Tôi tin tôi có thể làm được

dai gia chan dat

Bóng ma vô hình
Thành viên thân thiết
Tham gia
29/10/2011
Bài viết
4.588
Hôm trước mình mới đọc bộ truyện này nhưng không biết post vào đâu cho đúng nên post tạm mục này.Mình thấy bộ truyện này rất có ích cho giớ trẻ đặc biệt là học sinh đó.

Mình không thấy tên tác giả chỉ có 2 chủ biên là Chu Nsm Chiêu và Tôn Vân Hiểu


Học cách làm người

Chuơng 1: Cảm nhận tình yêu thương

Một mục tiêu không đổi của giáo dục là bồi dưỡng tình cảm,đặc biệt là tình cảm giữa người với người.
Trích từ "Học cách tồn tại-
thế giới giáo dục hôm nay và ngày mai"

Khi trách người khác không hiểu mình,trước hết hãy nhìn lại bản thân.Có danh ngôn: "Khi đang khóc bạn không thể nhìn thấy những vì sao lấp lảnh". Thấu hiểu là một cây cầu,là những viên đá lấp đầy hố sâu, làm cho những đườngthawngrr song song xích lại gần nhau.

Giáo dục tình yêu thương giúp con người nhận thức được từ đâu mà có và trưởng thành như thế nào, hiểu được những sự giúp đỡ hi sinh của người khác. Quá trình nhận thức về mình và hiểu về người khác là quá trình trưởng thành của con người.

Hiểu được tình yêu thương giống như một thứ năng lực theo ta suốt đời. Tình yêu thương là thứ được vun đáp khi chúng ta biết hi sinh vì người khác. Càng hi sinh bao nhiêu thì càng được bù đắp nhiều về mặt tinh thần bấy nhiêu và càng cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu thương.

1.Thấu hiểu là yêu thương :Lắng nghe tiếng lòng

Một em học sinh mê phim khoa học giả tưởng,em xem đi xem lại những bộ phim đó bao nhiêu lần mà không biết chán. Có lần em say sưa kể về tình tiết bộ phim giả tưởng mới a lò, ai ngờ bố em buông một câu: "Trời, đúng là phim của mấy đứa dở hơi cho mấy đứa dở hơi xem". Người bố đã vô tình dội một gáo nước lạnhbuoostt vào cô con gái. Cô con gái có lẽ sẽ cảm thấy bố mình rất đáng thương, vì "Bố chưa bao giờ cảm nhận được cảm giác bay bổng trong thế giới giả tưởng".

Nếu người bố trong câu chuyện trên thông cảm và hiểu con gái, chịu khó tìm hiểu thế giới khoa học viễ tưởng, hoặc ít ra biết cách cổ vũ con gái đi theo con đường mình thích thì có lẽ hai bố con họ sẽ chia sẻ được với nhau nhiều hơn, giúp nhau bù đắp những điểm còn thiếu sót. Họ sẽ không chỉ là bố con mà còn là hai người bạn thân. Ai cũng cần tiếng nói chung với mọi người xung quanh để không trở nên cô độc. Thông cảm và thấu hiểu sẽ tạo ra tiếng nói chung, giúp con người chia sẻ suy nghĩ trong lòng với nhau.

Trong cuộc sống, khi đối mặt với cùng một sự việc, có người nhìn bằng ánh mắt cảm thông, nhưng cũng có người hoàn toàn vô cảm, thậm chí có người xét nét, bới móc. Cái mà họ nhìn được không giống nhau nên kết luận chúng khác nhau rất nhiều. Nhưng chúng ta nên nhớ một điều rằng: Mỗi người đều có một thế giới tình cảm riêng, chúng ta không nên chà đạp nên "mảnh vườn nhỏ" của người khác.
Hiểu và cảm thông có sức mạnh nhường nào thì không hiểu và không thông cảm sẽ gây tổn thương nhường ấy. Bạn muốn người khác hiểu mình, muốn vậy thì trước tiên phải mở rộng lòng mình để hiểu người khác. Người chỉ chăm chăm chờ người khác hiểu mình sẽ không bao giờ đạt được mong ước. Hiểu là yêu thương, và tình yêu chân thành phải đến từ hai phía. Khi bạn trách người khác không hiểu bạn, trước tiên hãy nhìn lại bản thân.
 
