- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
TT - Một bài tập khó nuốt với nhiều sinh viên là kỳ thực tập sau khi kết thúc chương trình học chuyên ngành. Môi trường thực tập không thiếu nhưng hầu hết sinh viên lại vướng vào chuyện thực tập không đúng chuyên ngành của mình.
Sinh viên khoa báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tác nghiệp trong kỳ thực tập - Ảnh: Xuân Huy
Học một đằng, thực tập một nẻo
Điển hình là trường hợp của bạn M.Duy, sinh viên ngành ngoại thương ĐH Kinh tế TP.HCM. Sau khi được một người quen giới thiệu, bạn về thực tập tại một công ty xuất nhập khẩu mây, tre, nứa ở TP.HCM trong 12 tuần. M.Duy tâm sự: “Lúc nhận việc thực tập, tôi hoàn toàn bất ngờ và sốc! Chuyên ngành của mình một đằng nhưng khi thực tập lại một nẻo. Sau kỳ thực tập, bạn bè tôi nắm rõ hết quy trình chào hàng, thành thục viết thư hỏi hàng, còn mình chỉ quanh quẩn với những công việc của thư ký văn phòng”.
Nếu theo đúng chuyên ngành, M.Duy phải được làm các công việc như tập viết tín dụng thư (L/C), viết thư tín chào hàng, trả lời khách hàng hoặc nghiên cứu các bảng giá nhập hàng theo điều khoản quốc tế. Vậy mà M.Duy được giao công việc dán thư, in sao tài liệu, phụ trách việc trà nước...
Tưởng chừng những công việc này chỉ kéo dài vài tuần, nhưng M.Duy đã làm suốt thời gian thực tập. Sợ rằng báo cáo thực tập cuối kỳ không có kết quả tốt, M.Duy ngỏ lời hỏi người hướng dẫn thực tập tại công ty thì nhận được câu trả lời: “Hiện tại, những hợp đồng lớn công ty không thể giao cho em thực hiện, còn những công việc khác có người làm rồi”. Đến khi viết báo cáo thực tập, M.Duy phải gồng mình kiếm tài liệu và xin xỏ số liệu đủ nơi mới hoàn thành.
Khác với khối kinh tế, sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM mặc dù được nhà trường giới thiệu đến các bệnh viện thực tập nhưng vẫn không có điều kiện thực hiện chuyên ngành của mình. C.Nhân, sinh viên ĐH Y dược TP.HCM ngành bác sĩ đa khoa, được nhà trường giới thiệu hai bệnh viện ở Q.5 và Q.Bình Thạnh. Suốt thời gian thực tập tại hai bệnh viện này, số lượng bệnh nhân ít trong khi lượng sinh viên thực tập quá nhiều. Như phòng hồi sức nơi C.Nhân thực tập có khoảng 10-12 sinh viên của khoa điều dưỡng, khoa bác sĩ đa khoa cùng đến, trong khi bệnh nhân chỉ có 3-4 người.
“Mình đâu có được chọn lựa bệnh viện, trường phân đâu đi đó chứ biết sao. Mỗi buổi sáng đến bệnh viện chỉ ngồi chơi nhưng bụng lo lắng sợ sau kỳ thực tập vẫn không thạo việc”. Và đây là vấn đề chung của sinh viên y dược.
Nơi thử thách
Với bạn Phạm Thị Loan, cựu sinh viên ngành sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (TP.HCM), mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ khi vào thực tập tại một phòng xét nghiệm của người nước ngoài trong thời gian ba tháng nhưng Loan vẫn choáng với công việc ở đây. Loan phải trải qua kỳ kiểm tra tiếng Anh và kỹ năng chuyên môn vững vàng mới được nhận vào thực tập. Đến khi thực hiện các thao tác kỹ thuật, cô bạn mới vỡ ra nhiều điều về công việc... làm việc thử của mình.
Loan chia sẻ: “Khi vào công việc chính thức, tôi học thuộc rất kỹ lý thuyết nhưng thực tế bỏ bớt rất nhiều bước cho tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, có những điều được học trong trường khi thực tập lại khác hẳn. Mấy lần bị người hướng dẫn than phiền, lúc ấy tôi rất hoang mang và thêm phần ngỡ ngàng vì thực tập khác với việc học”.
Còn Nguyễn Vĩnh Ngọc Diệp (sinh viên năm 3 Trường ĐH FPT, TP.HCM) lại có những chuyện khó quên trong hai tháng thực tập. Cô bạn thực tập tại một trang mạng về du lịch Việt Nam vì chuyên ngành học của cô là công nghệ thông tin. Ngọc Diệp được giới thiệu thực tập với dự án biên soạn nội dung về du lịch. Cô cùng các thành viên của nhóm liên tục phải viết nội dung, chỉnh sửa trang chủ đồng thời trau chuốt từ ngữ bằng tiếng Anh.
Nhưng chưa đầy một tuần thực tập, nhóm của Diệp nhận được thông tin dự án này đã chuyển giao cho một nhóm bên Úc thực hiện. Dẫu vậy, Ngọc Diệp vẫn kiên trì và quyết tâm thực hiện dự án đó một mình. Cuối cùng Diệp được giữ lại, còn ba người bạn trong nhóm của Diệp không được tiếp tục thực tập tại công ty. Thì ra công ty này cho sinh viên thực tập nhưng đồng thời đánh giá chọn lựa cá nhân đó tiếp tục làm hay ngưng thực tập. Họ sẵn sàng cắt ngang quá trình thực tập nếu như bạn không có gì nổi bật, không nhiệt tình và tạo ấn tượng.
Ngọc Diệp tâm sự: “Đó là bài học lớn đối với tôi, vì tôi đã nỗ lực đến cùng và được chọn ở lại.
Thực tập là một quá trình mà sinh viên được tiếp cận với ngành nghề của mình một cách gần gũi và thực tế nhất. Thế nhưng, không phải lúc nào sinh viên cũng nhận được một kết quả thực tập như mong muốn. Và cứ sau mỗi kỳ thực tập, các bạn sinh viên lại rôm rả kể cho nhau nghe những kinh nghiệm, sự ưu ái hoặc “đau thương” trong kỳ thực tập, xem như kinh nghiệm trước khi vào đời.
Thực tập sinh có nguồn ý tưởng tốt
Khi bạn vào guồng máy của một doanh nghiệp đã vào nếp, sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để bạn bắt kịp. Tôi gợi ý các bạn “tư duy” ở thế chủ động. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tự “chiết xuất” kinh nghiệm từ những gì quan sát được. Thứ hai, bạn có thể tiếp cận những người nhiệt tình trong cơ quan (xí nghiệp). Họ sẽ là người “hướng dẫn thực tập phụ” một cách nghiệp dư nhưng hiệu quả. Và một điều nữa ít ai nghĩ tới: doanh nghiệp cần có cách nhìn khác về sinh viên thực tập. Họ không phải là những người còn non nớt mà có thể là nguồn ý tưởng dồi dào, cách tư duy táo bạo, tinh thần cống hiến hăng say nếu doanh nghiệp biết cách khơi gợi và sắp xếp đúng khâu, đúng chỗ.
Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên khoa tâm lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm TP.HCM)
Sinh viên khoa báo chí Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn tác nghiệp trong kỳ thực tập - Ảnh: Xuân Huy
Học một đằng, thực tập một nẻo
Điển hình là trường hợp của bạn M.Duy, sinh viên ngành ngoại thương ĐH Kinh tế TP.HCM. Sau khi được một người quen giới thiệu, bạn về thực tập tại một công ty xuất nhập khẩu mây, tre, nứa ở TP.HCM trong 12 tuần. M.Duy tâm sự: “Lúc nhận việc thực tập, tôi hoàn toàn bất ngờ và sốc! Chuyên ngành của mình một đằng nhưng khi thực tập lại một nẻo. Sau kỳ thực tập, bạn bè tôi nắm rõ hết quy trình chào hàng, thành thục viết thư hỏi hàng, còn mình chỉ quanh quẩn với những công việc của thư ký văn phòng”.
Nếu theo đúng chuyên ngành, M.Duy phải được làm các công việc như tập viết tín dụng thư (L/C), viết thư tín chào hàng, trả lời khách hàng hoặc nghiên cứu các bảng giá nhập hàng theo điều khoản quốc tế. Vậy mà M.Duy được giao công việc dán thư, in sao tài liệu, phụ trách việc trà nước...
Tưởng chừng những công việc này chỉ kéo dài vài tuần, nhưng M.Duy đã làm suốt thời gian thực tập. Sợ rằng báo cáo thực tập cuối kỳ không có kết quả tốt, M.Duy ngỏ lời hỏi người hướng dẫn thực tập tại công ty thì nhận được câu trả lời: “Hiện tại, những hợp đồng lớn công ty không thể giao cho em thực hiện, còn những công việc khác có người làm rồi”. Đến khi viết báo cáo thực tập, M.Duy phải gồng mình kiếm tài liệu và xin xỏ số liệu đủ nơi mới hoàn thành.
Khác với khối kinh tế, sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM mặc dù được nhà trường giới thiệu đến các bệnh viện thực tập nhưng vẫn không có điều kiện thực hiện chuyên ngành của mình. C.Nhân, sinh viên ĐH Y dược TP.HCM ngành bác sĩ đa khoa, được nhà trường giới thiệu hai bệnh viện ở Q.5 và Q.Bình Thạnh. Suốt thời gian thực tập tại hai bệnh viện này, số lượng bệnh nhân ít trong khi lượng sinh viên thực tập quá nhiều. Như phòng hồi sức nơi C.Nhân thực tập có khoảng 10-12 sinh viên của khoa điều dưỡng, khoa bác sĩ đa khoa cùng đến, trong khi bệnh nhân chỉ có 3-4 người.
