- Tham gia
- 26/6/2009
- Bài viết
- 2.855
Sau khi những bức ảnh về “bữa ăn chiều chạy sô” của các bạn xuất hiện trên báo Mực Tím 1.034, nhiều teen gửi thư về than thở: “Không biết ăn thế nào cho đủ chất!”.
Ngay lập tức, Mực Tím đã làm một cuộc khảo sát với 100 bạn học sinh ở TP.HCM về Dinh dưỡng trong bữa ăn của teen. 99 bạn trả lời: “Không biết mình ăn có đủ chất không?”
Thực đơn thiếu chất của teenAi cũng biết, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Thế nhưng chỉ có 28% các bạn thực hiện khảo sát “luôn luôn ăn sáng”, 70% còn lại “gãi đầu” cười trừ với a, b, c… các lí do. Cá biệt, có nhiều bạn còn khẳng định: không bao giờ ăn sáng. Đã bỏ bê một bữa ăn quan trọng, các bạn còn “bỏ quên” luôn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết. Thay vì ưu ái những món ăn no, đa dạng: hủ tiếu, cơm tấm, bún bò… teen lại chọn các món “nhanh, gọn, rẻ”: bánh mì, xôi…
Thực đơn buổi trưa “có tiến bộ” hơn, nhưng thỉnh thoảng vẫn “lặp lại điệp khúc của buổi sáng” với bánh mì ngọt, bánh mì thịt, cơm, hủ tiếu… Buổi chiều, trước khi đi học thêm 71% các bạn “bắt tay” với bánh tráng trộn, trà sữa hoặc để bụng tối về nhà ăn cơm. Buổi tối là bữa ăn “hả hê” nhất trong ngày với cơm, thịt, cá, rau xanh… nhưng đa phần các bạn lại ăn khá ít cơm so với tuổi đang lớn, chỉ từ 1 – 2 bát.
Kết quả của thói quen ăn uống này là 97 bạn thú thiệt: “Cảm thấy mệt mỏi, không tập trung học được … ”.
Bác sĩ “tuýt còi”
Bác sĩ Đào Thị Yến Phi (Giảng viên Đại học Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM) vừa xem qua kết quả khảo sát đã “lắc đầu” và “báo động đỏ”: các bạn đang sai lầm trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Thực đơn hàng ngày của teen đang thiếu về “lượng” lẫn về “chất”.
Các món ăn “khoái khẩu”: bánh tráng trộn, bánh mì… nhìn bên ngoài thì “dễ thương”, giúp no nhanh nhưng bên thực chất chỉ là dầu mỡ, tinh bột không hề có chất dinh dưỡng. Thậm chí nguồn gốc các món ăn này cũng là một dấu chấm hỏi to về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Về lượng, theo khảo sát, những khẩu phần ăn của teen (dù đã chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày) nhưng vẫn chỉ từ 1.500 – 1.700 calories. Trong khi cơ thể “đòi” phải có từ 2.000 – 2.200 calories/ngày để vừa xây dựng cơ thể, vừa đáp ứng các nhu cầu hoạt động. Những bữa ăn “ốm yếu’ này làm teen thường có cảm giác “đói meo” hoặc ăn “không biết no”. Nhưng điều này rất nguy hiểm cho cơ thể vì sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, đường ruột dẫn đến nguy cơ đau bụng, bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, việc thiếu các chất dinh dưỡng lâu ngày cũng dẫn đến những các bệnh: hay quên thiếu đường, chất béo bạn sẽ hay quên, mất dần khả năng tập trung nhưng dư quá bạn sẽ béo phì, có nguy cơ tiểu đường.
Tính toán “thu – chi” cho cơ thể
Có quá muộn để “cấp cứu” cơ thể không? Hi hi, không đâu, chỉ cần từ giờ bạn chú ý đến khẩu phần ăn hằng ngày của chính mình. Đầy đủ các nhóm dưỡng chất (bột, béo, đường, đạm, xơ, canxi, khoáng chất) để cơ thể phát triển và đầy đủ năng lượng cho các hoạt động học tập, sinh hoạt. Mẹo nhỏ để “quản lí năng lượng” cho bạn là: làm một phép toán “thu-chi” năng lượng thực phẩm:
Cô Thanh Hà (phụ huynh của bạn Quỳnh Anh lớp 10 THPT Năng Khiếu, Q.5, TP.HCM) chia sẻ: “Biết con mình ăn uống bên ngoài thiếu chất, nên mỗi buổi sáng cô đều nhắc Q.A mang theo sữa để uống thêm sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa. Một tuần cô đều nấu đầy đủ các món: thịt bò, thịt heo, rau xào, canh (cô luôn khuyến khích Q.A ăn nhiều rau), cá 1 tuần/2 bữa, tôm 1 tuần/ bữa ”.Bác sĩ Đào Thị Yến Phi nhắc nhở thêm: “Trong mùa nắng nóng như hiện nay, teen cần bổ sung vào thực đơn hơn 2 lít nước mỗi ngày. Uống nước cũng giúp tiêu hóa tốt hơn, giữ cơ thể cân bằng, tỉnh táo”.
Hiệu chỉnh bởi quản lý: