- Tham gia
- 11/12/2023
- Bài viết
- 210
“Công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này là một cuộc cách mạng chiến lược, rất cần thiết. Cuộc cách mạng chiến lược này đã được đặt ra nhiều lần nhưng bây giờ, chúng ta thấy một quyết tâm chính trị rất lớn được đặt ra và thực hiện quyết liệt, có sự chung tay của toàn Đảng, toàn dân. Điều còn lại là tổ chức thực hiện cuộc cách mạng chiến lược này như thế nào”.
TS Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II, khẳng định điều này khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM. Ông cho rằng cuộc cách mạng chiến lược này không nên cầu toàn vì thời gian không cho phép và phải đi vào các vấn đề cốt lõi.
Tăng cường trách nhiệm giải trình
. Phóng viên: Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều sự sáp nhập rồi sau đó phải tách ra và nâng cấp nhiệm vụ các cơ quan. Vậy nguyên tắc cho cuộc cách mạng chiến lược tinh gọn bộ máy lần này, theo ông là gì?
+ TS Lê Đình Thăng: Nguyên tắc chung là khi sáp nhập, tinh gọn các bộ, ban ngành, sở… phải dựa trên một tính toán khoa học, cân nhắc kỹ lưỡng về chức năng, nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới. Việc này giúp bộ máy tinh gọn được vận hành thông suốt, với thủ tục hành chính đơn giản nhất qua việc giảm thiểu các đầu mối trung gian. Đây cũng là mục tiêu lớn để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Tôi cho rằng việc tính toán khoa học, cân nhắc kỹ dựa trên chức năng, nhiệm vụ sẽ tránh áp đặt một mô hình chung cho các ban, bộ, ngành, địa phương. Bởi mỗi nơi đều có những yêu cầu quản trị đặc thù. Chẳng hạn, một TP thì cần phải có công tác quy hoạch và quản trị đô thị nhưng một địa phương miền núi thì quản trị nông thôn mới là cấp thiết…
Chúng ta phải luôn quán triệt nguyên tắc “một việc chỉ do một cơ quan thực thi” vì đó cũng là cách tăng trách nhiệm giải trình của hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, tinh gọn và rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Điều này liên quan đến phân cấp, phân quyền để rõ việc thực hiện nhiệm vụ và xác định trách nhiệm.
. Phân cấp, phân quyền đã và đang được tiến hành với những biện pháp khá toàn diện, từ sửa luật đến cho phép các địa phương có những nghị quyết đặc thù. Vậy vì sao đến giờ phân cấp, phân quyền mới được đẩy mạnh như vậy?
+ Chúng ta bước ra từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp trong gần 40 năm qua. Tư duy bao cấp ít nhiều vẫn còn trong hệ thống. Vì vậy, thiết kế chính sách đôi khi cũng vướng tư duy này. Đòi hỏi cấp thiết bây giờ là cởi trói tư duy, thay đổi tư duy để phân cấp, phân quyền, tránh câu chuyện chúng ta đã từng thấy là “cái gì cũng đưa lên Thủ tướng”.
Tăng cường trách nhiệm giải trình là mục tiêu cần nhắm đến trong cuộc cách mạng chiến lược này. Sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần đi đôi với phân định rõ trách nhiệm của ai, đến đâu. Đồng thời, đẩy mạnh công khai, minh bạch để người dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và tự mình thực thi các quy định của luật, pháp luật.
Lâu nay, chúng ta hay nghe nói đến việc “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, họ chịu trách nhiệm đến đâu, như thế nào… thì dường như chưa có cơ sở cụ thể. Cũng bởi nhiều khi “người đứng đầu” không được phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng và do vậy sẽ khó xác định trách nhiệm khi một việc có sự chậm trễ hoặc sai sót xảy ra.
Tất nhiên, nguyên do cũng đến từ việc có những sự lạm dụng khi được phân cấp, phân quyền trước đây trong giao nhiệm vụ hay tuyển dụng, bổ nhiệm... Lẽ ra phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát thì chúng ta chưa thực hiện tốt việc này một cách triệt để.
