- Tham gia
- 7/4/2013
- Bài viết
- 1.689
Mẹ tôi kể, thời bao cấp, trong làng không có gì ăn. Cha tôi ở cuối ngõ, mẹ ở đầu ngõ, vì chơi bắn thun với nhau quá nhiều nên tự nhiên nảy sinh tình cảm. Mẹ và ba chiều nào cũng đạp xe đạp một vòng quanh biển. Có hôm mẹ tôi chơi dại đứng lên cả lên yên xe đạp, bị lật ngã nhào mấy vòng khiến cả hai người bị thương nghiêm trọng. Thế là mẹ nghỉ chơi với ba, mặc dù ba đã nhiều lần vượt tường xin lỗi vì đã không xử lý được tình huống chết người đó.
...
Sau nhiều lần giận hờn, mẹ quyết định quen lại với ba, chỉ được 3 ngày sau lại tiếp tục rủ nhau đi chơi. 5 năm sau đó, ba mẹ tổ chức đám cưới đơn giản ngay tại nhà. Người lớn trong dòng họ cũng chẳng nghĩ nhiều, vì hồi đó nghèo thì nghèo chung, chỉ cần 2 đứa sống hạnh phúc yên ổn là được lắm rồi.
Ba tôi thậm chí không mặc nổi chiếc áo vest tử tế. Mẹ không có áo cưới, phải mặc tạm một chiếc áo dài mượn từ nhà hàng xóm.
Vì ở quê quá nghèo, ba mẹ tôi quyết định dạt vào Nam sinh sống. Không có bất cứ dự định gì trong tương lai, chỉ với hai bàn tay trắng, ba thất nghiệp còn lúc đó mẹ đang có thai chị tôi. “Mẹ đói quá đến nỗi 1 gói mì phải chia làm đôi”. Nhà tôi bán đi một nửa tài sản để trả nợ. Cũng trong năm đó, liên tiếp những sự việc không may xảy đến. Khi hồi tưởng lại những việc ấy, mẹ chỉ khóc.
...
Tôi may mắn sinh ra đúng vào thời điểm gia đình đã khá hơn dạo trước. Chính vì mẹ không muốn tôi lặp lại sự nghèo khó của nhà khi trước, mẹ chăm bẵm tôi kĩ càng hơn rất nhiều. Mẹ nói: “ Sau này lấy thằng chồng nào có thể lo được cho con. Nó có kinh tế thì con mới bớt khổ”.
Tôi chia sẻ với các bạn những câu chuyện riêng tư ấy, vì tôi thấy bây giờ đại đa số người trẻ đều chọn chồng theo mong ước của cha mẹ. “Lấy thằng chồng nào có kinh tế”. Khác với ngày xưa, việc chọn vợ chọn chồng chủ yếu dựa trên tình yêu, giờ đây các bạn trẻ chọn người bạn đời trên khuynh hướng thực dụng. Ngày nhỏ, tôi hay nghĩ kiểu sến sến như tình yêu sẽ vượt qua mọi rào cản về giai cấp địa vị. Nhưng kì thực bất cứ bé gái nào cũng mong muốn được kết hôn với hoàng tử, và nếu có là lọ lem, cũng phải được phong 1 tước hiệu để có thể xứng đôi với anh chàng vừa đẹp vừa giàu có này. Bạn yêu là một chuyện, nhưng chuyện quan trọng hơn cả, chính là bạn luôn đặt sự chú ý về gia cảnh của anh chàng(cô nàng) đó trước khi tiến tới con đường hôn nhân.
Đơn cử chính là bí quyết cưa gái của thằng bạn tôi. Sắm một chiếc xe thật oách. Ăn mặc lịch sự hơn, xài iphone, máy tính bảng nhoay nhoáy. Nếu đi uống cà phê sẽ nổ về mức lương hiện tại trong công ty.
Tôi không biết hiệu quả của trò cưa gái nhanh đến đâu, mà chỉ trong vòng hai tuần, đã có hai em chết dưới tay của anh chàng ngoại hình quá bình thường này. Đơn giản, họ hiểu hơn ai hết điều mình cần chính là một sự đảm bảo hợp lý cho tương lai về sau. Người ta gọi những chàng dễ cưới vợ được xét theo tiêu chuẩn 3 có:
1 – Có công việc ổn định, lương cao.
2 – Có gia đình khá giả.
3 – Có xe đẹp.
Với cánh đàn ông, lựa chọn người bạn đời xem chừng cũng phải đánh giá nhiều mặt. Thứ nhất là ngoại hình cần ưa nhìn, thứ hai gia đình nàng cũng phải thuộc hàng khá, thứ ba chính là nàng cũng phải có công ăn việc làm hoàn chỉnh. Không biết các bạn nghĩ sao chứ tôi thì ghét nhất cái câu một đứa con trai hay hỏi đứa con gái:
- Ba em là gì? Mẹ em làm gì?
