- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
- Quạt rơi, giấy ướt, cẩm nang tuyển sinh… là những “chiêu độc” của các dịch vụ phát tờ rơi tung ra trong mùa thi năm nay.
Dịch vụ tờ rơi môi giới cả bán hàng đa cấp
Đến hẹn lại lên, vào mỗi mùa thi đại học, cao đẳng, nạn phát tờ rơi quảng cáo lại xuất hiện “bủa vây” thí sinh và phụ huynh tại các địa điểm thi. Nhiều người đọc xong rồi vứt luôn xuống đất làm cho địa điểm thi trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan. Theo ghi nhận của PV, tại hầu hết các địa điểm thi trên địa bàn Hà Nội đều xuất hiện tình trạng này. Tờ rơi chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến các thí sinh và người nhà như: thông báo tuyển sinh của một số trường đại học, cao đẳng, du học, và các trường nghề; ngoài ra còn có quảng cáo bán sim điện thoại cho sỹ tử, phụ huynh, bán hàng đa cấp, mua hàng giảm giá…
Lực lượng phát tờ rơi tại điểm thi trường Đại học Công đoàn (Hà Nội)
Có mặt tại điểm thi Đại học Công đoàn sáng 4/7, PV ghi nhận tình trạng bên ngoài khu vực thi khá lộn xộn bởi sự xuất hiện dày đặc của lực lượng phát tờ rơi. Phần lớn lực lượng này đều là sinh viên, đây cũng là công việc bán thời gian của họ.
Sau khi thí sinh bắt đầu làm bài thi cũng là lúc đội quân phát tờ rơi có mặt, và bắt đầu phân phát tới tận tay phụ huynh cùng với những lời tư vấn tìm kiếm việc làm giá cao, cơ hội du học, thậm chí môi giới bán hàng đa cấp…
Để tránh lực lượng công an hoặc sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi ra nhắc nhở, đội quân này thường tiếp cận những phụ huynh ngồi ở xa. Cầm tệp tờ rơi trên tay, cùng với thao tác rất nhanh, họ len lỏi vào khu vực phụ huynh chờ con thi, trao tận tay từng người tờ rơi, tờ bướm quảng cáo. Những tờ rơi này chỉ là những mẩu giấy nhỏ, được thiết kế rất bắt mắt, in ấn chủ yếu là thông tin tuyển sinh, xét tuyển của một số trường trung cấp, trường đào tạo nghề tư nhân, du học…
Nhiều chiêu độc phát tờ rơi
Để tránh sự nhàm chán, nhiều đơn vị đã nghĩ ra “chiêu thức” mới như phát cẩm nang, làm thành quạt. Mặt trước của cẩm nang là thông tin tuyển sinh, mặt sau in ấn bản đồ Hà Nội để phụ huynh và học sinh ở tỉnh xa dễ dàng tìm đường ở Thủ đô.
Ông Kim Việt Trung (ở Quốc Oai, Hà Nội) nhận được chiếc "quạt rơi" từ người tiếp thị
Đứng chờ cô con gái dự thi trường Đại học Công đoàn gần một tiếng đồng hồ, ông Kim Việt Trung (ở Quốc Oai – Hà Nội) nhận được 3 tờ rơi, trong đó có một chiếc quạt to gấp rưỡi bàn tay người lớn, in khá đẹp thông tin về một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đang phe phẩy chiếc quạt trên tay, ông Trung bất ngờ được một cậu thanh niên tiến tới nhét tờ rơi vào tay. Như một phản ứng lịch sự, ông Trung cầm lấy, chờ cậu thanh niên đi qua rồi quẳng vào giỏ xe máy của mình. Chia sẻ với PV, ông Trung cho biết, nhiều lúc đang thiu thiu ngủ thì lực lượng phát tờ rơi xông tới, dắt tận tay tờ quảng cáo khiến ông không khỏi giật mình. “Thấy các cháu mời chào nhiệt tình, mồ hôi nhễ nhại, cũng vì công việc làm thêm cả, nên không ai nỡ không cầm. Vừa để giúp các cháu, vừa cho đỡ buồn ngủ”, ông Trung tâm sự.
Cô Nguyễn Thị Hiền đến từ Thanh Hóa thì cho hay, thời tiết nóng nực nên được phát chiếc quạt này cũng được nhiều tiện ích. Tuy nhiên, thông tin trên chiếc quạt lại không được cô quan tâm. “Có một số trường lần đầu tiên tôi mới nghe thấy tên, nên cũng chỉ đọc thông tin rồi để đấy. Vì mục tiêu của tôi là hướng con thi vào những trường có tên tuổi, có chất lượng đào tạo tốt”, cô Hiền nói.
Mệt vì tờ rơi, quảng cáo
Cùng với những tờ rơi, tờ bướm quảng cáo, còn xuất hiện thêm hình thức điều tra xã hội “phụ huynh đồng hành cùng thí sinh”. Những nhân viên trẻ tự xưng đến từ Hội sinh viên Thành đoàn Hà Nội hoặc ở Hội sinh viên Việt Nam đến hỏi han rất nhiệt tình các bậc phụ huynh và thí sinh. Theo đó, các bậc phụ huynh sẽ phải trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về tâm lý mùa thi, lý do chọn trường, hướng nghề nghiệp cho con cái. Sau khi nhận lại tờ phiếu, những cô nhân viên trẻ không quên xin tên, số điện thoại, địa chỉ của phụ huynh và thí sinh.
Tờ rơi được dắt cả trên xe của phụ huynh
Một phụ huynh có thâm niên 2 năm đưa con đi thi đại học cho biết, thấy các cô gái trẻ nhiệt tình xin số điện thoại, địa chỉ, nên vị phụ huynh này cũng đã cung cấp thông tin. Tưởng chỉ có vậy, nào ngờ suốt thời gian chờ kết quả thi, gia đình anh nhận không biết bao nhiêu cú điện thoại mời chào cho con đến trường này, trường khác. Thậm chí, một số cơ sở dạy nghề gửi thông tin tuyển sinh về tận quê để mời chào.
Để qua mắt lực lượng an ninh, một số đội phát tờ rơi còn mặc áo xanh tình nguyện trà trộn vào nhóm sinh viên tình nguyện khiến nhiều người không phân biệt được đâu là tình nguyện thật, đâu là tình nguyện giả.
Nhiều người đọc xong rồi vứt luôn tờ rơi xuống đất làm cho địa điểm thi trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan.
Vừa đọc tờ giấy tiếp thị cơ hội du học Nhật Bản kèm với mức làm thêm trên 35 triệu đồng/ tháng, anh Nguyễn Đức Quyết (ở Hà Đông, Hà Nội) vừa ngán ngẩm cho biết, riêng buổi thi môn Vật lý chiều qua, anh nhận được 15 tờ rơi quảng cáo. “Nếu chỉ đọc 1 – 2 tờ rơi thì còn để ý, chứ một lúc mà nhận tới hơn chục tờ thế này thì không biết thông tin nào là đáng tin cậy. Một số người nhận xong, chưa kịp nhìn ngó thế nào đã quăng toẹt sang một góc, hay một số người dùng để kê chỗ ngồi cho sạch”, anh Quyết cho biết thêm.
Theo bạn Nghiêm Thị Hạnh (sinh viên tình nguyện trường Đại học Công đoàn), chỉ trong buổi thi chiều qua, đội sinh viên tình nguyện đã thu được gần 6kg tờ rơi quảng cáo, cẩm nang tuyển sinh. Thấy lực lượng công an hoặc sinh viên tình nguyện ra nhắc nhở, đội quân này nhẹ nhàng rút lui. Thế nhưng, chỉ một lúc sau, lực lượng này lại tiếp tục lẻn vào đám đông để làm việc.
“Không chỉ đơn thuần là tờ rơi quảng cáo, nhiều doanh nghiệp còn tung nhiều sản phẩm như quạt nhựa, giấy ướt. Chiêu tiếp thị mập mờ này khiến chúng em không biết phải giải quyết thế nào, nhiều lúc cũng phải đồng ý cho họ phân phát vì nó cũng có lợi trước mắt cho phụ huynh”, bạn Hạnh cho biết.
Thiết nghĩ, cần có sự can thiệp tích cực hơn của các cơ quan chức năng để tình trạng tờ rơi phát tràn lan được chấm dứt và không gây ảnh hưởng tới các bậc phụ huynh và sĩ tử trong các kỳ thi./.
Theo VOV
Dịch vụ tờ rơi môi giới cả bán hàng đa cấp
Đến hẹn lại lên, vào mỗi mùa thi đại học, cao đẳng, nạn phát tờ rơi quảng cáo lại xuất hiện “bủa vây” thí sinh và phụ huynh tại các địa điểm thi. Nhiều người đọc xong rồi vứt luôn xuống đất làm cho địa điểm thi trở nên nhếch nhác, mất mỹ quan. Theo ghi nhận của PV, tại hầu hết các địa điểm thi trên địa bàn Hà Nội đều xuất hiện tình trạng này. Tờ rơi chủ yếu là các dịch vụ liên quan đến các thí sinh và người nhà như: thông báo tuyển sinh của một số trường đại học, cao đẳng, du học, và các trường nghề; ngoài ra còn có quảng cáo bán sim điện thoại cho sỹ tử, phụ huynh, bán hàng đa cấp, mua hàng giảm giá…
Lực lượng phát tờ rơi tại điểm thi trường Đại học Công đoàn (Hà Nội)
Có mặt tại điểm thi Đại học Công đoàn sáng 4/7, PV ghi nhận tình trạng bên ngoài khu vực thi khá lộn xộn bởi sự xuất hiện dày đặc của lực lượng phát tờ rơi. Phần lớn lực lượng này đều là sinh viên, đây cũng là công việc bán thời gian của họ.
Sau khi thí sinh bắt đầu làm bài thi cũng là lúc đội quân phát tờ rơi có mặt, và bắt đầu phân phát tới tận tay phụ huynh cùng với những lời tư vấn tìm kiếm việc làm giá cao, cơ hội du học, thậm chí môi giới bán hàng đa cấp…
Để tránh lực lượng công an hoặc sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi ra nhắc nhở, đội quân này thường tiếp cận những phụ huynh ngồi ở xa. Cầm tệp tờ rơi trên tay, cùng với thao tác rất nhanh, họ len lỏi vào khu vực phụ huynh chờ con thi, trao tận tay từng người tờ rơi, tờ bướm quảng cáo. Những tờ rơi này chỉ là những mẩu giấy nhỏ, được thiết kế rất bắt mắt, in ấn chủ yếu là thông tin tuyển sinh, xét tuyển của một số trường trung cấp, trường đào tạo nghề tư nhân, du học…
Nhiều chiêu độc phát tờ rơi
Để tránh sự nhàm chán, nhiều đơn vị đã nghĩ ra “chiêu thức” mới như phát cẩm nang, làm thành quạt. Mặt trước của cẩm nang là thông tin tuyển sinh, mặt sau in ấn bản đồ Hà Nội để phụ huynh và học sinh ở tỉnh xa dễ dàng tìm đường ở Thủ đô.
Ông Kim Việt Trung (ở Quốc Oai, Hà Nội) nhận được chiếc "quạt rơi" từ người tiếp thị
Đứng chờ cô con gái dự thi trường Đại học Công đoàn gần một tiếng đồng hồ, ông Kim Việt Trung (ở Quốc Oai – Hà Nội) nhận được 3 tờ rơi, trong đó có một chiếc quạt to gấp rưỡi bàn tay người lớn, in khá đẹp thông tin về một trường đại học trên địa bàn Hà Nội. Đang phe phẩy chiếc quạt trên tay, ông Trung bất ngờ được một cậu thanh niên tiến tới nhét tờ rơi vào tay. Như một phản ứng lịch sự, ông Trung cầm lấy, chờ cậu thanh niên đi qua rồi quẳng vào giỏ xe máy của mình. Chia sẻ với PV, ông Trung cho biết, nhiều lúc đang thiu thiu ngủ thì lực lượng phát tờ rơi xông tới, dắt tận tay tờ quảng cáo khiến ông không khỏi giật mình. “Thấy các cháu mời chào nhiệt tình, mồ hôi nhễ nhại, cũng vì công việc làm thêm cả, nên không ai nỡ không cầm. Vừa để giúp các cháu, vừa cho đỡ buồn ngủ”, ông Trung tâm sự.
