- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Sau khi chứng khoán mới được phát hành trên thị trường sơ cấp, chúng sẽ được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Khác với thị trường sơ cấp, tiền bán chứng khoán trên thị trường thứ cấp thuộc về các nhà đầu tư và nhà kinh doanh chứ không thuộc về các công ty phát hành chứng khoán.
Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3.
- Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán):
là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor). Các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch thông thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của thị trường. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong đó các lệnh mua, bán được ghép với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất.
1. Hình thức sở hữu của Sở giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Lịch sử phát triển Sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây:
- Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị mà thành phần đa số do các công ty chứng khoán thành viên cử ra. VD: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Newyork, Tokyo, TháiLan.
- Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định của Luật công ty. VD: Đức, Malaysia, London, Hongkong…- Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do Nhà nước sở hữu (phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Warsawar, Istabul, Việt Nam…
Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hình thức sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường; sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988.
- Thị trường phi tập trung (OTC):
là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường phi tập trung là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ. Phương thức giao dịch tại thị trường OTC là phương thức thoả thuận, giá cả chứng khoán được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của thị trường.
- Thị trường thứ 3:
là thị trường, trong đó hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của các Sở giao dịch và hệ thống computer của thị trường OTC.
Nguồn : sưu tầm
Chúc các bạn học tốt
Xét về phương thức tổ chức và giao dịch, thị trường chứng khoán bao gồm 3 loại: Sở giao dịch chứng khoán, Thị trường phi tập trung (OTC), và thị trường thứ 3.
- Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán):
là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor). Các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch thông thường là chứng khoán của những công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của thị trường. Phương thức giao dịch tại Sở giao dịch là phương thức đấu giá, trong đó các lệnh mua, bán được ghép với nhau để hình thành giá cả cạnh tranh tốt nhất.
1. Hình thức sở hữu của Sở giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. Lịch sử phát triển Sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây:
- Hình thức sở hữu thành viên: Sở giao dịch chứng khoán do các thành viên là công ty chứng khoán sở hữu, được tổ chức như một công ty trách nhiệm hữu hạn, có Hội đồng quản trị mà thành phần đa số do các công ty chứng khoán thành viên cử ra. VD: Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, Newyork, Tokyo, TháiLan.
- Hình thức công ty cổ phần: Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần đặc biệt do các công ty chứng khoán thành viên, ngân hàng, công ty tài chính, bảo hiểm sở hữu với mục tiêu là lợi nhuận theo qui định của Luật công ty. VD: Đức, Malaysia, London, Hongkong…- Hình thức sở hữu nhà nước: Sở giao dịch chứng khoán do Nhà nước sở hữu (phần lớn hoặc toàn bộ) như trường hợp Sở giao dịch chứng khoán Warsawar, Istabul, Việt Nam…
Trong các hình thức trên, hình thức sở hữu thành viên là phổ biến nhất. Hình thức này cho phép Sở giao dịch chứng khoán có quyền tự quản ở mức độ nhất định, nâng cao được tính hiệu quả và sự nhanh nhạy trong vấn đề quản lý hơn là hình thức sở hữu nhà nước. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định, việc Chính phủ nắm quyền sở hữu và quản lý Sở giao dịch sẽ cho phép ngăn ngừa sự lộn xộn, không công bằng khi hình thức sở hữu thành viên chưa được bảo vệ bằng hệ thống pháp lý đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ như trường hợp của Hàn Quốc, Sở giao dịch chứng khoán được thành lập từ năm 1956 nhưng đến năm 1963 bị đổ vỡ phải đóng cửa 57 ngày do các thành viên sở hữu Sở giao dịch chứng khoán gây lộn xộn trong thị trường; sau đó Nhà nước đã phải đứng ra nắm quyền sở hữu Sở giao dịch chứng khoán trong thời gian khá dài từ năm 1963 đến 1988.
- Thị trường phi tập trung (OTC):
là thị trường trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống computer nối mạng giữa các thành viên của thị trường. Các chứng khoán được giao dịch trên thị trường phi tập trung là chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ. Phương thức giao dịch tại thị trường OTC là phương thức thoả thuận, giá cả chứng khoán được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa các thành viên của thị trường.
- Thị trường thứ 3:
là thị trường, trong đó hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán không được thực hiện thông qua hệ thống đấu giá của các Sở giao dịch và hệ thống computer của thị trường OTC.
Nguồn : sưu tầm
Chúc các bạn học tốt