- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Bạn tự lập kế hoạch cho bản thân mình, mỗi ngày đều thúc giục bản thân cố gắng. Nhưng đôi khi, nỗ lực quá nhiều sẽ khiến chính bạn mệt mỏi. Phải làm sao đây?
Học theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
Hãy sử dụng khẩu hiệu “ăn theo” này và áp dụng với công cuộc học hành của bạn nhé. Học những gì bạn muốn, chăm chỉ với những gì bạn đam mê. Nếu bạn đạt được thành công nào đó, đừng ngại tự thưởng cho chính mình những món quà nhỏ xinh, tùy theo sở thích và nhu cầu của bạn tại thời điểm ấy. Ngay cả khi bạn thất bại, không thể chạm tới giấc mơ, hãy mỉm cười với bản thân. Đó là phần thưởng rất tuyệt để lấy thêm động lực đấy nhé! Đừng ủ rũ và chán nản quá lâu, trừ khi bạn muốn đánh mất tất cả.
Không ngại khoe khoang
Bạn có kế hoạch ra sao, ngày mai sẽ phải làm được những gì, bữa nay đã hoàn thành được những gạch đầu dòng nào trong danh sách ấy... Hãy “trưng diện” chúng lên Facebook của bạn. Những cú click like hay comment chia sẻ sẽ khiến bạn có cảm giác rất nhiều người ở bên ủng hộ. Đoạn đường khó khăn sẽ bớt “tối tăm” hơn nhiều đấy.
Tôi cố gắng, vì chính tôi
Không phải là sống theo nguyện vọng của bố mẹ, khát khao của ông bà, mà là đi theo tiếng gọi của chính mình. Đó là cách đơn giản nhất và cũng là tốt nhất để bạn có thể “học, học mãi, học nữa” mà không biết chán. Một khi biết đích đến, đường đi của mình, bạn sẽ không rơi vào trạng thái “bơ vơ” nữa. Nhiệm vụ còn lại chỉ là theo sát kế hoạch của mình thôi.
Nguyên tắc bù trừ
Nghĩ đơn giản thì rõ ràng chuyện bạn nỗ lực như thế nào ngày hôm nay sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của bạn trong tương lai. Vì thế, mỗi ngày cố gắng chút ít, độ căng tăng dần cũng có nghĩa tương lai của bạn được đảm bảo hơn. Hãy cảm ơn chính mình bằng cách tận hưởng niềm hạnh phúc ấy ở hiện tại.
Ví dụ, nếu bạn ngồi học trong thư viện 2 tiếng mỗi ngày và thêm một tiếng ở nhà thay vì la cà cà phê hay shopping, đừng ngại nhét vào quỹ shopping một khoản tiền be bé coi như “đền bù”. Bạn có thể dùng số tiền đó vào tháng cuối cùng của kì học, hay sau khi nhận được kết quả tốt của một cuộc thi nào đó, chẳng hạn.
Dõi theo thành công của một người cố định
Rảnh rỗi, giữa những giờ học căng thẳng, hãy cho phép mình thơ thẩn Facebook hay các trang mạng xã hội, cũng có thể là Yahoo để hỏi thăm một người nào đó, một người bạn hâm mộ hoặc ít nhất cũng ao ước được sống như họ. Đọc, và cảm nhận, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được động viên, khích lệ rất nhiều. Mặc dù người đó và bạn có thể chẳng khi nào nói chuyện trực tiếp với nhau.
Thả phanh đúng lúc
Không ai đồng tình nếu bạn chểnh mảng học hành, chỉ chăm vui chơi. Nhưng bạn học quá nhiều cũng rất nguy hiểm đấy nhé! Stress quá nhiều sẽ gây cảm giác chán nản, tự kỉ, thậm chí ảnh hưởng tới trí não. Nếu quá mệt mỏi, hãy bỏ mặc tất thảy mọi thứ, lên đường cho một chuyến đi nào đó, gần xa không quan trọng, điều đáng quan tâm là bạn đã có thể gạt nó ra khỏi đầu được hay chưa. Hãy trở về, khi bạn thực sự sẵn sàng để “lao vào guồng”, nhé.
Học theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
Hãy sử dụng khẩu hiệu “ăn theo” này và áp dụng với công cuộc học hành của bạn nhé. Học những gì bạn muốn, chăm chỉ với những gì bạn đam mê. Nếu bạn đạt được thành công nào đó, đừng ngại tự thưởng cho chính mình những món quà nhỏ xinh, tùy theo sở thích và nhu cầu của bạn tại thời điểm ấy. Ngay cả khi bạn thất bại, không thể chạm tới giấc mơ, hãy mỉm cười với bản thân. Đó là phần thưởng rất tuyệt để lấy thêm động lực đấy nhé! Đừng ủ rũ và chán nản quá lâu, trừ khi bạn muốn đánh mất tất cả.
Không ngại khoe khoang
Bạn có kế hoạch ra sao, ngày mai sẽ phải làm được những gì, bữa nay đã hoàn thành được những gạch đầu dòng nào trong danh sách ấy... Hãy “trưng diện” chúng lên Facebook của bạn. Những cú click like hay comment chia sẻ sẽ khiến bạn có cảm giác rất nhiều người ở bên ủng hộ. Đoạn đường khó khăn sẽ bớt “tối tăm” hơn nhiều đấy.
Không phải là sống theo nguyện vọng của bố mẹ, khát khao của ông bà, mà là đi theo tiếng gọi của chính mình. Đó là cách đơn giản nhất và cũng là tốt nhất để bạn có thể “học, học mãi, học nữa” mà không biết chán. Một khi biết đích đến, đường đi của mình, bạn sẽ không rơi vào trạng thái “bơ vơ” nữa. Nhiệm vụ còn lại chỉ là theo sát kế hoạch của mình thôi.
Nguyên tắc bù trừ
Nghĩ đơn giản thì rõ ràng chuyện bạn nỗ lực như thế nào ngày hôm nay sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh của bạn trong tương lai. Vì thế, mỗi ngày cố gắng chút ít, độ căng tăng dần cũng có nghĩa tương lai của bạn được đảm bảo hơn. Hãy cảm ơn chính mình bằng cách tận hưởng niềm hạnh phúc ấy ở hiện tại.
Ví dụ, nếu bạn ngồi học trong thư viện 2 tiếng mỗi ngày và thêm một tiếng ở nhà thay vì la cà cà phê hay shopping, đừng ngại nhét vào quỹ shopping một khoản tiền be bé coi như “đền bù”. Bạn có thể dùng số tiền đó vào tháng cuối cùng của kì học, hay sau khi nhận được kết quả tốt của một cuộc thi nào đó, chẳng hạn.
Dõi theo thành công của một người cố định
Rảnh rỗi, giữa những giờ học căng thẳng, hãy cho phép mình thơ thẩn Facebook hay các trang mạng xã hội, cũng có thể là Yahoo để hỏi thăm một người nào đó, một người bạn hâm mộ hoặc ít nhất cũng ao ước được sống như họ. Đọc, và cảm nhận, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy được động viên, khích lệ rất nhiều. Mặc dù người đó và bạn có thể chẳng khi nào nói chuyện trực tiếp với nhau.
Thả phanh đúng lúc
Không ai đồng tình nếu bạn chểnh mảng học hành, chỉ chăm vui chơi. Nhưng bạn học quá nhiều cũng rất nguy hiểm đấy nhé! Stress quá nhiều sẽ gây cảm giác chán nản, tự kỉ, thậm chí ảnh hưởng tới trí não. Nếu quá mệt mỏi, hãy bỏ mặc tất thảy mọi thứ, lên đường cho một chuyến đi nào đó, gần xa không quan trọng, điều đáng quan tâm là bạn đã có thể gạt nó ra khỏi đầu được hay chưa. Hãy trở về, khi bạn thực sự sẵn sàng để “lao vào guồng”, nhé.
Theo Kenh14