Cô Nguyễn Thị Hiền đến từ Thanh Hóa thì cho hay, thời tiết nóng nực nên được phát chiếc quạt này cũng được nhiều tiện ích. Tuy nhiên, thông tin trên chiếc quạt lại không được cô quan tâm. “Có một số trường lần đầu tiên tôi mới nghe thấy tên, nên cũng chỉ đọc thông tin rồi để đấy. Vì mục tiêu của tôi là hướng con thi vào những trường có tên tuổi, có chất lượng đào tạo tốt”, cô Hiền nói.
Mệt vì tờ rơi, quảng cáo
Cùng với những tờ rơi, tờ bướm quảng cáo, còn xuất hiện thêm hình thức điều tra xã hội “phụ huynh đồng hành cùng thí sinh”. Những nhân viên trẻ tự xưng đến từ Hội sinh viên Thành đoàn Hà Nội hoặc ở Hội sinh viên Việt Nam đến hỏi han rất nhiệt tình các bậc phụ huynh và thí sinh. Theo đó, các bậc phụ huynh sẽ phải trả lời những câu hỏi trắc nghiệm về tâm lý mùa thi, lý do chọn trường, hướng nghề nghiệp cho con cái. Sau khi nhận lại tờ phiếu, những cô nhân viên trẻ không quên xin tên, số điện thoại, địa chỉ của phụ huynh và thí sinh.
Tờ rơi được dắt cả trên xe của phụ huynh
Một phụ huynh có thâm niên 2 năm đưa con đi thi đại học cho biết, thấy các cô gái trẻ nhiệt tình xin số điện thoại, địa chỉ, nên vị phụ huynh này cũng đã cung cấp thông tin. Tưởng chỉ có vậy, nào ngờ suốt thời gian chờ kết quả thi, gia đình anh nhận không biết bao nhiêu cú điện thoại mời chào cho con đến trường này, trường khác. Thậm chí, một số cơ sở dạy nghề gửi thông tin tuyển sinh về tận quê để mời chào.
Để qua mắt lực lượng an ninh, một số đội phát tờ rơi còn mặc áo xanh tình nguyện trà trộn vào nhóm sinh viên tình nguyện khiến nhiều người không phân biệt được đâu là tình nguyện thật, đâu là tình nguyện giả.
Vừa đọc tờ giấy tiếp thị cơ hội du học Nhật Bản kèm với mức làm thêm trên 35 triệu đồng/ tháng, anh Nguyễn Đức Quyết (ở Hà Đông, Hà Nội) vừa ngán ngẩm cho biết, riêng buổi thi môn Vật lý chiều qua, anh nhận được 15 tờ rơi quảng cáo. “Nếu chỉ đọc 1 – 2 tờ rơi thì còn để ý, chứ một lúc mà nhận tới hơn chục tờ thế này thì không biết thông tin nào là đáng tin cậy. Một số người nhận xong, chưa kịp nhìn ngó thế nào đã quăng toẹt sang một góc, hay một số người dùng để kê chỗ ngồi cho sạch”, anh Quyết cho biết thêm.
Theo bạn Nghiêm Thị Hạnh (sinh viên tình nguyện trường Đại học Công đoàn), chỉ trong buổi thi chiều qua, đội sinh viên tình nguyện đã thu được gần 6kg tờ rơi quảng cáo, cẩm nang tuyển sinh. Thấy lực lượng công an hoặc sinh viên tình nguyện ra nhắc nhở, đội quân này nhẹ nhàng rút lui. Thế nhưng, chỉ một lúc sau, lực lượng này lại tiếp tục lẻn vào đám đông để làm việc.
“Không chỉ đơn thuần là tờ rơi quảng cáo, nhiều doanh nghiệp còn tung nhiều sản phẩm như quạt nhựa, giấy ướt. Chiêu tiếp thị mập mờ này khiến chúng em không biết phải giải quyết thế nào, nhiều lúc cũng phải đồng ý cho họ phân phát vì nó cũng có lợi trước mắt cho phụ huynh”, bạn Hạnh cho biết.
Thiết nghĩ, cần có sự can thiệp tích cực hơn của các cơ quan chức năng để tình trạng tờ rơi phát tràn lan được chấm dứt và không gây ảnh hưởng tới các bậc phụ huynh và sĩ tử trong các kỳ thi./.
Theo VOV