- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Vì tôi có hy vọng, hay nói khác hơn là tham vọng. Cuộc sống này nếu chúng ta không có hy vọng thì dù 100 triệu hay 100 tỷ cũng chẳng thể làm được gì một cách hiệu quả.
Thỉnh thoảng, nhiều bạn than phiền với tôi rằng thật khó lòng để làm gì với số tiền từ 5 đến10 triệu đồng ở giữa đất Sài thành nhộn nhịp này, muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì phải có vài ba trăm triệu mới được. Cũng không ít bạn than phiền rằng bố mẹ gửi tiền ít quá, không đủ sinh hoạt ở nơi đắt đỏ bậc nhất nước.
Tôi thường suy nghĩ về những câu hỏi vu vơ như thế và ngẫm rằng có lẽ các bạn bất hạnh hơn tôi rất nhiều. Bất hạnh vì các bạn còn có thứ để chọn lựa, khi mà người ta còn có để cân, đo, đong, đếm thì không bao nhiêu là đủ, vì thế mà chưa thể chạm được đến giới hạn tiềm năng bên trong mỗi người.
Mùa hè năm 2008, tôi đến Sài Gòn. Trên những chiếc xe buýt nồng nặc mùi người, mùi hối hả là tôi của tuổi 15, ngây ngô và khờ dại thật sự. Tôi mất định hướng, tôi khóc ầng ậc mỗi khi nghe người ta nhắc đến ba, đến mẹ.
Chuyến xe buýt cuối cùng kết thúc sau một lần bị lừa thì cũng là lúc tôi và mẹ chỉ còn mười mấy nghìn đồng để chia nhau. Không nhà ở, không thức ăn, không phương tiện đi lại, không người thân. Chúng tôi chỉ có đôi chân để đi và đôi tay để làm việc.
Tôi xin phụ bán hàng, xin được ngủ lại và được ăn cơm hai bữa mỗi ngày. Giờ đây mọi người ít thấy tôi ăn sáng, chẳng phải tôi ỏng eo kén chọn mà là bởi vì dạ dày tôi quen rồi. Quen từ thời phải tiết kiệm từng bữa sáng nên bây giờ sướng không quen, ăn vào đau dạ dày.
Chủ cửa hàng đuổi vì tôi cứ trốn vào nhà kho mà khóc rưng rức, tôi lại ôm bọc quần áo, lội bộ hàng mấy cây số để xin việc khác. Tôi không biết vì sao mà lúc đó trong tâm trí tôi không có suy nghĩ việc từ bỏ hay lạy lục xin xỏ, dù rằng tôi cũng có nhiều họ hàng khá giả.
Để tồn tại được ở Sài Gòn, tôi phải trải qua rất nhiều công việc.
Ảnh minh họa
Tôi vẫn muốn đi học, vào đại học là niềm hy vọng duy nhất của tôi vào thời điểm lúc bấy giờ. Nhưng ngôi trường ở trung tâm giáo dục thường xuyên là nỗi ám ảnh của những đứa gà mờ như tôi.
Tôi bị đánh, bị nhấn đầu vào bồn cầu, bị đe nẹt uy hiếp hằng ngày bởi những đàn chị trong trường. Nhưng tôi vô liêm sỉ đến mức không từ bỏ, vẫn vác mặt đến học. Tuổi ăn tuổi ngủ lại thiếu thốn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự nhục nhã đến cùng cực khi nhặt lại hộp phở xào dang dở của con gái chủ tiệm vứt vào thùng rác cạnh lối đi.
Tôi không đi chơi, không quà vặt, không ra tiệm internet để chát chít sau giờ làm như những người làm cùng. Tháng lương đầu tiên, có thêm ít thưởng, chúng tôi thuê được chỗ ở do chính mình tự trả tiền, có thể ăn thêm những bữa ăn ngoài. Trong tôi lúc đó không còn là ước mơ nữa mà là sự tham vọng, tôi nuôi dưỡng nó ngày qua ngày, tháng qua tháng, mọi thứ tồi tệ đến với tôi đều chỉ là động lực, tuyệt nhiên không bao giờ có sự trách cứ.