2.Biết đền đáp tình yêu mới thực sự là biết yêu thương: Học cách yêu thương

Các bạn biết không, khi đứa trẻ cất tiếng khóc trào đời báo hiệu một tinh linh nhỏ bé xuất hiện, cũng là lúc nó bắt đầu cuộc sống làm người. Dù cho con đường này có vất vả gian nan, con người vẫn phải tiến lên phía trước, vượt qua chông gai, đi hết cuộc đời. Trước tiên, đưa trẻ được đắm mình trong tình yêu thương của bố mẹ, sau đó là của người thân, bạn bè, thầy cô giáo, xã hội ...... để dần lớn lên thành người.

Một trường trung học yêu cầu học sinh kể ra mười người mình thần tượng nhất. Kết quả hầu như chẳng có ai nhắc đến bố mẹ mình. Còn nữa, khi được hỏi: "Bạn có thấy bố mẹ yêu thương bạn không?" , đa phần học sinh đều trả lời là không. Hỏi :"Bố mẹ bạn có ưu điểm gì?" . Câu trả lời rất gượng ép, thậm trí có người lúng túng không trả lời được. Hỏi tiếp :"Bố mẹ bạn có những khuyết điểm gì?" . Câu trả lời thật phong phú với nhưngx ví dụ cụ thể.

Tình cảm của bạn đối với bố mẹ mình có rất nhiều thay đổi giai đoạn cấp 2 và cấp 3. Một mặt bạn cảm thấy mình đã lớn, không cần phải dựa dẫm hoàn toàn vào cha mẹ như hồi cấp 1 nữa. Mặt khác bạn chưa đủ trưởng thành để có thể cảm nhận tình yêu thương bố mẹ dành cho mình nên thường nhìn bố mẹ bằng ánh mắt dò xét, nhớ dai những sai lầm của bố mẹ, thậm chí nhiều lúc bạn còn có ý kiến bất đồng với bố mẹ.

Trong gia đình thỉnh thoảng xuất hiện "xung đột" với "ngòi nổ" là những việc vặt vãnh linh tinh.. Tất nhiên đằng sau đó là một mớ tâm lí bất mãn. Việc nảy sinh tâm lí bất mãn này dĩ nhiên có một phần nguyên nhân từ phía bố mẹ. Có điều một đứa trẻ mà ngay tình yêu thương bố mẹ dành cho mình cũng không hiểu nổi thì làm sao có thể yêu quý những người xung quanh, biết yêu quý tập thể?

Khi bạn đứng trước một ngọn núi cao và hét lên: "Tôi yêu bạn! " , bạn sẽ vô cùng vui sướng khi nghe tiếng vọng lại của núi rừng: "Tôi yêu bạn,tôi yêu bạn ....". Cảm nhận về tình yêu thương cũng như việc chúng ta nghe thấy tiếng vọng như vậy. Khi bạn được đền đáp bạn sẽ thấy tình yêu thương thật đáng trân trọng, nâng nui.
 
3. Quý trọng bản thân : Nghị lực phi thường của Thuơng Lan

Vận động viên thể dục dụng cụ Thương Lan trong một lần tập luyện bị ngã từ cầu thăng bằng xuống. Thế là từ một vận động viên tài năng, một cô gái trẻ trung sôi nổi, Thương Lan đã trở thành người tàn tật. Cô nằm liệt gi.ường, không cử động nổi cánh tay dù chỉ là động tác đơn giản như cầm cốc uống nước. Bác sĩ chuẩn đoán khả năng phục hồi của cô là rất thấp. Thương Lan mới 17 tuổi đã phải chịu một áp lực vô cùng to lớn. Bố mẹ Thương Lan khóc rất nhiều,mẹ cô thậm chí không muốn sống nữa. Bố mẹ cô không dám xem lại tấm ảnh cô đã chụp trước kia hay những đoạn băng cô thi đấu vì chúng làm họ thêm khổ tâm. Nhưng Thương lan lại rất thích xem, cũng không ân hận vì mình đã theo đuổi môn thể dục dụng cụ. Lần ngã đó, câu đầu tiên cô nói với huấn luận viên sau khi tỉnh lại là:" Liệu em có được luyện tập nữa hay không ạ? ". Bố mẹ chưa từng thấy Thương Lan khóc hay suy sụp tinh thần, ngược lại cô còn an ủi bố mẹ. Sau khi phẫu thuật, đầu óc vẫn chưa tỉnh táo hẳn, nhưng nhìn thấy bố mẹ vừa bay từ Trung Quốc sang Mĩ chăm sóc mình, Thương lan vội nói: "A, bố mẹ đã đến rồi! Ở nhà thế nào à? Bố mẹ nghỉ thế này có ảnh hưởng gì không?". Người mẹ òa khóc, Thương Lan động viên :"Mẹ đừng khóc con sẽ khỏi mà".