Đó dường như là câu tìm hiểu khá phổ biến trong lần hẹn đầu tiên phải không nhỉ?
Nói đến đây, tôi chợt nhận ra rằng đàn ông và phụ nữ đều có áp lực rất giống nhau. Vì sự thực cả hai phe đều nhìn vào nhau để đánh giá mặt nào phù hợp, chưa phù hợp trước khi gật đầu cho một mối quan hệ. Em họ tôi yêu một anh lớn tuổi hơn hai năm, cao 1m83, sinh năm 1988 rồi mà vẫn đang còn học đại học. Điều đầu tiên mọi người hỏi khi nó công khai chuyện tình cảm không phải “Nó tên là gì? Nó có đẹp không?” mà là “Giàu không đó mày? Có việc làm chưa?”. Xui thay là anh chàng cao to, đẹp trai của em họ tôi chưa có việc, đang còn học năm 3. Thế là cả cả ông bà, anh chị và bạn bè xúm vô phản đối, mặc dù nó luôn thanh minh là anh chàng rất có chí, hiền lành, vân vân và vân vân….
Chiều nay tôi nhận được tin, em họ tôi nói về quê rồi sẽ chính thức chia tay với anh chàng đó. Tôi bèn khuyên nhủ: “ Không nên nghe mọi người nói này nói nọ, quan trọng là em thấy anh ta tốt hay không thôi mà”. Nó thút thít khóc: “ Chịu thôi chị ơi, không có công ăn việc làm thì sau này sao lo cho em được”.
Trăn trở của em họ tôi cũng chính là trăn trở của tôi, của những người trẻ hiện đại. Xã hội phát triển quá nhanh khiến đầu óc con người ngày càng thực dụng hơn. Thực dụng trong các mối quan hệ, lúc nào cũng phải vài phút để suy nghĩ mình sẽ được gì trong mối quan hệ này. Thiết nghĩ, nếu ngày xưa mẹ suy nghĩ vì ba tôi không hề có việc làm ổn định thì chắc chắn tôi chẳng thể nào mở mắt mà thấy mặt trời được nữa. Ba tôi thậm chí còn thất nghiệp và không lo nổi kinh tế cho gia đình, nhưng rồi hai vợ chồng cũng đứng dậy sau thất bại và vững bước đi lên. Còn thời nay, kiếm được một anh chồng giàu, một cô vợ có gia cảnh khá cũng đủ đảm bảo cho một tương lai an toàn rồi.
Buổi tối, máy tôi reo lên một cuộc điện thoại. Anh chàng lớp kế bên sau một hồi chat chit hỏi thăm sức khoẻ, cũng muốn biết thêm về tình hình này của tôi với giọng điệu khá sốt sắng:
...
Sau nhiều lần giận hờn, mẹ quyết định quen lại với ba, chỉ được 3 ngày sau lại tiếp tục rủ nhau đi chơi. 5 năm sau đó, ba mẹ tổ chức đám cưới đơn giản ngay tại nhà. Người lớn trong dòng họ cũng chẳng nghĩ nhiều, vì hồi đó nghèo thì nghèo chung, chỉ cần 2 đứa sống hạnh phúc yên ổn là được lắm rồi.
Ba tôi thậm chí không mặc nổi chiếc áo vest tử tế. Mẹ không có áo cưới, phải mặc tạm một chiếc áo dài mượn từ nhà hàng xóm.
Vì ở quê quá nghèo, ba mẹ tôi quyết định dạt vào Nam sinh sống. Không có bất cứ dự định gì trong tương lai, chỉ với hai bàn tay trắng, ba thất nghiệp còn lúc đó mẹ đang có thai chị tôi. “Mẹ đói quá đến nỗi 1 gói mì phải chia làm đôi”. Nhà tôi bán đi một nửa tài sản để trả nợ. Cũng trong năm đó, liên tiếp những sự việc không may xảy đến. Khi hồi tưởng lại những việc ấy, mẹ chỉ khóc.
...
Tôi may mắn sinh ra đúng vào thời điểm gia đình đã khá hơn dạo trước. Chính vì mẹ không muốn tôi lặp lại sự nghèo khó của nhà khi trước, mẹ chăm bẵm tôi kĩ càng hơn rất nhiều. Mẹ nói: “ Sau này lấy thằng chồng nào có thể lo được cho con. Nó có kinh tế thì con mới bớt khổ”.
Tôi chia sẻ với các bạn những câu chuyện riêng tư ấy, vì tôi thấy bây giờ đại đa số người trẻ đều chọn chồng theo mong ước của cha mẹ. “Lấy thằng chồng nào có kinh tế”. Khác với ngày xưa, việc chọn vợ chọn chồng chủ yếu dựa trên tình yêu, giờ đây các bạn trẻ chọn người bạn đời trên khuynh hướng thực dụng. Ngày nhỏ, tôi hay nghĩ kiểu sến sến như tình yêu sẽ vượt qua mọi rào cản về giai cấp địa vị. Nhưng kì thực bất cứ bé gái nào cũng mong muốn được kết hôn với hoàng tử, và nếu có là lọ lem, cũng phải được phong 1 tước hiệu để có thể xứng đôi với anh chàng vừa đẹp vừa giàu có này. Bạn yêu là một chuyện, nhưng chuyện quan trọng hơn cả, chính là bạn luôn đặt sự chú ý về gia cảnh của anh chàng(cô nàng) đó trước khi tiến tới con đường hôn nhân.
Đơn cử chính là bí quyết cưa gái của thằng bạn tôi. Sắm một chiếc xe thật oách. Ăn mặc lịch sự hơn, xài iphone, máy tính bảng nhoay nhoáy. Nếu đi uống cà phê sẽ nổ về mức lương hiện tại trong công ty.
Tôi không biết hiệu quả của trò cưa gái nhanh đến đâu, mà chỉ trong vòng hai tuần, đã có hai em chết dưới tay của anh chàng ngoại hình quá bình thường này. Đơn giản, họ hiểu hơn ai hết điều mình cần chính là một sự đảm bảo hợp lý cho tương lai về sau. Người ta gọi những chàng dễ cưới vợ được xét theo tiêu chuẩn 3 có:
1 – Có công việc ổn định, lương cao.
2 – Có gia đình khá giả.
3 – Có xe đẹp.
Với cánh đàn ông, lựa chọn người bạn đời xem chừng cũng phải đánh giá nhiều mặt. Thứ nhất là ngoại hình cần ưa nhìn, thứ hai gia đình nàng cũng phải thuộc hàng khá, thứ ba chính là nàng cũng phải có công ăn việc làm hoàn chỉnh. Không biết các bạn nghĩ sao chứ tôi thì ghét nhất cái câu một đứa con trai hay hỏi đứa con gái:
- Ba em là gì? Mẹ em làm gì?
Đó dường như là câu tìm hiểu khá phổ biến trong lần hẹn đầu tiên phải không nhỉ?
Nói đến đây, tôi chợt nhận ra rằng đàn ông và phụ nữ đều có áp lực rất giống nhau. Vì sự thực cả hai phe đều nhìn vào nhau để đánh giá mặt nào phù hợp, chưa phù hợp trước khi gật đầu cho một mối quan hệ. Em họ tôi yêu một anh lớn tuổi hơn hai năm, cao 1m83, sinh năm 1988 rồi mà vẫn đang còn học đại học. Điều đầu tiên mọi người hỏi khi nó công khai chuyện tình cảm không phải “Nó tên là gì? Nó có đẹp không?” mà là “Giàu không đó mày? Có việc làm chưa?”. Xui thay là anh chàng cao to, đẹp trai của em họ tôi chưa có việc, đang còn học năm 3. Thế là cả cả ông bà, anh chị và bạn bè xúm vô phản đối, mặc dù nó luôn thanh minh là anh chàng rất có chí, hiền lành, vân vân và vân vân….
Chiều nay tôi nhận được tin, em họ tôi nói về quê rồi sẽ chính thức chia tay với anh chàng đó. Tôi bèn khuyên nhủ: “ Không nên nghe mọi người nói này nói nọ, quan trọng là em thấy anh ta tốt hay không thôi mà”. Nó thút thít khóc: “ Chịu thôi chị ơi, không có công ăn việc làm thì sau này sao lo cho em được”.
Trăn trở của em họ tôi cũng chính là trăn trở của tôi, của những người trẻ hiện đại. Xã hội phát triển quá nhanh khiến đầu óc con người ngày càng thực dụng hơn. Thực dụng trong các mối quan hệ, lúc nào cũng phải vài phút để suy nghĩ mình sẽ được gì trong mối quan hệ này. Thiết nghĩ, nếu ngày xưa mẹ suy nghĩ vì ba tôi không hề có việc làm ổn định thì chắc chắn tôi chẳng thể nào mở mắt mà thấy mặt trời được nữa. Ba tôi thậm chí còn thất nghiệp và không lo nổi kinh tế cho gia đình, nhưng rồi hai vợ chồng cũng đứng dậy sau thất bại và vững bước đi lên. Còn thời nay, kiếm được một anh chồng giàu, một cô vợ có gia cảnh khá cũng đủ đảm bảo cho một tương lai an toàn rồi.
Buổi tối, máy tôi reo lên một cuộc điện thoại. Anh chàng lớp kế bên sau một hồi chat chit hỏi thăm sức khoẻ, cũng muốn biết thêm về tình hình này của tôi với giọng điệu khá sốt sắng:
- Em ơi, ba em là gì? Mẹ em là gì vậy?
...St...
...St...