Tình yêu và tội lỗi- Siphrit Vanhon

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
TÌNH YÊU VÀ TỘI LỖI
(phần một)​
Hôm ấy là một ngày xuân. Trên đường tới cửa hàng tạp hóa “Cây Thập
Tự” tôi chưa thể nghĩ rằng: chính tại nơi đây, chẳng bao lâu nữa sẽ diễn ra một
bi kịch mà tôi bắt buộc phải chứng kiến.
Những cây anh đào đang nở hoa. Mùa xuân đang giục giã con người tìm
hạnh phúc… Sau khi bước qua cổng râm mát của một lâu đài cổ, tôi đã vào tới
trung tâm thị trấn, đi qua một khách sạn bé nhỏ ở Quảng trường Máctơ. Tiếng
lách cách của dao, dĩa và mùi thơm của các món ăn từ khách sạn đưa ra, khiến
tôi thấy nao nao. Mới ăn cách đây được ba tiếng đồng hồ, nhưng qua đây, tôi
bỗng thấy cồn cào, tưởng mình đã ba ngày nay chưa có gì vào dạ dày. Cầu Chúa
phù hộ cho những ai không bị cái đói hành hạ. Phải thú thật, tôi là một người có
những mặt yếu kém rõ rệt. Và mặt yếu nhất của tôi chính là sự thèm ăn, luôn
luôn muốn ăn ngon. Dĩ nhiên cả uống nữa. Kết quả cái yếu chính lại là cái mạnh
hiện lên ở người tôi: tôi cân nặng chín lăm kilô. Và tôi biết rất rõ trong cái thị
trấn bé nhỏ này ở đâu người ta biết nấu ăn, ở đâu có những món ăn ngon.
Nhưng tôi không thể vào. Là một cán bộ kiểm tra tài chính trong khu vực kinh
tế tư nhân, tôi luôn luôn phải tiếp xúc với các chủ hiệu, chủ xưởng, trong đó đã
có người chủ của cửa hàng “Cây Thập Tự”. Năm ngoái, người chủ này đã phải
nộp phạt hai ngàn mác. Chắc lúc này ông ta sắp ăn trưa. Hiển nhiên ông ta
không muốn tôi có mặt trong lúc ông ta ăn.
Thật lạ lùng. Trong một thị trấn chưa đầy sáu ngàn dân mà lại có hai cửa
hàng tạp hóa: một cửa hàng của mậu dịch quốc doanh và cửa hàng “Cây Thập
Tự”. Cửa hàng mậu dịch đặt ngay cạnh phố chợ, vị trí thật thuận tiện, cơ sở
rộng rãi, trang bị hiện đại, nhân viên đông, nhưng lãi và doanh thu chẳng hơn gì
cửa hàng tư nhân “Cây Thập Tự”. Đấy là việc của quốc gia. Tôi chỉ lo sao hoàn
thành được phận sự của mình.
“Cây Thập Tự” ở trong một phố nhỏ, không xa cửa hàng của nhà nước bao
nhiêu. Ngày trước ở đây người người ta bán đủ thứ: xăng, dầu hỏa, xi đánh giầy,
thuốc diệt chuột, nước hoa, bột lúa mạch, nhưng bây giờ có lẽ vì chuyên môn
hóa kinh doanh hoặc vì những duyên cớ nào khác các mặt hàng đã ít đi rất
nhiều.
Khi tôi tạt qua đường sang thăm “Cây Thập Tự”, đồng hồ chỉ đúng mười hai
rưỡi. Một người đàn bà đã đứng tuổi vừa ra khỏi cửa hàng. Chủ hiệu tiễn đưa ra
tận cửa:
- Xin tạm biệt chị! Mong chị sớm quay lại để mang lại niềm vui cho cửa hiệu
chúng tôi!
Người chủ vừa nói vừa cúi gập người lại, lịch sự hết chỗ nói. Chính vì cử chỉ
ấy mà dân chúng vẫn gọi ông là một “con dao gấp”.
Ông ta vẫn đắm đuối nhìn theo người đàn bà nên không biết tôi tới gần.
- Ôi cha, anh Hackơ! Chào anh, chào anh! – “Con dao gấp” bật người dậy –
Anh đến đây và việc công hay tư đấy?
- Chào ông, tôi đến như thường lệ! – Tôi đáp và nắm bàn tay người chủ hiệu
đưa ra.
Khi khép cửa, ông ta còn cố nhìn theo người đàn bà đã đi xa một lần nữa.
Tôi để ý thấy chị ta có đôi chân khá đẹp. Chủ hiệu tinh ý nói:
- Ô, anh Hackơ, đàn bà làm chúng ta khốn khổ đến thế đấy! – Ông ta thở dài.
- Vâng, chính thế! – Tôi đáp.
- Như vậy là chúng ta có chung một quan điểm về phụ nữ. - Chủ hiệu nói và
đặt bàn tay lên tay tôi, tỏ ra rất thân mật – Chúng ta là những chàng trai chưa
vợ, chúng ta biết đánh giá quá mức cái đẹp của nữ giới, phải vậy không anh
Hackơ?
........
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST
 

Đính kèm

×
Quay lại
Top Bottom