Trong suốt thời gian điều trị, Thương Lan chưa bao giờ kêu ca, cũng rất ít khi uống thuốc giảm đau. Dù khó chịu đến mấy cô cũng không cau có mà luôn vui vẻ pha trò với mọi người xung quanh. Ngay đến các bác sĩ ở bệnh viện cũng rất cảmddoonjjg. Thực ra Thương lan cũng khóc nức nở khi không có ai, cô nghĩ đến cảnh phải sống dựa vào người khác sau này. Song cô nhanh chóng cân bằng lại tâm lí và tự lấy lại niềm tin cho bản thân. Hàng ngày cô vẫn chăm chỉ đọc sách và họtiênags Anh.

Nhân dân Mĩ cảm động trước tinh thần lạc quan và ý chí kiên cường của Thương Lan. Cô trở thành :"Người của công chúng " trên đài truyền hình Mĩ. Rất nhiều các nhân vật nổi tiếng, các chính khách Mĩ đã tới bệnh viện thăm cô. Cựu tổng thống Mĩ Carter cũng tới thăm cô mang lời hỏi thăm của tổng thống Clinton. Diễn viên Lêonrdo- người thủ vai nam chính trong phim Titanic nghe nói Thương lan rất muốn gặp anh nên đã bay đến New York và ngồi "chuyện trò" với Thương Lan qua những nụ cười, hai người hoàn toàn vượt qua khoảng cách của sự bất đồng ngôn ngữ. Thương Lan vui sướng vô cùng. Cô cũng chỉ 17 tuổi, độ tuổi này ai cũng có một thần tượng riêng trong lòng. Thương Lan nói: "Phải nằm liệt nhưng tôi không đau khổ, trên đời này có những người còn khổ hơn tôi".

Sự đáng yêu và sức hút của Thương Lan không phải ở thân hình khỏe đẹp hay những bài biểu diễn xuất sắc mà là nghị lực phi thường và thái độ lạc quan với cuộc sông của cô. Tuy Thương lan không đứng lên được nhưng tinh thần cô không hề gục ngã.

Dù khó khăn đến mấy bạn cũng phải giữ vững niềm tin, gặp điều không may mắn cũng đừng tự cho là mình bất hạnh. Bạn phải biết quý trọng bản thân, không nên bi quan hay từ bỏ chính mình. Tuổi trẻ giống như một bài thơ, một bức tranh đẹp muôn màu. Tuy nhiên, tuổi trẻ không phải bao giờ cũng tràn đầy niềm vui. Mọi sự đều suôn dẻ, hoàn hảo là điều không có trên đời này. Đời người thường có những trắc trở, gập ghềnh mà bạn phải vượt qua. Người xưa có câu:" Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần", con người cũng vậy, sau mỗi lần vượt qua thử thách bạn sẽ hiểu biết hơn, trưởng thành hơn. Thêm một khó khăn đến với bạn, bạn sẽ thêm một cơ hội để hiểu biết cuộc đời.
 
Bài này hay và ý nghĩa đấy chân đất....Nhất là câu chuyện thứ 2.
 
mình cũng có thể ...
 
4.Ngọt bùi không phải được yêu, roi vọt không phải là khổ : Hai cuộc đời

Nhà khoa học nổi tiếng của Trung Quốc - Trần Chương Lương đã tổng kết kinh nghiệp thành công của mình như sau: "Tôi lớn lên trong một gia đình nghèo, năm 6 tuổi đã phải bôn ba cùng bố đi đánh cả. Nhưng tôi chưa bao giờ ngại khổ. Tôi nghĩ làm người phải cho ra người. Tôi thường tự nhủ: Nhất định phải thành công, không được phép thất bại. Để đạt được thành quả, gian nan mấy cũng không ngại".

Các bạn biết không, khi tìm hiểu về những người thành đạt, người ta thấy cuộc đời họ khó khăn nhiều hơn niềm vui, mồ hôi nước mắt nhiều hơn thành công. Đây là một quy luật tất yếu nhưng không phải ai cũng hiểu được điều đó. Có một câu truyện thực về một đứa trẻ khỏe mạnh song lại trở thành người tàn phế về trí lực. Ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), có cô gái xinh đẹp tên Vĩnh Mai, năm nay đã 29 tuổi nhưng trí lực chỉ bằng đứa trẻ lên 8. Không phải do cô bị đần độn hay có bệnh về thần kinh mà hoàn toàn do sự chiều chuộng vô lối mà mẹ cô mang lại. Năm lên 8 tuổi, Vĩnh Mai vẫn là một đứa trẻ bình thường. Năm đó, một lần tan học về, Vĩnh Mai bị lạc bố. Bố mẹ Vĩnh Mai lo đến mất ăn mất ngủ bởi họ cưới nhau 4 năm mới có được mụn con, mà khi đó bố Vĩnh Mai đã 38 tuổi. hai vợ chồng gữi gìn đứa con gái như con người trong mắt, rất mực chiềuchuôcngj thương yêu cô. Ngày hôm đó, sau khi tìm được đứa con bị lạc đứng bên đường, người mẹ ôm chầm lấy Vĩnh Mai khóc nức nỏ, tự oán trách mình không trông con cẩn thận và bà giữ Vĩnh mai ở nhà không cho cô đi học nữa.

Mới 8 tuổi Vĩnh Mai đã bị cắt đứt liên lạc với thế giớ bên ngoài. Sau đó, mẹ cô còn xin nghỉ việc để ở nhà chăm lo cho con gái. Cô không cần động chân động tay đến bất cứ việc gì. Không có lao động luyện tập, không có kiến thức văn hóa, không có kinh nghiệm giao tiếp với con người và xã hội, bi kịch đã đến với cô bé. Vĩnh Mai đã 29 tuổi nhưng trí lực, tư tưởng tình cảm của cô vẫn như một đứa trẻ, chỉ biết ngồi lên gi.ường chơi đồ hàng cà hát những bài đồng dao.

Ai cũng bảo người mẹ này làm hỏng cả đời con. lớn lên trong sự nuông chiều thái quá của cha mẹ, Vĩnh Mai đã mất đi những khả năng cần phải có, mất đi hòa toàn bản lĩnh sống. Nuông chiều là một sự chiếm đoạt. Nó chiếm đoạt quyền phát triển và quyền hòa nhập của chúng ta, khiến cho đầu óc chân tay trở nên trì trệ. Thời gian càng lâu, độ tai hại càng lớn, cha mẹ hao tâm tốn sức mà chẳng được gì. Nuông chiều mang lại sự tàn phế về trí lực, điều này đáng sợ hơn tàn phế về thể chất nhiều.

Làm con mà quá dựa dẫm vào cha mẹ hoặc chỉ biết hưởng thụ từ cha mẹ là một khuyếm quyết lớn trong quá trình trưởng thành. Thỉnh thoảng bạn thử kiểm tra xem năng lực của mình có phù hợp với tuổi tác của mình không, chẳng hạn học sinh cấp 3 mà vẫn còn khóc lóc làm nũng cha mẹ, vẫn chưa biết nấu những bữa cơm đơn giản, không biết chút gì về đối nhân xử thế ....Nếu đúng như vậy, bạn đang trên con đường của Vĩnh Mai, chỉ có điều không nghiêm trọng như vậy mà thôi.

Nhận ra khiếm khuyết của mình, học bù những "bài học" còn thiếu, bạn sẽ sống tốt hơn. Mỗi người đều có một cuốn sổ tay cuộc đời, trong đó ghi lại những gì đã trải qua nhưng thành công, thất bại, nỗi buồn, niềm vui.... Sự việc càng nhiều thì cuốn sổ tay cuộc đời- tài sản của bạn càng phong phú. Cuốn sổ tay cuộc đời mỗi người khác nhau, có quyển mỏng, quyển dày, quyển hay, quyển dở, quyển nội dung phong phú, có quyển lại rỗng tuếch. có quyển càng về cuối càng hay, có quyển càng về sau càng dở. Nhưng bạn nên nhớ rằng:" Phải đứng trên mặt đất bằng đôi chân của mình. Bạn chỉ có thể sống thoải mái khi dựa vào chính sức mình".
 
5.Yêu thiên nhiên : Hòa mình cùng thiên nhiên

Jane Goodall, chuyên gia nghiên cứu các loại linh trưởng, từ năm 20 tuổi đã sang những khu rừng nguyên sinh ở châu Phi, cũng là nơi cư trú của hắc tinh tinh, để tiến hành khảo sát. Sau 38 năm nghiên cứu thực tế bà đã viết nên tác phẩm nghiên cứu nổi tiếng My life with the Chimpanzees (tạm dịch: Tôi sống giữa đàn tinh tinh ). Khi sống cùng hắc tinh tinh, Jane đã đặt tên cho từng con chứ không dùng số hiệu. Đàn tinh tinh cũng đón nhận Jane, chúng thường quấn quýt bên bà và bà coi chúng như những người bạn. Bà biết bắt chước tiếng gọi của chúng, hiểu được cách thức liên lạc và những niềm vui, nỗi buồn của chúng.

Để thức tỉnh ý thức bảo vệ môi trường của nhân loại, Jane đã xây dựng kế hoạch giáo dục thanh thiếu niên trên phạm vi toàn cầu - Rễ và mầm. Bà đã đi qua 30 quốc gia và khu vực, mang tới những nơi đó tỉnh yêu thương động vật, tình yêu thiên nhiên cùng lời thông báo về triết lí sinh tồn: Chỉ có thấu hiểu mới có thể yêu thương, chỉ có yêu thương mới có thể giúp đỡ, chỉ có giúp đỡ mới có thể cứu rỗi. Trong mắt Jane, mọi sinh mạng đều đáng quý như nhau. Mọi sinh vật trên Trái đất này đều có giá trị nội tại của mình, đều có quyền được sống bình đẳng. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu về xã hội loài hắc tinh tinh, Jane nhận thức ra một khái niệm mới, phát hiện ra nhiều chân lí không chỉ trong thế giới động vật mà còn áp dụng, đánh giá luân lí đạo đức của xã hội loài người.

Có thể trước kia con người không hề hiểu được cảm giác an toàn, tâm lí thoải mái khi được sống trong một địa cầu tươi đẹp. Đến khi phải trồng cây xanh trong khu nhà ở hay xây dựng những công viên nhân tạo trong thành phố... con người mới chợt nhận ra thiên nhiên vốn đẹp đẽ đang bị tàn phá. Khi nguồn nước ô nhiễm, đất đai hoang hóa, cuộc sống con người lên tới mức báo động đỏ, con người mới hiểu ra rằng việc “chinh phục thiên nhiên” chỉ là tương đối. Khi hàng ngày trên Trái Đất có biết bao sinh vật bị tuyệt chủng, con người mới ý thức được rằng mình cũng đang phải đối mặt với nguy cơ đó.

Con người không chỉ thu hoạch được những giá trị vật chất từ thiên nhiên, mà con có thể hấp thụ được từ thiên nhiên sức mạnh tinh thần. Trong quá trình tiếp diễn và thay đổi của thiên nhiên, chúng ta nhận ra quyền uy vĩnh hằng và sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên. Con người bắt đầu tìm kiếm mối quan hệ chân thành với thiên nhiên, rất nhiều chiến sĩ tình nguyện của cuộc cách mạng xanh đã bắt đầu hành động. Bạn đừng xem thường những công việc bảo vệ môi trường nhỏ bé, nó có liên quan tới Trái Đất và tương lai của nhân loại cũng như tương lai của chính bạn đấy!
 
Chương 2: Cảm nhận trí tuệ

Giáo dục chính là để phát huy năng lực và tiềm lực sáng tạo trong mỗi cá nhân. Để làm được điều này, mỗi người đều phải có tinh thần trách nhiệm và biết thực hiện các kế hoạch cá nhân.

Trên cơ sở có được một hệ thống kiến thức và phân tích chính xác, xử lí tốt các thông tin nhận được.

Trích từ "Học tập - của cải trong mỗi cá nhân "

Người làm việc do hứng thú nhất thời thì chỉ như một cục pin, lúc đầu khỏe, về sạu yếu dần. Người làm việc có cả lí tưởng lẫn niềm hứng thú thì như một máy phát điện lúc nào cũng tràn trề năng lượng.

Tư duy sáng tạo giống như một chiếc kính vạn hoa tạo ra vô vàn họa tiết khác nhau, tư duy thiếu sáng tạo giống như một chiếc máy photo, chỉ biết lặp đi lặp lại một công việc. Các thiên tài có những đóng góp vĩ đại cho nhân loại đều nhờ lối tư duy sáng tạo độc đáo. Họ thường xuyên thay đổi góc nhìn của sự việc, qua đó hiểu sâu hơn và cuối cùng nắm được bản chất vấn đề.

1. Động lực bắt nguồn từ hứng thú cộng thêm lí tưởng : Hai lựa chọn

Một nữ sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 rất muốn thi vào đại học chuyên ngành khảo cổ vì cô rất thích môn lịch sử và nghành khảo cổ. Nhưng bố mẹ cô kiên quyết phản đối, họ nói:" Xem mấy thứ đồ cổ trong mộ thì có gì hay ho cơ chứ!". Và sau khi giảng giải một hồi về tương lai phát triển, tầm quan trọng của chuyên ngành tài chính quốc tế bố mẹ cô bắt cô phải thi vào trường có chuyên ngành đó. Cuối cùng cô đành thi vào trường có chuyên ngành tài chính. Nhưng từ lúc nhập học cho đến khi tốt nghiệp, cô thấy vô cùng tẻ nhạt. Tuy sắp đến thời gian tốt nghiệp nhưng cô quyết định bỏ phí bốn năm học chuyên nghành tài chính để học một ngành khác. Tuy nhiên học cái gì thì cô vẫn chưa biêt.

Một học sinh lớp 5 ở Mĩ bắt đầu biết lên mạng tìm kiếm những thứ mình thích, sau đó đến thư viện mượn những chiếc đĩa VCD nói về lịch sử thế giới và quyết định làm một chuyên đề về lịch sử nước Mĩ. Cô bé tự làm mọi việc từ lựa chọn đề tài, thu thập thông tin, tư liệu, chỉnh sửa nội dung đến vẽ tranh, đóng bìa... bằng tất cả niềm hứng thú và nhiệt huyết. Ý kiến của người lớn chỉ để cô bé tham khảo. Khi họ góp ý nhiều, cô bé sẽ nói rất thẳng thắn: "Đề tài này là của cháu làm!". Kết quả là đề tài cô bé thực hiện không bị ràng buộc về hình thức, mang đậm chất cả nhân và được thầy cô khen ngợi.

Có nhiều bạn thắc mắc: Hứng thú có do bẩm sinh? Làm thế nào có được sự hứng thú? Xin trả lời với các bạn rằng: Yếu tố bẩm sinh cũng góp phần nào nhưng điều quan trọng là bạn phải biết tự tạo dựng ra nó.

Không thể ép buộc hứng thú, hứng thú chỉ xuất hiện khi bạn thật tâm muốn có. Cha mẹ thường không giỏi trong việc phát hiện sở thích của con và hay áp đặt sở thích của mình lên con cái. Như vậy đồng nghĩa với việc cha mẹ đè một hòn đá nặng lên con trẻ, khiến tính năng động và tính sáng tạo của con trẻ không thể phát huy, mà một người không có tính năng động và sáng tạo thì sẽ trở nên tầm thường.

Sự hứng thú mang lại nỗ lực và thành công nhưng phải có cả lí tưởng . Có nhiều người thành danh trong sự nghiệp, họ coi công việc là một phần cuộc sống và làm việc vô cùng hăng say, ngày nghỉ cũng không đi chơi, không hề than phiền và cảm thấy làm việc là một niềm vui. Những người như vậy không chỉ đơn thuần hứng thú với công việc, trong họ chắc chắn còn tồn tại tinh thần trách nhiệm và lí tưởng, bởi động lực bắt đầu từ hứng thú cộng với lí tưởng.

Hứng thú được kéo dài nhờ lí tưởng, lí tưởng nhờ có hứng thú dẫn đường. Có người so sánh: Khi đi dạo dưới chân núi, chúng ta thấy đau chân liền không có hứng đi nữa và muốn xuống ngay lập tức. Thế nhưng lại có người tâm niệm: "Muốn nhìn xa trăm dặm,nên nữa một tầng lầu" nên tiếp tục leo, lí tưởng sẽ đưa họ lên một tầm cao mới. Càng cần đến đỉnh núi người ta càng phải cố gắng hơn nữa. Có người không chịu nổi đã bỏ cuộc, chỉ có một số ít người kiên trì và cuối cùng họ đã lên được đỉnh núi. Lúc này họ sẽ mỉm cười và thốt lên rằng :" Leo núi là một niềm vui bất tận ". Thực tế chỉ có họ mới hiểu rõ trong cái gọi là niềm vui này có biết bao nhiêu mồ hôi và nghị lực, đây cũng chính là sức mạnh của lí tưởng. Khó khăn có thể làm người ta mất hứng nhưng không thể làm sụp đổ lí tưởng.
 
×
Quay lại
Top