“Mình đâu có được chọn lựa bệnh viện, trường phân đâu đi đó chứ biết sao. Mỗi buổi sáng đến bệnh viện chỉ ngồi chơi nhưng bụng lo lắng sợ sau kỳ thực tập vẫn không thạo việc”. Và đây là vấn đề chung của sinh viên y dược.
Nơi thử thách
Với bạn Phạm Thị Loan, cựu sinh viên ngành sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên (TP.HCM), mặc dù đã chuẩn bị rất kỹ khi vào thực tập tại một phòng xét nghiệm của người nước ngoài trong thời gian ba tháng nhưng Loan vẫn choáng với công việc ở đây. Loan phải trải qua kỳ kiểm tra tiếng Anh và kỹ năng chuyên môn vững vàng mới được nhận vào thực tập. Đến khi thực hiện các thao tác kỹ thuật, cô bạn mới vỡ ra nhiều điều về công việc... làm việc thử của mình.
Loan chia sẻ: “Khi vào công việc chính thức, tôi học thuộc rất kỹ lý thuyết nhưng thực tế bỏ bớt rất nhiều bước cho tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, có những điều được học trong trường khi thực tập lại khác hẳn. Mấy lần bị người hướng dẫn than phiền, lúc ấy tôi rất hoang mang và thêm phần ngỡ ngàng vì thực tập khác với việc học”.
Còn Nguyễn Vĩnh Ngọc Diệp (sinh viên năm 3 Trường ĐH FPT, TP.HCM) lại có những chuyện khó quên trong hai tháng thực tập. Cô bạn thực tập tại một trang mạng về du lịch Việt Nam vì chuyên ngành học của cô là công nghệ thông tin. Ngọc Diệp được giới thiệu thực tập với dự án biên soạn nội dung về du lịch. Cô cùng các thành viên của nhóm liên tục phải viết nội dung, chỉnh sửa trang chủ đồng thời trau chuốt từ ngữ bằng tiếng Anh.
Nhưng chưa đầy một tuần thực tập, nhóm của Diệp nhận được thông tin dự án này đã chuyển giao cho một nhóm bên Úc thực hiện. Dẫu vậy, Ngọc Diệp vẫn kiên trì và quyết tâm thực hiện dự án đó một mình. Cuối cùng Diệp được giữ lại, còn ba người bạn trong nhóm của Diệp không được tiếp tục thực tập tại công ty. Thì ra công ty này cho sinh viên thực tập nhưng đồng thời đánh giá chọn lựa cá nhân đó tiếp tục làm hay ngưng thực tập. Họ sẵn sàng cắt ngang quá trình thực tập nếu như bạn không có gì nổi bật, không nhiệt tình và tạo ấn tượng.
Ngọc Diệp tâm sự: “Đó là bài học lớn đối với tôi, vì tôi đã nỗ lực đến cùng và được chọn ở lại.
Thực tập là một quá trình mà sinh viên được tiếp cận với ngành nghề của mình một cách gần gũi và thực tế nhất. Thế nhưng, không phải lúc nào sinh viên cũng nhận được một kết quả thực tập như mong muốn. Và cứ sau mỗi kỳ thực tập, các bạn sinh viên lại rôm rả kể cho nhau nghe những kinh nghiệm, sự ưu ái hoặc “đau thương” trong kỳ thực tập, xem như kinh nghiệm trước khi vào đời.
Thực tập sinh có nguồn ý tưởng tốt
Khi bạn vào guồng máy của một doanh nghiệp đã vào nếp, sẽ rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để bạn bắt kịp. Tôi gợi ý các bạn “tư duy” ở thế chủ động. Các bạn sinh viên hoàn toàn có thể tự “chiết xuất” kinh nghiệm từ những gì quan sát được. Thứ hai, bạn có thể tiếp cận những người nhiệt tình trong cơ quan (xí nghiệp). Họ sẽ là người “hướng dẫn thực tập phụ” một cách nghiệp dư nhưng hiệu quả. Và một điều nữa ít ai nghĩ tới: doanh nghiệp cần có cách nhìn khác về sinh viên thực tập. Họ không phải là những người còn non nớt mà có thể là nguồn ý tưởng dồi dào, cách tư duy táo bạo, tinh thần cống hiến hăng say nếu doanh nghiệp biết cách khơi gợi và sắp xếp đúng khâu, đúng chỗ.
Th.S Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên khoa tâm lý giáo dục, Trường đại học Sư phạm TP.HCM)