Bản sắc văn hóa của một dân tộc có hàng ngàn năm sinh tồn và phát triển không phải là câu chuyện không thể kể được qua một hay một vài hiện tượng xã hội, nhưng đặc trưng văn hóa đó lại có thể được biểu thị vô cùng sắc nét trong một loại hình tín ngưỡng bản địa là “tín ngưỡng thờ Mẫu”. Ngày 1/12/2016, tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Thủ đô Addis Ababa (Ethiopia), di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo quan điểm của UNESCO, nội hàm của Tín ngưỡng này là sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật dân gian - là tri thức dân gian, là ngôn ngữ truyền khẩu, nghệ thuật tạo hình trang trí, âm nhạc, ứng xử, giao tiếp với công chúng,... Đó chính là sự ghi nhận đối với những sáng tạo văn hóa của cộng đồng đã không ngừng được tiếp nối và bảo vệ, giữ gìn cho đến ngày nay.
Tiến sĩ Frank Proschar (người Mỹ) cũng đã bình luận rằng: "Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hoá Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia Hầu Đồng chính là những người quản lý bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hoá Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hoá Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhoà đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu".
Chúng tôi là những sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền mong muốn thông qua sự kiện này, với góc nhìn của báo chí và truyền thông sẽ góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Và hơn hết, với vai trò là một người trẻ, chúng tôi có trách nhiệm phải kế thừa, lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tổ tiên, của cha ông để lại, truyền giữ đến muôn đời sau.
----------------------------------
Hãy đến với sự kiện “TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TỪ GÓC NHÌN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG” LẦN ĐẦU TIÊN xuất hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để được hòa mình cùng với các Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
------------------------------------
Khán giả được thưởng thức các Nghệ nhân dân gian trình diễn 10 giá hầu với sự thay đổi về âm nhạc, ca từ, nghi lễ, khăn áo, đạo cụ và cùng chúng tôi tham gia trao đổi, thảo luận trong buổi j đàm nhằm xác định vai trò của Báo chí và Truyền thông trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản!
Nội dung chương trình:
Phần 1: Hầu Bóng
Phần 2: Tọa đàm
Thời gian: 17h -20h ngày 05/02/2018
Địa điểm: Sân trước Hội trường C, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Theo quan điểm của UNESCO, nội hàm của Tín ngưỡng này là sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật dân gian - là tri thức dân gian, là ngôn ngữ truyền khẩu, nghệ thuật tạo hình trang trí, âm nhạc, ứng xử, giao tiếp với công chúng,... Đó chính là sự ghi nhận đối với những sáng tạo văn hóa của cộng đồng đã không ngừng được tiếp nối và bảo vệ, giữ gìn cho đến ngày nay.
Tiến sĩ Frank Proschar (người Mỹ) cũng đã bình luận rằng: "Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tượng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Người Việt đã triển lãm nền văn hoá Việt Nam cho người Việt và người nước ngoài. Những người tham gia Hầu Đồng chính là những người quản lý bảo tàng, những người bảo vệ cho văn hoá Việt Nam. Việc làm của họ đảm bảo cho các thế hệ tương lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau của văn hoá Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhoà đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu".
Chúng tôi là những sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền mong muốn thông qua sự kiện này, với góc nhìn của báo chí và truyền thông sẽ góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Và hơn hết, với vai trò là một người trẻ, chúng tôi có trách nhiệm phải kế thừa, lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tổ tiên, của cha ông để lại, truyền giữ đến muôn đời sau.
----------------------------------
Hãy đến với sự kiện “TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TỪ GÓC NHÌN BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG” LẦN ĐẦU TIÊN xuất hiện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để được hòa mình cùng với các Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu.
------------------------------------
Khán giả được thưởng thức các Nghệ nhân dân gian trình diễn 10 giá hầu với sự thay đổi về âm nhạc, ca từ, nghi lễ, khăn áo, đạo cụ và cùng chúng tôi tham gia trao đổi, thảo luận trong buổi j đàm nhằm xác định vai trò của Báo chí và Truyền thông trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di sản!
Nội dung chương trình:
Phần 1: Hầu Bóng
Phần 2: Tọa đàm
Thời gian: 17h -20h ngày 05/02/2018
Địa điểm: Sân trước Hội trường C, Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền.
36 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội