang "diễu" qua trước mắt bởi sự thay đổi ngoạn mục của ánh sáng từ ngày sang đêm...
Từ trước đến nay, giới yêu nhiếp ảnh vẫn quan tâm đến việc làm sao để lột tả vẻ đẹp của khung cảnh ban ngày hay ban đêm trong những bức hình riêng biệt, chứ ít ai nghĩ đến chuyện đưa chúng vào chung một bức hình.
Thế nhưng, có hai nhiếp ảnh gia đã mạnh dạn thử sức và thành công với ý tưởng ấy, đó là Richard Silver và Stephen Wilkes.
Tòa nhà Chrysler được "cắt lát" theo các khung giờ từ ban ngày tới ban đêm.
Tòa nhà Bank of America.
Nhiếp ảnh gia Richard Silver đã đưa ra ý tưởng “dòng thời gian” vào những bức hình “cắt lát”, gồm nhiều lát ảnh ghép song song với nhau. Chúng ghi lại cùng một cảnh, song trong những thời điểm khác nhau, lấy bối cảnh ở thành phố New York (Mỹ).
Tòa nhà cao nhất thế giới một thời - Empire State.
Bộ ảnh có tên “New York Sliced”, mỗi ảnh gồm 25 - 30 lát, chụp trong khoảng 1,5 tiếng. Ở phía trên bức ảnh là thời gian chính xác mà mỗi mảnh ghép được ghi hình. Tuy có những lát cắt chỉ chụp cách nhau vài phút, song mỗi lát cắt lại có độ sáng khác nhau, do thời gian chụp là từ lúc Mặt trời bắt đầu lặn đến khi đêm xuống.
Đây là khoảng thời gian mà ánh sáng có sự thay đổi rõ rệt nhất. Vì thế, trong bộ ảnh này người xem có thể theo dõi sự chuyển đổi ngày - đêm một cách rõ nét, khác với sự chuyển tiếp mượt mà trong ảnh Stephen Wilkes.
Nhà ga Grand Central Terminal.
Series này còn đặc biệt ở chỗ, tác giả đã chọn các tòa nhà có kiến trúc hiện đại ở New York làm tâm điểm cho mỗi bức hình. Dự án vẫn đang được tiến hành và đây chỉ là một vài trong số rất nhiều tòa nhà ở New York được chọn để ghi hình.
Tòa nhà của Hiệp hội nghệ thuật Cooper (Cooper Union).
Trong khi đó, loạt ảnh “Day to Night” của nhiếp ảnh gia Stephen Wilkes khiến người xem có cảm giác như thời gian đang diễu qua trước mắt, bởi sự thay đổi ngoạn mục của ánh sáng từ ngày sang đêm chỉ trong một tấm hình: bắt đầu từ ban mai nắng nhạt, buổi trưa nắng chói chang, đến xế chiều khi hoàng hôn xuống và ban đêm dưới ánh đèn rực rỡ.
Ảnh chụp tòa nhà Flatiron (New York) của Stephen Wilkes.
Công viên giải trí Coney Island (New York).
Wilkes nảy ra ý tưởng cho series này vào năm 2009 khi đi tác nghiệp cho New York Magazine ở Manhattan. “Đồ nghề” của anh là chiếc máy ảnh kỹ thuật số 39 megapixel có giá đỡ, đặt trên sân thượng một tòa nhà cách mặt đất chừng 15m.
Trung bình mỗi ngày anh chụp khoảng 250 tấm, lấy cùng một cảnh, nhưng thời điểm khác nhau để có cường độ ánh sáng khác nhau. 30 - 50 bức hình trong đó sẽ được chọn để “pha trộn” liền mạch với Photoshop, tạo nên bức ảnh panorama cuối cùng có toàn cảnh từ ngày tới đêm.
Nhờ Photoshop, tác giả có thể ghép 50 bức hình khác nhau thành bức panorama không tì vết.
… và theo chiều dọc từ dưới lên trên.
Từ trước đến nay, giới yêu nhiếp ảnh vẫn quan tâm đến việc làm sao để lột tả vẻ đẹp của khung cảnh ban ngày hay ban đêm trong những bức hình riêng biệt, chứ ít ai nghĩ đến chuyện đưa chúng vào chung một bức hình.
Thế nhưng, có hai nhiếp ảnh gia đã mạnh dạn thử sức và thành công với ý tưởng ấy, đó là Richard Silver và Stephen Wilkes.
Tòa nhà Chrysler được "cắt lát" theo các khung giờ từ ban ngày tới ban đêm.
Tòa nhà Bank of America.
Nhiếp ảnh gia Richard Silver đã đưa ra ý tưởng “dòng thời gian” vào những bức hình “cắt lát”, gồm nhiều lát ảnh ghép song song với nhau. Chúng ghi lại cùng một cảnh, song trong những thời điểm khác nhau, lấy bối cảnh ở thành phố New York (Mỹ).
Tòa nhà Met Life ở Manhattan.
Tòa nhà cao nhất thế giới một thời - Empire State.
Bộ ảnh có tên “New York Sliced”, mỗi ảnh gồm 25 - 30 lát, chụp trong khoảng 1,5 tiếng. Ở phía trên bức ảnh là thời gian chính xác mà mỗi mảnh ghép được ghi hình. Tuy có những lát cắt chỉ chụp cách nhau vài phút, song mỗi lát cắt lại có độ sáng khác nhau, do thời gian chụp là từ lúc Mặt trời bắt đầu lặn đến khi đêm xuống.
Đây là khoảng thời gian mà ánh sáng có sự thay đổi rõ rệt nhất. Vì thế, trong bộ ảnh này người xem có thể theo dõi sự chuyển đổi ngày - đêm một cách rõ nét, khác với sự chuyển tiếp mượt mà trong ảnh Stephen Wilkes.
Nhà ga Grand Central Terminal.
Nhà thi đấu Madison Square Garden.
Trụ sở chính của tờ New York Times.
Tòa nhà của Hiệp hội nghệ thuật Cooper (Cooper Union).
Tòa Thị chính New York.
Trung tâm thương mại Macy's.
Tháp Hearst với kiến trúc hình lưới tam giác đặc biệt.
Ảnh chụp tòa nhà Flatiron (New York) của Stephen Wilkes.
Thư viện thành phố New York..
Công viên giải trí Coney Island (New York).
Công viên trên cao High Line (New York).
Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
Wilkes nảy ra ý tưởng cho series này vào năm 2009 khi đi tác nghiệp cho New York Magazine ở Manhattan. “Đồ nghề” của anh là chiếc máy ảnh kỹ thuật số 39 megapixel có giá đỡ, đặt trên sân thượng một tòa nhà cách mặt đất chừng 15m.
Trung bình mỗi ngày anh chụp khoảng 250 tấm, lấy cùng một cảnh, nhưng thời điểm khác nhau để có cường độ ánh sáng khác nhau. 30 - 50 bức hình trong đó sẽ được chọn để “pha trộn” liền mạch với Photoshop, tạo nên bức ảnh panorama cuối cùng có toàn cảnh từ ngày tới đêm.
Nhờ Photoshop, tác giả có thể ghép 50 bức hình khác nhau thành bức panorama không tì vết.
Sự chuyển giao rất “mượt” của ánh sáng theo chiều ngang bức ảnh...
… và theo chiều dọc từ dưới lên trên.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: