- Tham gia
- 28/1/2011
- Bài viết
- 162
Nhà thần học, nhà văn Osho viết về tình yêu:
“Đừng dành dụm tình yêu của bạn và đừng tính đếm. Đừng hà tiện. Bạn sẽ đánh mất tình yêu. Ngược lại, hãy để cho tình đâm hoa kết trái, hãy chia sẻ, hãy phân phát tình, hãy để cho tình lớn lên.
Một ông vua có ba đứa con trai và ông vua này muốn chọn một người thừa kế. Đấy là việc vô cùng khó, bởi cả ba người đều khôn ngoan, dũng cảm và tài hoa. Họ lại là những người anh em sinh ba – cùng một tuổi. Nhà vua đem chuyện này hỏi một nhà thông thái và nhận được một lời khuyên.
Nhà vua trở về nhà, cho gọi ba đứa con. Ông trao cho mỗi người một túi hạt giống hoa và nói với họ là ông phải làm một chuyến hành hương về miền đất thánh.
– Chuyến hành hương phải mất mấy năm. Một năm, hai năm, ba năm, mà có thể còn lâu hơn. Đây sẽ là sự thử thách đối với các con. Những hạt giống này các con trả lại cho cha khi cha quay trở lại, ai người bảo quản giống tốt hơn, người ấy sẽ là người thừa kế của cha.
Và nhà vua bắt đầu chuyến hành hương về miền đất thánh.
Người con trai thứ nhất chẳng biết làm gì với túi hạt giống kia bèn đem cho vào tủ cất, để khi cha trở về những hạt giống vẫn đúng là những hạt giống mà cha trao cho ngày trước.
Người con trai thứ hai nghĩ: “Nếu ta đem cất vào tủ như người anh thì những hạt giống này sẽ hỏng. Mà hạt giống hỏng thì không còn là hạt giống”. Người này mang túi hạt giống ra chợ bán lấy tiền và nghĩ rằng: “Khi cha quay về mình sẽ ra chợ mua túi hạt giống mới, chúng sẽ tốt hơn những hạt giống của cha ngày trước”.
Còn người con trai thứ ba mang túi hạt giống ra vườn ươm, gieo những hạt này trên một vùng đất rộng.
Ba năm sau, vua cha quay trở về. Người con trai thứ nhất mở tủ ra, những hạt giống đã mốc meo. Vua cha bảo: “Đây có phải là những hạt giống mà cha đưa cho con đâu, những hạt giống kia có thể gieo thành những bông hoa và tỏa mùi hương, còn những hạt giống này có mùi thối”. Người con nhất mực phản đối, rằng đây chính là những hạt giống mà cha đã trao ngày trước, nhưng vua cha nói: “Con là người duy vật”.
Người con trai thứ hai chạy ra chợ mua một túi hạt giống mới đưa cho vua cha, nhưng vua cha bảo: “Đây là những hạt giống khác. Suy nghĩ của con quả là hay hơn, nhưng đấy không phải là phẩm chất mà cha muốn nhìn thấy ở người thừa kế. Con là một nhà tâm lý”.
Vua cha bước sang người con trai thứ ba với một niềm hy vọng, nhưng đồng thời cùng với một nỗi lo: “Không biết người con thứ ba đã làm gì?” Người này dẫn vua cha đi ra vườn, nơi có ngàn vạn bông hoa nở thắm và nói với vua cha: “Đây chính là những hạt giống mà cha đã giao cho con, đợi ít nữa hoa tàn con sẽ gom về và giao trả lại cho cha hạt giống”. Vua cha bảo: “Con là người thừa kế của ta. Với hạt giống hoa chính phải hành động là như thế!”
Những ai để dành là không hiểu cuộc đời, còn người tính toán thì cũng là người hiểu chưa thấu đáo, chỉ đầu óc sáng tạo có thể hiểu được cuộc đời. Đấy là vẻ đẹp của hoa – nó không thể nào dành dụm. Nó tượng trưng cho thần thánh – mà thánh thần thì không thể dành dụm để cho nhiều. Nó là biểu tượng của tình yêu – mà tình yêu thì không thể nào tích cóp.
Không ngẫu nhiên mà hoa là biểu tượng của tình yêu ở mọi thời đại, mọi thể chế, mọi quốc gia. Tình yêu cũng giống như hoa – nếu như tình đã nở hoa trong bạn – thì bạn cần đem chia sẻ, đem trao. Và bạn càng trao nhiều bao nhiêu thì khối tình càng lớn. Nếu bạn cứ tiếp tục đem trao tặng thì sẽ đến một ngày bạn sẽ trở thành một mạch nước nguồn không thay đổi của tình yêu.
(sưu tầm)
“Đừng dành dụm tình yêu của bạn và đừng tính đếm. Đừng hà tiện. Bạn sẽ đánh mất tình yêu. Ngược lại, hãy để cho tình đâm hoa kết trái, hãy chia sẻ, hãy phân phát tình, hãy để cho tình lớn lên.
Một ông vua có ba đứa con trai và ông vua này muốn chọn một người thừa kế. Đấy là việc vô cùng khó, bởi cả ba người đều khôn ngoan, dũng cảm và tài hoa. Họ lại là những người anh em sinh ba – cùng một tuổi. Nhà vua đem chuyện này hỏi một nhà thông thái và nhận được một lời khuyên.
Nhà vua trở về nhà, cho gọi ba đứa con. Ông trao cho mỗi người một túi hạt giống hoa và nói với họ là ông phải làm một chuyến hành hương về miền đất thánh.
– Chuyến hành hương phải mất mấy năm. Một năm, hai năm, ba năm, mà có thể còn lâu hơn. Đây sẽ là sự thử thách đối với các con. Những hạt giống này các con trả lại cho cha khi cha quay trở lại, ai người bảo quản giống tốt hơn, người ấy sẽ là người thừa kế của cha.
Và nhà vua bắt đầu chuyến hành hương về miền đất thánh.
Người con trai thứ nhất chẳng biết làm gì với túi hạt giống kia bèn đem cho vào tủ cất, để khi cha trở về những hạt giống vẫn đúng là những hạt giống mà cha trao cho ngày trước.
Người con trai thứ hai nghĩ: “Nếu ta đem cất vào tủ như người anh thì những hạt giống này sẽ hỏng. Mà hạt giống hỏng thì không còn là hạt giống”. Người này mang túi hạt giống ra chợ bán lấy tiền và nghĩ rằng: “Khi cha quay về mình sẽ ra chợ mua túi hạt giống mới, chúng sẽ tốt hơn những hạt giống của cha ngày trước”.
Còn người con trai thứ ba mang túi hạt giống ra vườn ươm, gieo những hạt này trên một vùng đất rộng.
Ba năm sau, vua cha quay trở về. Người con trai thứ nhất mở tủ ra, những hạt giống đã mốc meo. Vua cha bảo: “Đây có phải là những hạt giống mà cha đưa cho con đâu, những hạt giống kia có thể gieo thành những bông hoa và tỏa mùi hương, còn những hạt giống này có mùi thối”. Người con nhất mực phản đối, rằng đây chính là những hạt giống mà cha đã trao ngày trước, nhưng vua cha nói: “Con là người duy vật”.
Người con trai thứ hai chạy ra chợ mua một túi hạt giống mới đưa cho vua cha, nhưng vua cha bảo: “Đây là những hạt giống khác. Suy nghĩ của con quả là hay hơn, nhưng đấy không phải là phẩm chất mà cha muốn nhìn thấy ở người thừa kế. Con là một nhà tâm lý”.
Vua cha bước sang người con trai thứ ba với một niềm hy vọng, nhưng đồng thời cùng với một nỗi lo: “Không biết người con thứ ba đã làm gì?” Người này dẫn vua cha đi ra vườn, nơi có ngàn vạn bông hoa nở thắm và nói với vua cha: “Đây chính là những hạt giống mà cha đã giao cho con, đợi ít nữa hoa tàn con sẽ gom về và giao trả lại cho cha hạt giống”. Vua cha bảo: “Con là người thừa kế của ta. Với hạt giống hoa chính phải hành động là như thế!”
Những ai để dành là không hiểu cuộc đời, còn người tính toán thì cũng là người hiểu chưa thấu đáo, chỉ đầu óc sáng tạo có thể hiểu được cuộc đời. Đấy là vẻ đẹp của hoa – nó không thể nào dành dụm. Nó tượng trưng cho thần thánh – mà thánh thần thì không thể dành dụm để cho nhiều. Nó là biểu tượng của tình yêu – mà tình yêu thì không thể nào tích cóp.
Không ngẫu nhiên mà hoa là biểu tượng của tình yêu ở mọi thời đại, mọi thể chế, mọi quốc gia. Tình yêu cũng giống như hoa – nếu như tình đã nở hoa trong bạn – thì bạn cần đem chia sẻ, đem trao. Và bạn càng trao nhiều bao nhiêu thì khối tình càng lớn. Nếu bạn cứ tiếp tục đem trao tặng thì sẽ đến một ngày bạn sẽ trở thành một mạch nước nguồn không thay đổi của tình yêu.
(sưu tầm)