Minh bạch trong cơ chế để vận hành hiệu quả
. Tôi cho rằng đang có những chuyển động trong thiết kế chính sách hiện nay để giải quyết những vấn đề này.
+ Chúng ta thấy vài năm gần đây, ở rất nhiều diễn đàn, doanh nghiệp (DN) nhà nước thì mong muốn được như DN tư nhân, còn DN tư nhân lại mong được như DN nhà nước. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Chắc chắn vẫn là vấn đề phân cấp, phân quyền và đánh giá cán bộ.
Kinh doanh thì bao giờ cũng rủi ro và khi có rủi ro thì người đứng đầu DN nhà nước có thể bị quy cho là “làm mất vốn nhà nước”. Dịp sửa Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước lần này, Thủ tướng đã có những phát biểu định hướng rất rõ để phân định rạch ròi quản lý nhà nước và kinh doanh của DN, tránh nhầm lẫn nhiệm vụ chính trị và kinh doanh. Cái nào của Nhà nước, cái nào của DN thì cần phải được làm rõ ràng.
Có nhiều vấn đề như vậy cũng xảy ra với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ. Chẳng hạn với các bệnh viện công, khi dịch COVID-19 xảy ra, có đơn vị phải dùng tích lũy hàng chục năm của mình để chi cho những khoản mà lẽ ra Nhà nước phải trả tiền khi huy động họ…
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này chắc chắn cũng phải tính đến việc xác định cơ chế để xử lý những vấn đề nói trên một cách rõ ràng, rành mạch. Qua đó, vừa giảm được các đầu mối trung gian vừa có cơ chế minh bạch để giúp không chỉ hệ thống mà cả xã hội vận hành an toàn, hợp pháp và hiệu quả.
Giao quyền thực chất cho người đứng đầu
. Trên các diễn đàn về cuộc cách mạng chiến lược về tinh gọn bộ máy lần này, chắc hẳn ông cũng thấy có nhiều ý kiến, kể cả từ cán bộ cấp cao, lo ngại việc người tài sẽ rời đi…
+ Một thực tế như tôi đã đề cập ở trên là người đứng đầu không được giao một cách rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm giải trình. Do vậy, khâu đánh giá cán bộ cần được cải thiện để bộ máy có thể tận dụng được nhân tài phục vụ phát triển đất nước.
Chúng ta cần tránh việc đánh giá theo công thức định sẵn và người đứng đầu không được trao quyền thực chất để có thể đưa ra quyết định hợp lý từ nhu cầu tuyển dụng, đào tạo bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ... Chỉ có giao quyền thực chất và thiết lập cơ chế giải trình trách nhiệm thì mới giữ chân được những cán bộ giỏi.
Đi cùng với cuộc cách mạng chiến lược về sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải tư duy lại phương thức quản trị đất nước, trong đó có quản trị nhân lực. Chẳng hạn, trả lương thì phải làm rõ thẩm quyền trả lương, cách thức trả lương như thế nào. Bây giờ, một người đứng đầu muốn nâng lương trước thời hạn cho một nhân viên xuất sắc có được không? Theo “mô-tip” chung hiện nay thì không được.
Như vậy, tôi cho rằng phải có cơ chế “nếu một bộ trưởng hay chủ tịch UBND tỉnh thấy một công chức, viên chức dưới quyền làm việc rất xuất sắc thì hoàn toàn có thể tăng lương ngay cho họ”. Chính sách lương hoàn toàn có thể giao quyền chủ động như vậy cho các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh và những người đứng đầu tương đương.
. Ý ông là thay đổi tư duy quản trị là điều cốt lõi của sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
+ Qua báo chí, chúng tôi rất ấn tượng với phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Kinh tế Trung ương vừa qua rằng “cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động”.
Thay đổi tư duy quản trị quốc gia phải theo hướng như vậy thì cuộc cách mạng chiến lược mới đạt được các mục tiêu đề ra.
. Xin cảm ơn ông.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
TS Lê Đình Thăng, Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành II, khẳng định điều này khi trao đổi với Pháp Luật TP.HCM. Ông cho rằng cuộc cách mạng chiến lược này không nên cầu toàn vì thời gian không cho phép và phải đi vào các vấn đề cốt lõi.
Tăng cường trách nhiệm giải trình
. Phóng viên: Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều sự sáp nhập rồi sau đó phải tách ra và nâng cấp nhiệm vụ các cơ quan. Vậy nguyên tắc cho cuộc cách mạng chiến lược tinh gọn bộ máy lần này, theo ông là gì?
+ TS Lê Đình Thăng: Nguyên tắc chung là khi sáp nhập, tinh gọn các bộ, ban ngành, sở… phải dựa trên một tính toán khoa học, cân nhắc kỹ lưỡng về chức năng, nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới. Việc này giúp bộ máy tinh gọn được vận hành thông suốt, với thủ tục hành chính đơn giản nhất qua việc giảm thiểu các đầu mối trung gian. Đây cũng là mục tiêu lớn để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới.
Tôi cho rằng việc tính toán khoa học, cân nhắc kỹ dựa trên chức năng, nhiệm vụ sẽ tránh áp đặt một mô hình chung cho các ban, bộ, ngành, địa phương. Bởi mỗi nơi đều có những yêu cầu quản trị đặc thù. Chẳng hạn, một TP thì cần phải có công tác quy hoạch và quản trị đô thị nhưng một địa phương miền núi thì quản trị nông thôn mới là cấp thiết…
Chúng ta phải luôn quán triệt nguyên tắc “một việc chỉ do một cơ quan thực thi” vì đó cũng là cách tăng trách nhiệm giải trình của hệ thống, đảm bảo hệ thống hoạt động thông suốt, tinh gọn và rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị. Điều này liên quan đến phân cấp, phân quyền để rõ việc thực hiện nhiệm vụ và xác định trách nhiệm.
. Phân cấp, phân quyền đã và đang được tiến hành với những biện pháp khá toàn diện, từ sửa luật đến cho phép các địa phương có những nghị quyết đặc thù. Vậy vì sao đến giờ phân cấp, phân quyền mới được đẩy mạnh như vậy?
+ Chúng ta bước ra từ mô hình tập trung quan liêu bao cấp trong gần 40 năm qua. Tư duy bao cấp ít nhiều vẫn còn trong hệ thống. Vì vậy, thiết kế chính sách đôi khi cũng vướng tư duy này. Đòi hỏi cấp thiết bây giờ là cởi trói tư duy, thay đổi tư duy để phân cấp, phân quyền, tránh câu chuyện chúng ta đã từng thấy là “cái gì cũng đưa lên Thủ tướng”.
Tăng cường trách nhiệm giải trình là mục tiêu cần nhắm đến trong cuộc cách mạng chiến lược này. Sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần đi đôi với phân định rõ trách nhiệm của ai, đến đâu. Đồng thời, đẩy mạnh công khai, minh bạch để người dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và tự mình thực thi các quy định của luật, pháp luật.
Lâu nay, chúng ta hay nghe nói đến việc “người đứng đầu phải chịu trách nhiệm”. Tuy nhiên, họ chịu trách nhiệm đến đâu, như thế nào… thì dường như chưa có cơ sở cụ thể. Cũng bởi nhiều khi “người đứng đầu” không được phân cấp, phân quyền một cách rõ ràng và do vậy sẽ khó xác định trách nhiệm khi một việc có sự chậm trễ hoặc sai sót xảy ra.
Tất nhiên, nguyên do cũng đến từ việc có những sự lạm dụng khi được phân cấp, phân quyền trước đây trong giao nhiệm vụ hay tuyển dụng, bổ nhiệm... Lẽ ra phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát thì chúng ta chưa thực hiện tốt việc này một cách triệt để.
Minh bạch trong cơ chế để vận hành hiệu quả
. Tôi cho rằng đang có những chuyển động trong thiết kế chính sách hiện nay để giải quyết những vấn đề này.
