- Tham gia
- 10/3/2014
- Bài viết
- 245
Truy tìm mục đích sống và tự hỏi mình sẽ muốn làm gì, trở thành ai là một trong số những câu hỏi mà có lẽ nhiều người luôn muốn tìm được lời giải.
Nhiều thứ thay đổi với hàng tá rắc rối trong cuộc sống hối hả, vội vàng ở chốn đô thị khiến không ít người rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng và thậm chí là không biết bản thân đang muốn gì và làm gì. Họ tự hỏi bản thân “Tôi là ai?”, nhưng không phải ai cũng tìm ra lời giải đúng để khai phá năng lực và tạo bước nhảy vọt cho chính mình.
Đây cũng là một trong những thông điệp được Jiddu Krishnamurti (1895-1986), một triết gia đồng thời là nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới gửi gắm trong cuốn sách có tựa đề ấn tượng “Bạn đang nghịch gì với đời mình?”.
Theo Krishnamurti, nếu muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi “Tôi là ai?”, chúng ta cần phải hiểu rõ về chính bản thân mình, trong đó tìm hiểu về tiến trình vận hành của tâm trí là một việc tối quan trọng.
Dường như khi chưa tỏ tường về cách tâm trí hoạt động, ta không sao giải quyết được những vấn đề phức tạp của đời sống. Tâm trí tự nó đã là một điều khó nắm bắt, mà để hiểu được không thể chỉ thông qua kiến thức sách vở. Từ chính tiến trình tìm hiểu về tâm trí mình, chúng ta có thể thoát khỏi những cuộc khủng hoảng xảy đến trong đời.
Tâm trí là phương tiện duy nhất ta có để suy nghĩ, hành xử, và thông qua đó ta hiện hữu. Nếu ta còn mù mờ về cách thức tâm trí vận hành thì bất cứ vấn đề nào cũng dễ trở nên phức tạp và trầm trọng hơn. Thấu hiểu tâm trí của mình là điều thiết yếu và tiên quyết trong mọi quá trình rèn luyện.
Phải chăng tâm trí của chúng ta là kết quả của hoàn cảnh sống và truyền thống qua hàng thế kỷ, của cái gọi là nền văn hóa, của ảnh hưởng từ nền kinh tế và môi trường, của những ý tưởng hay giáo điều hằn sâu trong xã hội, của những tri thức và thông tin hời hợt?
Trên thực tế, tâm trí bao gồm phần ý thức và phần vô thức, hoặc chúng ta có thể gọi là phần nổi và phần chìm - một phần thuộc bề nổi mà ta nhận thức được, còn phần lớn là những lớp ẩn sâu của tâm trí mà ta không nhận thức được. Toàn bộ phần ý thức và phần vô thức, phần nổi và phần chìm đó là tổng thể tiến trình tư duy mà chúng ta gọi là tâm thức. Tâm thức ở đây chính là thời gian, nó là kết quả từ nỗ lực không ngừng nghỉ của loài người suốt bao năm qua.
Tâm trí đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình khám phá và rèn luyện bản thân. Tựu chung lại thì việc hiểu rõ những hoạt động trong tâm trí có thể giúp chúng ta ngưng tạo ra thêm nhiều vấn đề, nhờ nó mà chúng ta chấm dứt mọi nỗi khốn khổ, muộn phiền,...
Do đó, khi làm chủ và hiểu được cách mà tâm trí hoạt động, chúng ta có thể dần dà hiểu về bản thân mình một cách “dễ dàng” hơn.
Làm sao bạn có thể hiểu về mình một cách sâu sắc, trọn vẹn chỉ nhờ sự ẩn mình cách biệt; hay bằng cách tìm đến các nhà tâm lý học, các vị đạo sư; hay qua việc học hành, đèn sách?
Ta cần biết rằng hiểu rõ chính mình là một tiến trình chứ nào phải điểm đến; trong tiến trình đó, người ta khám phá và nhận biết về bản thân qua hành động - qua các mối tương quan với xã hội, với người khác. Hơn thế nữa, để thật sự nghiệm ra ý nghĩa đằng sau cách bạn phản ứng, cũng như những hồi đáp từ phía bạn, đòi hỏi một trí tuệ minh mẫn cùng một nhận thức sắc sảo.
Hãy nhớ rằng, hành trình khám phá bản thân là một trong những trải nghiệm vô cùng thú vị. Bằng cách tìm ra lý do cho những “nút thắt” khiến bản thân mất đi đam mê, bạn sẽ giải quyết được vấn đề cũng như khơi dậy được động lực cho bản thân.
Nội dung được trích từ sách: Bạn đang nghịch gì với cuộc đời?
Nhiều thứ thay đổi với hàng tá rắc rối trong cuộc sống hối hả, vội vàng ở chốn đô thị khiến không ít người rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng và thậm chí là không biết bản thân đang muốn gì và làm gì. Họ tự hỏi bản thân “Tôi là ai?”, nhưng không phải ai cũng tìm ra lời giải đúng để khai phá năng lực và tạo bước nhảy vọt cho chính mình.
Đây cũng là một trong những thông điệp được Jiddu Krishnamurti (1895-1986), một triết gia đồng thời là nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới gửi gắm trong cuốn sách có tựa đề ấn tượng “Bạn đang nghịch gì với đời mình?”.
Theo Krishnamurti, nếu muốn tìm ra đáp án cho câu hỏi “Tôi là ai?”, chúng ta cần phải hiểu rõ về chính bản thân mình, trong đó tìm hiểu về tiến trình vận hành của tâm trí là một việc tối quan trọng.
Dường như khi chưa tỏ tường về cách tâm trí hoạt động, ta không sao giải quyết được những vấn đề phức tạp của đời sống. Tâm trí tự nó đã là một điều khó nắm bắt, mà để hiểu được không thể chỉ thông qua kiến thức sách vở. Từ chính tiến trình tìm hiểu về tâm trí mình, chúng ta có thể thoát khỏi những cuộc khủng hoảng xảy đến trong đời.
Tâm trí là phương tiện duy nhất ta có để suy nghĩ, hành xử, và thông qua đó ta hiện hữu. Nếu ta còn mù mờ về cách thức tâm trí vận hành thì bất cứ vấn đề nào cũng dễ trở nên phức tạp và trầm trọng hơn. Thấu hiểu tâm trí của mình là điều thiết yếu và tiên quyết trong mọi quá trình rèn luyện.
Phải chăng tâm trí của chúng ta là kết quả của hoàn cảnh sống và truyền thống qua hàng thế kỷ, của cái gọi là nền văn hóa, của ảnh hưởng từ nền kinh tế và môi trường, của những ý tưởng hay giáo điều hằn sâu trong xã hội, của những tri thức và thông tin hời hợt?
Trên thực tế, tâm trí bao gồm phần ý thức và phần vô thức, hoặc chúng ta có thể gọi là phần nổi và phần chìm - một phần thuộc bề nổi mà ta nhận thức được, còn phần lớn là những lớp ẩn sâu của tâm trí mà ta không nhận thức được. Toàn bộ phần ý thức và phần vô thức, phần nổi và phần chìm đó là tổng thể tiến trình tư duy mà chúng ta gọi là tâm thức. Tâm thức ở đây chính là thời gian, nó là kết quả từ nỗ lực không ngừng nghỉ của loài người suốt bao năm qua.
Tâm trí đóng vai trò rất quan trọng trong hành trình khám phá và rèn luyện bản thân. Tựu chung lại thì việc hiểu rõ những hoạt động trong tâm trí có thể giúp chúng ta ngưng tạo ra thêm nhiều vấn đề, nhờ nó mà chúng ta chấm dứt mọi nỗi khốn khổ, muộn phiền,...
Do đó, khi làm chủ và hiểu được cách mà tâm trí hoạt động, chúng ta có thể dần dà hiểu về bản thân mình một cách “dễ dàng” hơn.
Làm sao bạn có thể hiểu về mình một cách sâu sắc, trọn vẹn chỉ nhờ sự ẩn mình cách biệt; hay bằng cách tìm đến các nhà tâm lý học, các vị đạo sư; hay qua việc học hành, đèn sách?
Ta cần biết rằng hiểu rõ chính mình là một tiến trình chứ nào phải điểm đến; trong tiến trình đó, người ta khám phá và nhận biết về bản thân qua hành động - qua các mối tương quan với xã hội, với người khác. Hơn thế nữa, để thật sự nghiệm ra ý nghĩa đằng sau cách bạn phản ứng, cũng như những hồi đáp từ phía bạn, đòi hỏi một trí tuệ minh mẫn cùng một nhận thức sắc sảo.
Hãy nhớ rằng, hành trình khám phá bản thân là một trong những trải nghiệm vô cùng thú vị. Bằng cách tìm ra lý do cho những “nút thắt” khiến bản thân mất đi đam mê, bạn sẽ giải quyết được vấn đề cũng như khơi dậy được động lực cho bản thân.
Nội dung được trích từ sách: Bạn đang nghịch gì với cuộc đời?