Và tôi vẫn sống. Đến bây giờ... tại đất Sài thành rộng lớn này từ những ngày xa xưa khốn khó cho đến ngày khá khẩm hơn. Tôi vẫn giữ nguyên nhiều thói quen trong đó có thói quen ăn hết đồ trong dĩa của mình (ăn không hết thì sớt qua cho người khác ăn).
Vì sao tôi sống được với 0,5 USD ở tuổi 15? Vì tôi có hy vọng, hay nói khác hơn là tham vọng. Cuộc sống này nếu chúng ta không có hy vọng, thì dù 100 triệu hay 100 tỷ cũng chẳng thể làm được gì một cách hiệu quả.
Không phải Sài Gòn đã bớt đắt đỏ hơn, cũng không phải tôi mạnh mẽ hay may mắn hơn, chỉ là do các bạn còn sự lựa chọn, còn được đong đếm. Hãy sống và làm việc như thể chỉ cần ngưng lại các bạn sẽ chết, sẽ đói, sẽ không có ai dang tay ra cứu vớt, hãy tạm quên đi những sự trợ giúp xung quanh mình (dù có).
Bản năng trời phú cho con người chính là bản năng sinh tồn, bao nhiêu sống cũng được, ở đâu cũng sống được, còn hy vọng là còn tất cả. Ngày trước tôi có một talkshow với tên là "Đạp lên thử thách…", nhiều người vào chỉ trích tôi dùng từ "thô lỗ". Tôi chỉ cười, nhưng tôi không sửa. Vì với tôi, với riêng tôi thôi, thử thách là thứ phải đạp lên vì cuộc đời vốn không công bằng như truyện cổ tích.
Những người chỉ trích tôi thời gian đó bây giờ cũng có những chương trình mở đầu cũng là "Đạp lên…". Vậy đó, nếu bạn làm điều gì mà bạn cho là đúng thì hãy làm đi, đừng nghe ai cả. Bởi vì quyền nói là của họ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm cho những thất bại, khổ đau của bạn - ngoài bạn.
Thỉnh thoảng, nhiều bạn than phiền với tôi rằng thật khó lòng để làm gì với số tiền từ 5 đến10 triệu đồng ở giữa đất Sài thành nhộn nhịp này, muốn bắt tay vào khởi nghiệp thì phải có vài ba trăm triệu mới được. Cũng không ít bạn than phiền rằng bố mẹ gửi tiền ít quá, không đủ sinh hoạt ở nơi đắt đỏ bậc nhất nước.
Tôi thường suy nghĩ về những câu hỏi vu vơ như thế và ngẫm rằng có lẽ các bạn bất hạnh hơn tôi rất nhiều. Bất hạnh vì các bạn còn có thứ để chọn lựa, khi mà người ta còn có để cân, đo, đong, đếm thì không bao nhiêu là đủ, vì thế mà chưa thể chạm được đến giới hạn tiềm năng bên trong mỗi người.
Mùa hè năm 2008, tôi đến Sài Gòn. Trên những chiếc xe buýt nồng nặc mùi người, mùi hối hả là tôi của tuổi 15, ngây ngô và khờ dại thật sự. Tôi mất định hướng, tôi khóc ầng ậc mỗi khi nghe người ta nhắc đến ba, đến mẹ.
Chuyến xe buýt cuối cùng kết thúc sau một lần bị lừa thì cũng là lúc tôi và mẹ chỉ còn mười mấy nghìn đồng để chia nhau. Không nhà ở, không thức ăn, không phương tiện đi lại, không người thân. Chúng tôi chỉ có đôi chân để đi và đôi tay để làm việc.
Tôi xin phụ bán hàng, xin được ngủ lại và được ăn cơm hai bữa mỗi ngày. Giờ đây mọi người ít thấy tôi ăn sáng, chẳng phải tôi ỏng eo kén chọn mà là bởi vì dạ dày tôi quen rồi. Quen từ thời phải tiết kiệm từng bữa sáng nên bây giờ sướng không quen, ăn vào đau dạ dày.
Chủ cửa hàng đuổi vì tôi cứ trốn vào nhà kho mà khóc rưng rức, tôi lại ôm bọc quần áo, lội bộ hàng mấy cây số để xin việc khác. Tôi không biết vì sao mà lúc đó trong tâm trí tôi không có suy nghĩ việc từ bỏ hay lạy lục xin xỏ, dù rằng tôi cũng có nhiều họ hàng khá giả.
Để tồn tại được ở Sài Gòn, tôi phải trải qua rất nhiều công việc.
Ảnh minh họa
Tôi vẫn muốn đi học, vào đại học là niềm hy vọng duy nhất của tôi vào thời điểm lúc bấy giờ. Nhưng ngôi trường ở trung tâm giáo dục thường xuyên là nỗi ám ảnh của những đứa gà mờ như tôi.
Tôi bị đánh, bị nhấn đầu vào bồn cầu, bị đe nẹt uy hiếp hằng ngày bởi những đàn chị trong trường. Nhưng tôi vô liêm sỉ đến mức không từ bỏ, vẫn vác mặt đến học. Tuổi ăn tuổi ngủ lại thiếu thốn, lần đầu tiên tôi biết thế nào là sự nhục nhã đến cùng cực khi nhặt lại hộp phở xào dang dở của con gái chủ tiệm vứt vào thùng rác cạnh lối đi.
Tôi không đi chơi, không quà vặt, không ra tiệm internet để chát chít sau giờ làm như những người làm cùng. Tháng lương đầu tiên, có thêm ít thưởng, chúng tôi thuê được chỗ ở do chính mình tự trả tiền, có thể ăn thêm những bữa ăn ngoài. Trong tôi lúc đó không còn là ước mơ nữa mà là sự tham vọng, tôi nuôi dưỡng nó ngày qua ngày, tháng qua tháng, mọi thứ tồi tệ đến với tôi đều chỉ là động lực, tuyệt nhiên không bao giờ có sự trách cứ.
Và tôi vẫn sống. Đến bây giờ... tại đất Sài thành rộng lớn này từ những ngày xa xưa khốn khó cho đến ngày khá khẩm hơn. Tôi vẫn giữ nguyên nhiều thói quen trong đó có thói quen ăn hết đồ trong dĩa của mình (ăn không hết thì sớt qua cho người khác ăn).
Vì sao tôi sống được với 0,5 USD ở tuổi 15? Vì tôi có hy vọng, hay nói khác hơn là tham vọng. Cuộc sống này nếu chúng ta không có hy vọng, thì dù 100 triệu hay 100 tỷ cũng chẳng thể làm được gì một cách hiệu quả.
Không phải Sài Gòn đã bớt đắt đỏ hơn, cũng không phải tôi mạnh mẽ hay may mắn hơn, chỉ là do các bạn còn sự lựa chọn, còn được đong đếm. Hãy sống và làm việc như thể chỉ cần ngưng lại các bạn sẽ chết, sẽ đói, sẽ không có ai dang tay ra cứu vớt, hãy tạm quên đi những sự trợ giúp xung quanh mình (dù có).
Bản năng trời phú cho con người chính là bản năng sinh tồn, bao nhiêu sống cũng được, ở đâu cũng sống được, còn hy vọng là còn tất cả. Ngày trước tôi có một talkshow với tên là "Đạp lên thử thách…", nhiều người vào chỉ trích tôi dùng từ "thô lỗ". Tôi chỉ cười, nhưng tôi không sửa. Vì với tôi, với riêng tôi thôi, thử thách là thứ phải đạp lên vì cuộc đời vốn không công bằng như truyện cổ tích.
Những người chỉ trích tôi thời gian đó bây giờ cũng có những chương trình mở đầu cũng là "Đạp lên…". Vậy đó, nếu bạn làm điều gì mà bạn cho là đúng thì hãy làm đi, đừng nghe ai cả. Bởi vì quyền nói là của họ nhưng không ai phải chịu trách nhiệm cho những thất bại, khổ đau của bạn - ngoài bạn.
Theo VnExpress