+ Chúng ta thấy vài năm gần đây, ở rất nhiều diễn đàn, doanh nghiệp (DN) nhà nước thì mong muốn được như DN tư nhân, còn DN tư nhân lại mong được như DN nhà nước. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Chắc chắn vẫn là vấn đề phân cấp, phân quyền và đánh giá cán bộ.
Kinh doanh thì bao giờ cũng rủi ro và khi có rủi ro thì người đứng đầu DN nhà nước có thể bị quy cho là “làm mất vốn nhà nước”. Dịp sửa Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước lần này, Thủ tướng đã có những phát biểu định hướng rất rõ để phân định rạch ròi quản lý nhà nước và kinh doanh của DN, tránh nhầm lẫn nhiệm vụ chính trị và kinh doanh. Cái nào của Nhà nước, cái nào của DN thì cần phải được làm rõ ràng.
Có nhiều vấn đề như vậy cũng xảy ra với các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ. Chẳng hạn với các bệnh viện công, khi dịch COVID-19 xảy ra, có đơn vị phải dùng tích lũy hàng chục năm của mình để chi cho những khoản mà lẽ ra Nhà nước phải trả tiền khi huy động họ…
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này chắc chắn cũng phải tính đến việc xác định cơ chế để xử lý những vấn đề nói trên một cách rõ ràng, rành mạch. Qua đó, vừa giảm được các đầu mối trung gian vừa có cơ chế minh bạch để giúp không chỉ hệ thống mà cả xã hội vận hành an toàn, hợp pháp và hiệu quả.
Giao quyền thực chất cho người đứng đầu
. Trên các diễn đàn về cuộc cách mạng chiến lược về tinh gọn bộ máy lần này, chắc hẳn ông cũng thấy có nhiều ý kiến, kể cả từ cán bộ cấp cao, lo ngại việc người tài sẽ rời đi…
+ Một thực tế như tôi đã đề cập ở trên là người đứng đầu không được giao một cách rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ cũng như trách nhiệm giải trình. Do vậy, khâu đánh giá cán bộ cần được cải thiện để bộ máy có thể tận dụng được nhân tài phục vụ phát triển đất nước.
Chúng ta cần tránh việc đánh giá theo công thức định sẵn và người đứng đầu không được trao quyền thực chất để có thể đưa ra quyết định hợp lý từ nhu cầu tuyển dụng, đào tạo bổ nhiệm, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá cán bộ... Chỉ có giao quyền thực chất và thiết lập cơ chế giải trình trách nhiệm thì mới giữ chân được những cán bộ giỏi.
Đi cùng với cuộc cách mạng chiến lược về sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải tư duy lại phương thức quản trị đất nước, trong đó có quản trị nhân lực. Chẳng hạn, trả lương thì phải làm rõ thẩm quyền trả lương, cách thức trả lương như thế nào. Bây giờ, một người đứng đầu muốn nâng lương trước thời hạn cho một nhân viên xuất sắc có được không? Theo “mô-tip” chung hiện nay thì không được.
Như vậy, tôi cho rằng phải có cơ chế “nếu một bộ trưởng hay chủ tịch UBND tỉnh thấy một công chức, viên chức dưới quyền làm việc rất xuất sắc thì hoàn toàn có thể tăng lương ngay cho họ”. Chính sách lương hoàn toàn có thể giao quyền chủ động như vậy cho các bộ trưởng, chủ tịch tỉnh và những người đứng đầu tương đương.
. Ý ông là thay đổi tư duy quản trị là điều cốt lõi của sắp xếp, tinh gọn bộ máy?
+ Qua báo chí, chúng tôi rất ấn tượng với phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Kinh tế Trung ương vừa qua rằng “cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động”.
Thay đổi tư duy quản trị quốc gia phải theo hướng như vậy thì cuộc cách mạng chiến lược mới đạt được các mục tiêu đề ra.
. Xin cảm ơn ông.
ĐỌC TIẾP
Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM